Hà Nội đưa ra giải pháp giảm áp lực kỳ thi lớp 10

Dự báo trong 3 năm tới, số lượng học sinh lớp 9 trên địa bàn tốt nghiệp THPT tăng khoảng 29 nghìn học sinh, tương đương khoảng 722 lớp. Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, đây là căn cứ quan trọng để Sở phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường tham mưu lãnh đạo thành phố ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường ở cấp THPT nhằm đáp ứng nhu cầu học tập.

Về số lượng học sinh vào cấp THPT năm học 2024-2025, dự kiến có 134.942 học sinh, tăng 5.732 em. Năm học 2025-2026, dự kiến có 129.890 học sinh, tăng 680 em. Năm học 2026-2027, dự kiến có 151.710 học sinh, tăng 22.500 em.

Về quy mô các trường THPT công lập (không tính trường THPT công lập tự chủ và THPT công lập hiệp quản). Đến năm học 2024-2025, Hà Nội dự kiến có khoảng 121 trường, tăng 2 trường so với năm học 2023-2024; Đến năm học 2025-2026, có khoảng 123 trường, tăng 4 trường so với năm học 2023-2024; Đến năm học 2026-2027 có khoảng 125 trường, tăng 6 trường so với năm học 2023-2024.

Liên quan đến việc Hà Nội khẳng định không thiếu chỗ học trong khi phụ huynh vẫn phải xếp hàng xuyên đêm, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, thành phố đang thừa thiếu trường học cục bộ: Thừa trường học ở ngoại thành và thiếu trường học ở nội thành. Đơn cử như các quận: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm.

Đất có nhưng trường học không có

Để giải quyết bài toán này, Hà Nội đã có kế hoạch xây mới, thành lập mới trường học giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, năm 2021-2025, HĐND Thành phố Hà Nội phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em sau khi hoàn thành chương trình THCS gồm: Trường THPT Minh Hà (Thạch Thất), Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng), Trường THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy), Trường THPT Việt Hưng (quận Long Biên), Trường THPT Uy Nỗ, Trường THPT Nguyên Khê và Trường THPT Việt Hùng (huyện Đông Anh).

Bên cạnh đó, tại những quận quá tải học sinh, Hà Nội đề xuất tăng số học sinh/lớp ở một số trường mới xây, phòng học rất rộng.

Giai đoạn từ nay tới năm 2025, thành phố Hà Nội tập trung nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025... UBND thành phố cũng đã có Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có.

Sở GD-ĐT Hà Nội tập trung tham mưu thành phố rà soát các ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học và trong các khu đô thị; tham mưu thành phố cho thu hồi các dự án chậm tiến độ trong việc xây dựng trường học giao lại cho UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng trường công lập./.

(Nguồn: TTXVN)

User
Ý KIẾN

Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tỉnh lộ 429 chạy qua các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa nhiều điểm có măt cắt ngang chỉ khoảng 7-8m. Việc tham gia giao thông cùng với những xe tải khổng lồ có tải trọng hàng chục tấn, chạy tốc độ nhanh luôn là nỗi ám ảnh của người dân khi đi qua đây.

Tiến độ tổng thể dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã đạt 78,53%, trong đó đoạn trên cao từ Nhổn đến ga S8 (Đại học GTVT) đã hoàn thành.

Sáng 4/7, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác đối ngoại nhân dân 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Cử tri đề nghị Hà Nội sớm có hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) để luật đi vào đời sống.

Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát của HĐND thành phố về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri.

Sáng 4/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tổ chức khai trương thí điểm Trung tâm điều hành Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố.

Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã xem xét, thông qua 17 báo cáo và 21 nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, thiết thực.

Với đa số đại biểu tán thành, sáng nay (4/7), tại Kỳ họp thứ mười bảy, HĐND thành phố đã quyết nghị chưa thông qua 9 dự án mà UBND Thành phố dự kiến vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để rà soát, đánh giá đảm bảo theo quy định và trình HĐND tại kỳ họp sau.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm mới đây đã có đề xuất với UBND TP. Hà Nội về việc quy định hạn chế ô tô vào khu vực phố cổ để giảm ùn tắc giao thông.

Theo thống kê, hiện thành phố Hà Nội có hơn 1200 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường nhưng chỉ có 46 cơ sở kinh doanh bảo đảm đủ điều kiện PCCC.

Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024, trong đó nhấn mạnh, các cơ quan báo chí của Thành phố cần tăng cường tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh Hà Nội cam kết mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Trung Quốc nói chung và Vịnh Lớn nói riêng.

Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND ngày 3/7, cử tri Thủ đô hài lòng đối với các phần trả lời chất vấn đúng trọng tâm, đi thẳng vào những nội dung “nóng".

Ở một số địa bàn tại Hà Nội, tình trạng đỗ ô tô, bán hàng rong ngay tại điểm dừng xe buýt diễn ra khá phổ biến. Nhưng bức xúc nhất vẫn là việc tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan đô thị.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhận định kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa nghiêm, có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý bàn lùi, sợ sai, sợ trách nhiệm.

Tại phiên chất vấn đã có 38 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn cũng như tranh luận để làm rõ các vấn đề. Có ba Phó Chủ tịch UBND thành phố, 15 Giám đốc sở, ban, ngành và 5 Chủ tịch UBND quận, huyện đã tham gia trả lời, báo cáo, giải trình những nội dung liên quan.

Hà Nội đã có phân tích chiến lược đào tạo nghề để phù hợp với thực tế hiện nay và triển khai xây dựng bốn trường đào tạo nghề chất lượng cao.

Tuyến đê Yên Nghĩa đi về hướng quốc lộ 6 đã được Ban quản lý dự án quận Hà Đông đầu tư cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Công tác trật tự đô thị trong nhiều năm qua ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa luôn là vấn đề nóng. Dù đã nhiều lần xử lý nhưng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp đòi hỏi các cấp, ngành cần phải có sự vào cuộc đồng bộ với nhiều giải pháp xuất phát từ cơ sở.

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.

Tại Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7, các đại biểu đã chất vấn và trả lời chất vấn về trách nhiệm đối với các dự án, công việc còn chậm triển khai.

"Nếu làm việc trên tinh thần, thái độ phục vụ bằng trái tim thì chắc chắn hiệu quả, chất lượng công việc và đặc biệt là niềm tin và sự hài lòng của người dân với hệ thống sẽ rất tốt", là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7.

Sáng 3/7,đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã chất vấn lãnh đạo thành phố về nhóm vấn đề thứ nhất mà cử tri quan tâm là việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Cục Đường sắt Việt Nam đã đề xuất cấp thẩm quyền bố trí 425 tỷ đồng sửa chữa hai cầu đường sắt Long Biên, Phú Lương trong kỳ trung hạn 2026-2031.

Thông tin từ Sở Lao động-Thương binh Xã hội, 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 124.920 người lao động, đạt 75,7% kế hoạch giao trong năm.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, hôm nay 3/7, HĐND thành phố Hà Nội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Vấn đề đường sắt đô thị của Thủ đô là rất cấp bách. Theo quy hoạch, Hà Nội có 14 tuyến, nhưng hiện mới thực hiện được 2 tuyến.

Sau một năm triển khai thi công, tuyến đường dần thành hình, đang từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Quốc hội và quyết tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thủ đô trong nỗ lực xây dựng đồng bộ, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông.

Phân loại rác tại nguồn, việc tưởng dễ nhưng lại khó triển khai do thói quen của nhiều người... Bắt đầu từ ngày 1/7, Quận Hoàn Kiếm thí điểm thực hiện điều này ở tất cả 18 phường trên địa bàn.

Bờ vở sông Hồng đi qua địa bàn các quận nội đô luôn là điểm nóng về đổ trộm phế thải và ô nhiễm môi trường. Tình trạng này thời gian qua đã được quận Ba Đình xử lý nhờ sự vào cuộc trách nhiệm của các lực lượng chức năng.

Hơn 10 năm nay, người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài thuộc quận Hoàng Mai khổ sở trước tình trạng thi công dở dang.

Vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ. Nhưng lâu nay, bóng dáng người đi bộ thì ít, mà hàng quán, ô tô, xe máy ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè thì nhiều.

Sáng 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.

Hà Nội sẽ tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10/10 năm nay.

Nghị quyết của HĐND thành phố quy định việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, gồm 22 tuyến đường, phố đặt tên mới; 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài và 2 công trình công cộng đặt tên mới của 7 quận, huyện.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm mà HĐND thành phố đặt ra là hoàn thành xây dựng Đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 con sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét.

Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành gần 600 km đường sắt đô thị với tổng số vốn hơn 55 tỷ USD trong năm nay.

Ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, bắt đầu vào 8h sáng nay 2/7, sẽ xem xét, thông qua nhiều nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Phản ánh tới đường dây nóng, người dân ở phuờng Thụy Khuê quận Tây Hồ cho biết: Công trình “Cải thiện môi trường mương thoát nước Thụy Khuê” lại đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xe chuyên dụng quét hút bụi làm sạch môi trường đang đang làm bẩn đường phố, khiến người tham gia giao thông quanh khu vực này cảm thấy bức xúc.

Những ngày gần đây, nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh lục. Ô nhiễm giảm đi phần nào khiến cho mọi người đi qua con sông cảm thấy dễ chịu hơn.

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Vào mùa nắng nóng, khi dừng chờ đèn đỏ, nhiều xe máy dừng ngay giữa đường nơi có tán cây hoặc dưới bóng mát của toà nhà; nhiều người mặc áo chống nắng dài chắn tầm nhìn.

Gần 3000 trường hợp vi phạm bị xử lý, tạm giữ hơn 770 phương tiện là kết quả sau hơn một tháng phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội đưa 5 tổ công tác đặc biệt đi vào hoạt động.