Hà Nội giải bài toán nhà ở xã hội

Để đẩy mạnh công tác xử lý các dự án bỏ hoang, chống lãng phí, Hà Nội đang đưa ra nhiều phương án, trong đó, việc chuyển đổi công năng Dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đang được quan tâm.

Việc chuyển đổi công năng khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp sẽ là cơ sở để nhiều địa phương tham khảo, từ đó tiến tới chuyển đổi cả những dự án tái định cư, tạo điều kiện để người có thu nhập thấp có thể tiến gần hơn đến giấc mơ an cư của mình.

Dự án khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai, được đầu tư xây dựng từ năm 2009 với nguồn vốn 1.900 tỉ đồng, nhằm cung cấp nơi ở cho khoảng 22.000 sinh viên. Thế nhưng, từ rất nhiều năm nay, khu nhà ở A2 và A3 của dự án vẫn trong tình trạng bỏ hoang.

Anh Nguyễn Thành Trung, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, cho biết: “Tôi thấy rất lãng phí, nhiều người thì không có nhà mà ở, trong khi đó khu này thì lại bị bỏ hoang bao nhiêu năm nay".

Bà Bùi Thị Hoa, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, cho biết: “Tôi hy vọng Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ người dân có thể mua nhà ở đây, tại tôi thấy đất bỏ hoang như này rất lãng phí".

Bên cạnh những khối nhà bỏ hoang, việc xây dựng dở dang cũng khiến diện tích đất xung quanh bị sử dụng sai mục đích. Các khu nhà trọ tạm bợ mọc lên, mái tôn dột nát chiếm dụng các khu đất trống. Nhiều diện tích đất còn lại cũng được cho thuê làm cửa hàng kinh doanh, trái với mục tiêu của dự án.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, công chức địa chính UBND phường Hoàng Liệt, cho biết: “Các khu nhà tạm này tồn tại từ những năm 2004- 2005 để phục vụ cho việc thi công của các tòa nhà đó, khi đội thi công rút đi thì hiện trường để lại không được tháo dỡ, dẫn đến những khó khăn cho đến nay".

KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho biết: “Khu nhà ở Pháp Vân - Tứ Hiệp là biểu hiện rõ nhất của sự lãng phí. Xây nhà cho lượng sinh viên khá lớn với khoản tiền vay chủ yếu từ trái phiếu với mục đích tốt đẹp nhưng triển khai cẩu thả! Về quy hoạch, khu nhà ở này cách xa các trường đại học, gây áp lực rất lớn lên hạ tầng giao thông. Với mật độ giao thông ở khu Pháp Vân - Tứ Hiệp, việc di chuyển của sinh viên có thể mất 2-3 tiếng".

Trước tình trạng này, tháng 11 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo phương án xử lý. Đó là chuyển đổi công năng dự án khu nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội cho thuê. Đây là một chủ trương đúng đắn cùng lúc đạt nhiều mục đích: vừa chống lãng phí, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo đời sống cho người dân.

Bên cạnh đó, chủ trương này cũng thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương trong việc đảm bảo lợi ích cho người dân, thông qua các giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam, cho rằng: “Chủ trương này của Nhà nước với mục đích để đảm bảo an sinh. Mà muốn đảm bảo an sinh thì công việc ấy là nghĩa vụ của Nhà nước, của chính quyền địa phương".

Để chuyển đổi các hạng mục A2, A3, A4 sang nhà ở xã hội cho thuê, Chủ tịch UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng khẩn trương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức thẩm định, trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, thông qua chủ trương đầu tư tại phiên họp đầu năm 2025. Trên cơ sở đó, UBND thành phố mong muốn hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp tòa A2, A3 trong năm 2026, hoàn thành đầu tư xây dựng tòa A4 chậm nhất trong năm 2027.

User
Ý KIẾN

Trái ngược với đà tăng giá phi lý, vượt xa giá trị thực của phân khúc bất động sản thấp tầng, lợi suất cho thuê gồm nhà riêng, nhà phố và đất nền vừa trở về mức của đầu năm 2021 là 3%/năm.

Ô đất tại địa chỉ 94 Lò Đúc đã được thành phố Hà Nội giải phóng mặt bằng từ năm 2013, nhưng đến nay dự án vẫn bỏ hoang, gây lãng phí. Trao đổi tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đã yêu cầu các sở, ngành loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với dự án này.

Theo kế hoạch, ngày 11/1/2025, huyện Ba Vì sẽ tổ chức đấu giá 51 thửa đất tại 4 xã Phú Sơn, Đồng Thái, Thụy An và xã Phú Phương.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất thổ cư đã được quy định rất rõ trong Luật Đất đai 2024. Để thực hiện, người dân có thể tìm hiểu những quy định mới trong Nghị định 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 4 ô đất: CT1, CT2, LK1.2 và NT thuộc dự án Khu chức năng đô thị ĐM1, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, dự kiến sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất vào thời điểm giữa tháng 1/2025. Mức giá khởi điểm mỗi thửa từ trên 12 tỷ đồng.

Chiều 27/12, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thị trường bất động sản (BĐS) quý IV năm 2024.

Chủ tịch UBND thành phố đã ký ban hành Văn bản số 4362 về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về công tác phòng chống lãng phí đối với tài nguyên đất đai.

Tại Chỉ thị số 47 triển khai Luật số 56 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, liên doanh, liên kết... không đúng quy định.

Để đẩy mạnh công tác xử lý các dự án bỏ hoang, chống lãng phí, Hà Nội đang đưa ra nhiều phương án, trong đó, việc chuyển đổi công năng Dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đang được quan tâm.

Huyện Sóc Sơn sẽ hoãn việc tổ chức đấu giá lại 36 thửa đất đấu giá không thành công ngày 29/11 vừa qua, do bị các đối tượng phá rối trả từ gần 100 triệu đồng đến 30 tỷ đồng/m2. Trước đó, theo kế hoạch, những thửa đất này sẽ được tổ chức đấu giá lại vào ngày mai, 28/12.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 5, quy mô hơn 1.341 ha, tập trung phát triển đô thị, du lịch sinh thái và hạ tầng giao thông hiện đại.

Chiều qua, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án phải "nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn".

Theo bảng giá đất điều chỉnh Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương vừa ban hành, giá đất ở nhiều tuyến đường đô thị tăng 30-80% so với giá hiện tại.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dẫn số liệu từ khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê cho thấy ngay cả nhóm thu nhập cao cũng gặp khó khăn khi mua nhà.

Ngay khi Hà Nội công bố bảng giá đất mới, nhiều ý kiến cho rằng giá bất động sản sẽ bị đẩy cao hơn. Tuy nhiên, khi bảng giá đất chưa điều chỉnh, giá vẫn bị đẩy cao phi lý bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Công trình CT3 (Dự án khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, do liên danh Handico và Viglacera làm chủ đầu tư) sẽ khởi công trong quý I/2025.

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản như chung cư, liền kề, biệt thự tiếp tục tăng nóng, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn gặp khó. Lượng hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm cao cấp có giá trị lớn, thanh khoản ít.

Trong khi nhiều địa phương công bố bảng giá đất mới tăng cao thì trong hoạt động mua bán và chuyển nhượng bất động sản đã ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tới các dự án quỹ đất sạch, có pháp lý rõ ràng.

Sau thời gian bị đầu cơ thổi giá, thị trường chung cư đang chững lại, trái ngược với quy luật cuối năm thường rất sôi động. Mức giá dù có điều chỉnh giảm nhẹ nhưng vẫn vượt xa so với thu nhập của người dân.

Tại bảng giá đất điều chỉnh, Hà Nội có 5 khu đô thị giá đất ở trên 100 triệu đồng/m², gồm Tây Hồ Tây, Đoàn Ngoại giao, Thành phố giao lưu, Nam Trung Yên và Mỹ Đình - Mễ Trì.

Sau 5 tháng Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lưu ý quá trình triển khai Luật Đất đai 2024 đang phát sinh một số vướng mắc cần được tháo gỡ.

Bảng giá đất vừa được UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh áp dụng từ ngày 20/12 đến hết ngày 31/12/2025. Nhiều chuyên gia cho rằng bảng giá đất mới cao hơn khá nhiều bảng giá đất cũ nhưng vẫn thấp hơn so với giá thị trường.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 38, Nghị định 101/2024/NĐ-CP, có 8 trường hợp bắt buộc cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ, sổ hồng cũ) từ ngày 1/1/2025.

Mặc dù được kỳ vọng lớn, nhưng đề án phát triển nhà ở xã hội thực tế trong năm 2024 tiếp tục trì trệ, chỉ đạt 16% kế hoạch.

Thời gian gần đây, giá nhiều lô đất nền ở làng quê vùng ven Hà Nội liên tục tăng cao chóng mặt, có nơi đã vượt 100 triệu đồng/m².

Hà Nội dự kiến thu hồi khoảng 136ha đất để triển khai hai dự án giao thông trọng điểm là đoạn đường Vành đai 3,5 từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn đường Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trãi đến Đầm Hồng, nhằm giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.

UBND thành phố vừa yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật 16 khu đô thị trên địa bàn để bàn giao.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo trong tháng 1 năm 2025 phải xử lý dứt điểm dự án để treo của Tập đoàn Tân Hoàng Minh ở khu đất vàng rộng gần 8.000 m² tại địa chỉ số 94 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng.

Tháo gỡ vướng mắc để khởi động lại các dự án đang là nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội tập trung chỉ đạo, bởi trên địa bàn Thủ đô đang tồn tại hàng trăm khu đất ở các vị trí đắc địa, nhưng bị bỏ hoang cả chục năm, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.

Nhằm tránh lãng phí nguồn lực đất đai, thành phố Hà Nội đã quyết tâm thu hồi, không để tình trạng chây ì, kéo dài đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế là các dự án sử dụng vốn ngân sách chậm triển khai, để hoang hóa trên địa bàn cũng không hề nhỏ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 25 quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.

Tại Hà Nội, dự báo năm 2025, sẽ có khoảng 30.000 căn hộ được bổ sung, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong 11 tháng của năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đạt 63.721 tỷ đồng.

Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thêm quy định chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ, không triển khai dự án trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.

10 tháng năm 2024, thị trường Hà Nội ghi nhận hơn 19 nghìn sản phẩm mới, cao hơn 70% tổng nguồn cung năm 2023. Tuy nhiên, có đến 88% là loại hình cao tầng, thuộc các dự án cao cấp của các chủ đầu tư lớn tại khu Đông và khu Tây thành phố.

Tại Chỉ thị số 46 vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục yêu cầu đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với từng công trình, cơ sở, nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố bảng giá đất mới với hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến hết 31/12/2025. Mức điều chỉnh đều theo xu hướng tăng, có những khu vực ở khu vực quận Hoàn Kiếm mức giá mới đạt gần 700 triệu đồng/m².

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, Hà Nội, vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.

Theo báo cáo của HSBC, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 21,68 tỉ USD trong 11 tháng năm 2024, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam giải ngân FDI trên 20 tỉ USD.

Lối thoát hiểm đảm bảo an toàn cho cư dân trong trường hợp xảy ra các tình huống khẩn cấp như cháy nổ hoặc động đất. Pháp luật đã đưa ra các chế tài xử lý vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Từ thời điểm giữa năm 2024 đến nay, tại một số quận trung tâm, khách thuê liên tiếp trả mặt bằng khiến nhiều căn nhà phố bị bỏ trống thời gian dài, dù trước đây buôn bán sầm uất.