Hà Nội họp khẩn, chỉ đạo ứng phó lũ lớn

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các sở, ngành, các địa phương tuyệt đối không chủ quan, ứng phó mưa lũ theo tinh thần từ sớm, từ xa và sẵn sàng các phương án “4 tại chỗ”.

Sáng 10/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã về công tác ứng phó với lũ lớn trên các sông.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì cuộc họp. Ảnh: Kinh tế Đô thị.

Mực nước sông Tích, sông Bùi, sông Cầu, sông Đáy đã vượt báo động III

Thông tin tại cuộc họp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết hiện nay mực nước trên các sông đều đang ở mức báo động. Cụ thể, mực nước sông Tích, sông Bùi, sông Cầu, sông Đáy đã vượt báo động III; mực nước các sông Nhuệ, sông Cà Lồ đang ở mức báo động II.

Đến 13h ngày 10/9, mực nước lũ sông Hồng vẫn tiếp tục lên cao với cường suất 8 cm/giờ, vượt mức báo động 1 là 12 cm. Dự báo mực nước lũ sông Hồng còn tiếp tục dâng cao với biên độ 10-20cm/giờ, hoàn toàn có thể đạt mức báo động II (10,5m) và không loại trừ khả năng lên báo động III (12m) trong những ngày tới.

Mực nước sông Hồng đang lên nhanh, vượt báo động I tại trạm thủy văn An Cảnh. Ảnh: Kinh tế Đô thị.

Cũng theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay, thủy điện Tuyên Quang đang mở 7 cửa xả, hồ Thác Bà mở 3 cửa xả, hồ Hòa Bình mở 2 cửa xả. Đêm 9/9, quận Ba Đình đã sơ tán 35 hộ với 55 nhân khẩu ở khu vực chợ Long Biên đến nơi an toàn. Các địa phương đang tiếp tục theo dõi diễn biến mực nước sông để sẵn sàng sơ tán người dân.

Theo Trưởng phòng Dự báo (Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ) Đinh Hữu Dương, trong 24 giờ tới, thành phố Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến trong khoảng từ 50 - 80mm, có nơi trên 100mm.

Mưa lớn kết hợp mực nước sông lên cao, nguy cơ xảy ra sạt lở đất, ngập lụt các vùng trũng thấp, các bãi nổi giữa sông, bãi nổi ngoài đê với thời gian kéo dài, độ sâu ngập từ 0,5 - 1,0m, ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê, vùng ven sông Đà, sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống, sông Đáy, sông Cà Lồ.

Đặc biệt, khu vực sông Hồng, sông Đuống nguy cơ cao ngập ven bờ bãi Phúc Xá (Ba Đình), bến đò Ngọc Lâm, 2 bên bờ cầu Long Biên, chân cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long, phía sau chợ Long Biên, khu vực Đình Chèm (Bắc Từ Liêm).

Chủ động ứng phó với mưa lũ theo tinh thần "4 tại chỗ"

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức cho hay, vào hồi 9 giờ sáng 10/9, mực nước sông Bùi đã trên mức báo động 3. Nước lên nhanh khiến đê Bùi 2 bị tràn. Hiện, có 5 xã với 9 thôn, 450 hộ dân bị ngập. Huyện đã sơ tán 361 hộ ở 4 thôn.

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức cho biết: "Nếu mưa tiếp diễn, dự kiến trong 2 - 3 ngày tới, nước sông Bùi sẽ lên 7,4m và nguy cơ ngập ở 22 thôn của 8 xã. Số nhân khẩu dự kiến bị ngập khoảng 3.500 nhân khẩu (tương ứng 2.800 hộ). Hiện, địa phương đang chỉ đạo các xã thực hiện phương án ứng phó “4 tại chỗ”, trong đó bảo đảm nhu cầu về thực phẩm, thuốc men”.

Cán bộ chiến sĩ cùng dân quân tự vệ dầm mình dưới nước thu hoạch lúa giúp bà con ở huyện Ba Vì. Ảnh: VGP

Tại huyện Quốc Oai, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Trường Sơn cho biết, hồi 9 giờ sáng 10/9, mực nước sông Tích lên vượt mức báo động 3, gây ngập úng tại 5 xã với 117 hộ (427 nhân khẩu) bị ảnh hưởng. Một số trường học ở các xã Tuyết Nghĩa, Đông Xuân hiện đang bị ngập, học sinh chưa thể đến trường.

Cũng theo ông Nguyễn Trường Sơn, nước mực nước sông Tích đang lên. Số hộ bị ngập sẽ tiếp tục gia tăng. Cùng với lên phương án sơ tán người dân, huyện đang chỉ đạo kiểm tra, rà soát, bảo đảm an toàn các cây cầu; đồng thời đánh giá nguy cơ sạt lở đất tại một số xã vùng đồi núi.

Cho ý kiến tại cuộc họp, đại diện các quận, huyện, thị xã, nhất là các địa phương ven sông đã thông tin về công tác ứng phó với mưa lũ. Trong đó nhấn mạnh tinh thần chủ động “4 tại chỗ”, sẵn sàng lên phương án để di dời người dân và bảo đảm nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ trợ các khu vực dân cư nếu bị chia cắt.

Tuyệt đối không để thiệt hại về người

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, vấn đề mưa lũ sau bão số 3 được Thành ủy đặc biệt quan tâm.

Chiều 9/9, Ban Thường vụ đã họp để chỉ đạo. Căn cứ tình hình mưa lũ, đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có công điện chỉ đạo ứng phó lũ lớn trên các sông.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, hiện nay, các hệ thống thủy điện đang tăng cường xả lũ, nguồn nước về hạ lưu lớn, diễn biến lũ trên sông Hồng và các sông khác rất phức tạp. Tại Hà Nội, một số địa phương đã có thông tin về hiện tượng tràn hệ thống đê bao cấp 2, nguy cơ ngập lụt.

Nhấn mạnh nguy cơ mất an toàn lớn từ mực nước sông lên cao, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tuyệt đối không chủ quan, ứng phó mưa lũ theo tinh thần từ sớm từ xa và sẵn sàng các phương án theo phương châm “4 tại chỗ”.

Cảnh sát giao thông tặng áo phao và nhu yếu phẩm cho bà con sinh sống ven sông Hồng. Ảnh: Chu Dũng/ VGP.

Các địa phương tiếp tục tổ chức ứng trực, nắm bắt tình hình xả lũ để thông tin kịp thời đến người dân tại các địa phương ven sông biết, chủ động phòng tránh. Duy trì cơ chế thông tin, liên lạc và các điều kiện ứng phó với mưa lũ trên các sông.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các địa phương kiểm soát chặt chẽ các điểm dân cư ven các tuyến sông, khu vực bãi giữa. Lên phương án và biện pháp để kiên quyết di dời, tuyệt đối không để thiệt hại về người. Đồng thời, phân công nhiệm vụ các cấp hỗ trợ người dân bảo vệ tài sản.

Liên quan đến bảo đảm đời sống cho người dân, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát nguồn cung thực phẩm để phục vụ người dân; sẵn sàng hàng hóa thiết yếu hỗ trợ cho người dân trong trường hợp bị ngập lụt, chia cắt do nước lũ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các sở ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội, cũng như cơ chế thông tin, báo cáo, hội họp, để lãnh đạo Thành ủy - UBND nắm bắt tình hình, kịp thời có chỉ đạo ứng phó mưa lũ.

User
Ý KIẾN

Năm nay, thị trường ghi nhận sự thay đổi rõ rệt không chỉ trong xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng, mà còn trong cách họ điều chỉnh ngân sách cho các sản phẩm cây cảnh.

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố trong ngày 2/1.

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế và 120-130 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 950.000 đến 1.000.000 tỷ đồng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 3/1/2025, thời tiết tại khu vực Hà Nội khá dễ chịu với trạng thái có mây.

Tối 2/1, hàng nghìn người hâm mộ bóng đá ở TP.HCM xuống đường ăn mừng chiến thắng 2-1 của tuyển Việt Nam. Rộn rã kèn, trống khắp các tuyến đường trung tâm thành phố.

Sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam - Thái Lan kết thúc với tỷ số 2-1, tại Hà Nội, nhiều người hâm mộ đã đổ ra đường phố để ăn mừng chiến thắng, hàng nghìn lá cờ Tổ Quốc tung bay khắp các tuyến đường.

Tình trạng học sinh, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật đang có diễn biến phức tạp, không còn đơn thuần là vi phạm các quy định về an toàn giao thông, mà còn cả những hành vi phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Ngày 2/1 là ngày làm việc đầu tiên của 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội sau ngày nghỉ Tết Dương lịch. Tại một số đơn vị mới sau sáp nhập, bộ máy hành chính mới vận hành thông suốt, các hoạt động diễn ra bình thường, cán bộ cơ sở làm việc với tâm thế thoải mái, thực thi công vụ nghiêm túc.

Sáng 2/1, Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội phối hợp với Công an quận Hai Bà Trưng, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4 tổ chức tập huấn, phổ biến về những điểm mới của Nghị định số 168/2024 cho đội ngũ hơn 220 nhân viên lái xe buýt của Xí nghiệp.

Trong quá trình tuần tra kiểm soát phòng chống tội phạm tại địa bàn, Tổ công tác Công an phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) đã bắt quả tang hai đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý là Nguyễn Đức Thuận (sinh năm 2000, HKTT tại Nam Định) và Nguyễn Hải Dương (sinh năm: 1996, HKTT tại tỉnh Ninh Bình).

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 6809/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Từ 1/1/2025, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đã chính thức bị cấm và từ thời điểm này, hành vi buôn bán thuốc lá điện tử được xem là buôn bán hàng cấm và sử dụng thuốc lá điện tử cũng tương tự như việc sử dụng chất cấm.

Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) vừa liên tiếp khám phá ba vụ sản xuất, vận chuyển, thu giữ gần 1,3 tạ pháo nổ.

Sáng 2/1, Công an TP.HCM cho biết đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam hàng chục người về tội tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc. Số tiền thu giữ khi bắt quả tang các đối tượng này lên đến trên 146.000 USD.

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh và bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình trong ngày 2/1.

Người đi xe ô tô khi dừng đỗ, mở cửa xe cần quan sát các phương tiện xung quanh. Việc mở cửa xe bất cẩn gây tai nạn giao thông đã được phản ánh rất nhiều lần, tuy nhiên nhiều tài xế vẫn chủ quan, sơ ý.

Một số lỗi vi phạm giao thông cơ bản như vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè sẽ bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, tăng gấp nhiều lần so với mức xử phạt cũ. Điều này đã tác động đến tâm lý và hành vi của người dân tham gia giao thông.

Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm ba loại gồm tái chế, thực phẩm, khác và sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện.

Cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình) bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động do hàng loạt vi phạm về an toàn thực phẩm.

Hôm nay, 2/1, ngày thứ hai áp dụng Nghị định 168/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đại bộ phận người tham gia giao thông đã ý thức và nề nếp hơn khi ra đường.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Với nhiều điểm mới trong Nghị định 166 và Thông tư 47 có hiệu lực từ ngày 1/1, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cảnh báo, từ hôm nay (2/1), khi các cơ sở đăng kiểm hoạt động trở lại sau nghỉ Tết Dương lịch, nhiều phương tiện sẽ có thể bị từ chối kiểm định.

Theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 9 cây cầu lớn vượt sông Hồng. Trong đó, dự kiến một số công trình sẽ triển khai hoặc được phê duyệt chủ trương đầu tư ngay trong năm 2025.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội chiều 2/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị trọng điểm.

Hôm nay 2/1/2025, ngày làm việc đầu tiên của 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội sau ngày nghỉ Tết Dương lịch, bộ máy hành chính mới vận hành thông suốt, các hoạt động diễn ra bình thường.

Giai đoạn 1 của dự án chỉnh trang và cải tạo vườn hoa Diên Hồng được hoàn thành vào tháng 8 năm 2024. Quận Hoàn Kiếm tiếp tục tu bổ Đài phun nước - công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1901..

Theo thống kê của Ban Tổ chức Thành uỷ, Hà Nội dôi dư 800 cán bộ, công chức sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính, sẽ có những chính sách ưu đãi đề giải quyết số lượng nhân sự này.

2024 là một năm đặc biệt của Thủ đô Hà Nội, năm đưa Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội 17 Đảng bộ thành phố đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Hòa mình trong không khí sôi động của Lễ hội Countdown chào đón năm mới quanh Hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ cũng là điểm đến ít ai có thể bỏ qua khi đến thăm Thủ đô.

Sáng 2/1, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo thành phố năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn, doanh nghiệp công ích 100% vốn nhà nước, hiện đã được UBND TP.HCM xem xét chuyển hơn 96% diện tích đất từ hình thức cho thuê sang giao đất không thu tiền sử dụng.

Chính phủ vừa có Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.

Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô là dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Theo kế hoạch, đường song hành của tuyến này sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2026.

Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Trong ngày đầu tiên người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, việc chấp hành luật giao thông trên nhiều tuyến đường và ngã tư ở Hà Nội đã có sự chuyển biến rõ rệt. Khi mức phạt mới đi vào đời sống, cảnh người dân dừng đèn đỏ tại những con phố quen thuộc rất khác lạ.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu.

Nghị định 168 có hiệu lực từ 1/1/2025 có quy định tăng nặng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông với mức tiền lên tới 5 triệu đồng. Đây là mức phạt khá cao và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về kế hoạch thanh tra năm 2025. Trong đó, dự án Khai Sơn City của Công ty Cổ phần Khai Sơn có tên trong kế hoạch thanh tra này.

Dịp cuối năm, công an phường Phú Thượng đã tăng cường công tác tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn đô thị.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, với tỷ lệ 1/500. Khu vực nghiên cứu gồm 29 công trình chung cư được xây dựng từ năm 1987.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với 30 đơn vị hành chính cấp huyện.

Bộ Công an cho biết Nghị định 176/2024 quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách đã được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Hôm nay, ngày 2/1/2025, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2025, khắp các ngả đường ở Hà Nội lại trở nên đông đúc. Tại nhiều nút giao trọng điểm, tình hình giao thông ổn định, an toàn, ý thức tuân thủ pháp luật tốt.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 166/2024 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới.

Năm 2025, các dự án giao thông trọng điểm sẽ được khởi công, đáng chú ý là các tuyến đường được mở rộng Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, La Sơn - Hòa Liên và một số tuyến được xây mới như Dầu Giây - Tân Phú, Chợ Mới - Bắc Kạn.

Theo khoản 1 và khoản 5 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, từ 1/1/2025, có ba hạng giấy phép lái xe mô tô là hạng A1, hạng A và hạng B1.