Hà Nội khởi công 4 cầu vượt sông Hồng trong năm nay

Hà Nội có chủ trương khởi công xây dựng thêm bốn cầu vượt sông Hồng trong năm nay. Đây là cơ hội lớn để các địa phương hai bên bờ sông khai thác hiệu quả quỹ đất, mở rộng không gian đô thị, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Khu hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở 2,1ha tại phường Thượng Cát, hạ tầng đã được quận Bắc Từ Liêm xây dựng đồng bộ. Dự án tiếp giáp với đường dẫn Cầu Thượng Cát trong tương lai (nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh) và nằm sát đường Vành đai 3,5, đoạn qua địa bàn phường đang trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Dự kiến khu đất này sẽ được quận tổ chức đấu giá trong năm nay. Với những lợi thế về hạ tầng kết nối theo quy hoạch, khu đất này sẽ được nâng cao giá trị và hứa hẹn thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Khu đô thị mới Thượng Cát cũng đã được quy hoạch trên diện tích hơn 400ha, bao gồm các khu đất dành cho nhà ở, khu thương mại, dịch vụ, nhà trẻ, văn phòng, trung tâm hội nghị, khu giải trí, khu cây xanh,....

Người dân kỳ vọng việc có thêm các cây cầu vượt sông sẽ giúp các dự án được triển khai, địa phương mở mang phát triển được đô thị, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng như Quy hoạch vùng Thủ đô, quận Bắc Từ Liêm nằm trong 5 quy hoạch phân khu của Hà Nội, gồm: Phân khu GS, Phân khu S1, Phân khu S2, Phân khu H2-1 và bốn phường Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc nằm trong phân khu đô thị sông Hồng.

Cầu vượt sông, cơ hội cho quy hoạch phát triển đô thị

Việc đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát dài 4,5km, điểm đầu cầu khớp nối với Dự án đường Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32, điểm cuối tại vị trí nút giao với đường khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long tại xã Đại Mạch (huyện Đông Anh) sẽ bảo đảm tính đồng bộ, nối thông toàn tuyến Vành đai 3,5 từ phía nam lên phía bắc sông Hồng, giúp mở rộng đô thị lên phía bắc, và đặc biệt là góp phần hiện thực hóa phân khu đô thị sông Hồng, khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên sông.

Các chuyên gia cho rằng việc liên kết các huyết mạch giao thông, nhiều cầu vượt sông Hồng có ý nghĩa rất lớn đối với quy hoạch đô thị, tổ chức xã hội của đô thị Hà Nội, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa hai bờ nam - bắc. Thêm cầu vượt sông là thêm cơ hội cho sự phát triển của khu vực đô thị ven sông Hồng.

Hà Nội đã được định hướng phát triển thành đô thị hiện đại với trục không gian trung tâm là dọc sông Hồng. Với định hướng đó, một trong những mục tiêu lớn nhất của Hà Nội trong nhiều năm tới là hoàn thiện hệ thống cầu vượt sông Hồng, mở rộng kết nối giao thông hai bên bờ Nam - Bắc; xa hơn là liên kết chặt chẽ với các trục không gian, đô thị vệ tinh, sinh thái quanh trục cảnh quan sông Hồng.

User
Ý KIẾN

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.

Để triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thi hành với những nội dung cụ thể.

UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.

Trước tình trạng giá chung cư, nhà đất liên tục tăng phi lý trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đang triển khai nhiều biện pháp quản lý nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình phát triển nhà ở xã hội quý I/2024 cho thấy cả nước có 13 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 16 nghìn căn. Trong đó, đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, giá thuê văn phòng dự kiến tiếp tục tăng trong trung và dài hạn. Vì vậy, khách thuê cần có một chiến lược dài hạn về nơi làm việc, dù là thuê mới, di dời, mở rộng văn phòng hoặc thậm chí đầu tư vào tòa nhà của riêng họ.

Luật Đất đai 2024 đã điều chỉnh theo hướng mở về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho kiều bào. Khi Luật chính thức có hiệu lực, Việt kiều sẽ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước.

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với dự kiến.

Thời gian qua trên một số diễn đàn, các bài viết có nội dung về giao dịch đất nền tăng đột biến nhất là những lô đất đã tách thửa thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế việc mua bán đất nền không sôi động như lời đồn. Rất có thể đó là cách mà nhiều môi giới hay nhà đầu cơ sử dụng nhằm thoát được hàng trước khi quy định siết phân lô bán nền được thực thi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bốn tháng đầu năm nay, gần 1.400 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2023.

Kết thúc kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã bắt đầu giao dịch trở lại vào sáng nay. Tuy nhiên nhà đầu tư có xu hướng giao dịch thận trọng cả 2 chiều, nền thanh khoản thị trường thấp.

Số liệu mới nhất cho thấy trong quý I/2024, có 8 dự án nhà ở xã hội đã khởi công xây dựng và được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô trên 16.000 căn; 5 dự án hoàn thành cung cấp hơn 2.000 căn. Như vậy, so với mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch từ nay đến năm 2025, số lượng dự án vẫn còn rất thấp.

Nghị quyết số 01/NQ-CP đặt mục tiêu năm 2024 cả nước phấn đấu xây dựng, hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Cùng với chủ trương chuẩn bị quỹ đất sạch, theo các doanh nghiệp, cần thêm nhiều sự cởi trói về thủ tục, chính sách khác.

Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội được ban hành và đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn không ít rào cản cần tháo gỡ, để từng bước hiện thực hóa mục tiêu “đến năm 2030 xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội”.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch phục hồi được xem là một trong những động lực giúp phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc.

Thời gian qua, việc triển khai nhiều khu đô thị đồng bộ, tòa nhà cao tầng hiện đại đã và đang tạo nên những nét chấm phá, điểm nhấn đẹp cho bức tranh đô thị Hà Nội. Những đổi thay tích cực này đã giúp nâng tầm vị thế thủ đô, để Hà Nội xứng đáng là một đô thị đặc biệt, sánh cùng các thành phố lớn trên thế giới.

Khi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cải tạo chung cư cũ là nhiệm vụ cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để nâng cao chất lượng sống cho người dân và tái thiết đô thị.

Các ngành nghề đều cùng lúc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, và tất nhiên, ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Một trong những ứng dụng công nghệ nổi bật là Mô hình thông tin công trình BIM - đây được xem là giải pháp quan trọng được ngành xây dựng triển khai trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

Trong đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, các định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái và nông thôn hiện đại đã được chú trọng, là cơ sở để đô thị - nông thôn cùng phát triển hài hòa.

Theo thống kê, hiện cả nước có 984 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô khoảng hơn 420.000 căn, bằng 115,22% so với quý 4/2023 và 140,97 % so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên việc xây dựng các cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi với sự đầu tư bài bản vẫn chưa dành được nhiều sự quan tâm.Sóc Sơn đang được coi là một điểm sáng khi có nhiều dự án dành cho người già được xây dựng.

Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo về thị trường bất động sản trong quý I năm 2024. Việc giá nhà tăng phi lý trong thời gian qua đã khiến thị trường không ổn định, Bộ sẽ đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp nhằm kiểm soát và điều chỉnh giá bất động sản trong thời gian tới.

Trong quý I/2024, nguồn cung căn hộ mới ở TP. Hồ Chí Minh vẫn chỉ nhỏ giọt, ở mức thấp nhất trong 10 năm qua. Nhiều người có nhu cầu đã tìm về các tỉnh lân cận để mua nhà có giá vừa túi tiền.

Dự án Tổ hợp dịch vụ thương mại và nhà ở QMS Top Tower dù đã thi công xong phần thô và cất nóc vào tháng 4/2020, nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng để bàn giao cho người mua như dự kiến.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, với nhiều đề xuất mới được bổ sung. Trong đó, đề xuất hai phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ.

Năm nay, Công ty Cổ phần Vinhomes đặt mục tiêu đạt doanh thu 120.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng (tăng lần lượt 16% và hơn 4% so với năm 2023).

Sáng 25/4, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức hội thảo về thị trường bất động sản "Khơi thông nguồn cung bất động sản khu vực phía Nam - Xu hướng đầu tư”.

Quốc hội sẽ tổ chức đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Nhà chung cư hiện đang phát triển với số lượng lớn tại Việt Nam, chỉ tính riêng tại TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 1.400 khu nhà chung cư. Phải thừa nhận những khu nhà chung cư này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo điểm nhấn văn minh đô thị. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có không ít những mâu thuẫn, bức xúc, thậm chí tranh chấp liên tục xảy ra trong quá trình vận hành loại nhà ở mới này.

Nhằm phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới, UBND TP.Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát danh mục các dự án xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, dự án phát triển điểm đến du lịch đã có quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để chủ động hỗ trợ hoàn thiện từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Thủ đô

Với nhiều điểm mới, Nghị định số 32 của Chính phủ ban hành ngày 15/3 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư và phát triển các cụm công nghiệp.

Để người dân có thêm cơ hội sở hữu nhà ở xã hội, nhiều quy định, điều kiện khi mua nhà đã được Bộ Xây dựng đề xuất gỡ bỏ.

Kể từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực thi hành. Quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

Lãi suất chưa thực sự ưu đãi, nhiều quy định ngặt nghèo hạn chế cả doanh nghiệp lẫn người dân; thời gian cho vay ưu đãi ngắn sau đó thả nổi… là những nguyên nhân khiến gói 120.000 tỷ dành cho Nhà ở xã hội dù đặt hy vọng nhiều giờ đem lại thất vọng lớn.

Hiện tượng tăng giá ảo của phân khúc chung cư tại Hà Nội, hiện nay làn sóng này đã lan sang phân khúc nhà trong ngõ. Trước thực trạng này, người dân cần hết sức tỉnh táo vì có thể những chiêu trò thổi giá ở nhiều căn chung cư sẽ lặp lại đối với phân khúc này.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý cho Bộ Xây dựng về Dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó quy trình thẩm định giá bán nhà xã hội được VCCI đánh giá còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Sáng 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Theo dự thảo, quy hoạch chi tiết phải quy định ranh giới, phạm vi, tính chất, chức năng khu quy hoạch; chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất; chiều cao công trình, cốt sàn và chiều cao tầng.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM mới đây đã trình dự thảo báo cáo UBND Thành phố về kế hoạch tổ chức công tác đấu giá cho các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vùng đất này vẫn là tâm điểm thảo luận khi Thành phố công bố kế hoạch giá đất cho năm 2024 và năm 2025.

Về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Bộ Tài chính cho biết theo báo cáo của các Bộ ngành, địa phương, tổng số cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp hiện tại là hơn 256.000 cơ sở, trong đó hiện vẫn còn 74.605 cơ sở chưa được phê duyệt.

Bộ Tài nguyên - Môi trường đang khẩn trương xây dựng Dự thảo Nghị định chi tiết của Luật Đất đai 2024 sẽ phân cấp, phân quyền, giảm bớt thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà cho người dân khi xin cấp sổ đỏ.

Sau gần 20 năm được giao đất, hai lô đất có tổng diện tích hơn 11.000m2 của Tập đoàn Hà Đô và Tập đoàn GFS nằm đối diện Công viên Cầu Giấy vẫn đang là một bãi đất trống được quây tôn kín mít.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000. Theo đó, diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 630 ha, thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn.