Hà Nội mùa lá rụng

Trong mắt những người yêu Hà Nội, thì Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa nắng, mùa mưa...và mùa lá rụng rất đẹp, lãng mạn, đầy quyến rũ.

Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa, Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa lá, mùa hanh, mùa mưa, mùa nồm,...
Rộn rã nhất mùa này phải kể đến đường Phan Đình Phùng. Hai hàng sấu trải một thảm lá vàng trên phố.
Người đi trên phố, dưới những cơn mưa nhuộm sắc vàng, vai áo không ướt nhưng trong lòng thấm đẫm sự lãng mạn hữu tình thành phố này dành tặng.
Có mặt tại phố Phan Đình Phùng lúc này là những nam thanh nữ tú xúng xính váy áo, những thợ ảnh, những chị bán hoa, những trung niên café ngắm phố ngắm cây.
Vất vả nhất mùa lá rụng có lẽ là những chị lao công.
Có những người Hà Nội yêu những tầng cây đến mức giữ riêng cho mình một khu vườn đầy lá rụng. Khởi đầu mùa lá rụng là những cây lộc vừng. Rồi đến sấu, bằng lăng, xà cừ… lần lượt trút những đợt lá nhuộm vàng trên phố. Một bản hòa tấu nhịp nhàng trên những tầng cây.

Nguyễn Hạnh

User
Ý KIẾN

Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.

Những làn gió nhẹ từ đâu thoang thoảng, liu riu như hơi thở của ban mai, đang phả vào vạn vật một chút mong manh mùa mới, vừa đủ cái se sắt để cảm nhận rằng trời đã sang mùa.

Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.

Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.

Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.

Lần đầu bước chân lên Hà Nội, có người đã tự hỏi: Không biết thành phố này có gì để người ta bám trụ nhiều đến thế? Xô bồ, khói bụi, ồn ào, đắt đỏ… dường như thành phố quá chật để ta có thể nới rộng tâm hồn. Rồi một ngày nào đó, nỗi lo vật chất sẽ cuốn đi mọi rung cảm tinh thần. Thủ đô liệu có phải chỉ dành cho những ai nhiều tiền, lắm của?

Sáng sớm nay có cơn gió đổi chiều thật đẹp. Là gió heo may. Gió heo may đã về loang trong tim ai đó từng vệt nhớ, nhớ niềm vui tươi mới của tuổi thơ trong ngày khai trường xa xưa.

Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.

Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.

Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.

Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.

Lang thang phố bây giờ khó thư thả lắm. Đường mở ra, nhưng người đông, xe nhiều quá. Thèm được thấy học trò các lứa tuổi cắp sách đi bộ trên hè tới trường, đi bộ giẫm lên những hạt cây cơm nguội lách tách...

Hoa sữa, với thời thiếu nữ của tôi và bạn bè cùng trang lứa, nó chỉ là hình ảnh tưởng tượng ở trong nhạc và thơ. Đó là loài hoa giăng giăng cả miền tưởng tượng.

Có một cô gái dẫu chưa một lần đặt chân đến nhưng luôn đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Nghe có phần vô lý nhưng cảm xúc là một điều gì đó lạ lắm, không thể nào giải thích bằng lý trí.

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, ít ai biết nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.

Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.

Tôi được sinh ra trong một chiều mùa đông Hà Nội, thuộc thế hệ con cái cán bộ người miền Nam tập kết năm 1954. Theo ba má về quê hương nội ngoại ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975, tôi vẫn luôn dành một góc trái tim mình cho ký ức tuổi thơ Hà Nội.

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nhớ về phố cổ với những mái ngói xô nghiêng, mang đậm dấu tích thời gian. Phố cổ được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian và chính điều này đã trở thành lý do thôi thúc nhiều lữ khách đến thăm nơi đây.

Hà Nội không phải nơi tôi sinh ra, không phải nơi tôi lớn lên, cũng không phải nơi tôi lập thân, gắn bó cuộc đời. Nhưng nếu ai đó hỏi tôi rằng, có yêu Hà Nội không, tôi sẽ không ngần ngại mà gật đầu.

Những khu tập thể cũ Trung Tự, A6 Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng... được xây dựng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước là một phần thân thương của Hà Nội, là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà thành.

Phố cổ Hà Nội, nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành...

Cái lạnh, cái rét, cái nóng và mưa lũ đó có lẽ tôi chẳng bao giờ quên được. Nó khó quên, vì nó cứa vào da thịt mình, nó táp vào mặt mình, tê tái. Nó cũng chính là những mốc thời gian trong cuộc đời để người ta nhớ về. Nhớ về một thời gác trọ ở Thủ đô.

Hạ về, cũng là lúc những búp sen rũ bùn đứng dậy khoe sắc thắm, tỏa hương thanh khiết. Trên khắp đất nước mình ở đâu cũng có sen. Nhưng là người Hà Nội, tôi luôn yêu và tự hào về sen Hồ Tây.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói...

Đó là con phố được coi là đẹp nhất Thủ đô. Phố đẹp, cổ xưa mà lãng mạn. Phố đẹp, hiện đại mà hào hoa. Phố đẹp, ồn ã mà lắng đọng. Phố đẹp, hối hả mà trầm tư.

Ngày nay, phố Tạ Hiện được mệnh danh là “con phố không ngủ của Hà Nội”. Phố đã gắn liền với cuộc sống của người Hà Nội và níu chân du khách mỗi khi họ có dịp ghé qua khu phố cổ.

Ngồi ở ban công hướng mắt ra xung quanh, ngắm nhìn nhịp sống đều đặn từng ngày, lòng tôi vẫn nao nao nhớ một góc nhỏ yên bình.

Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Đi giữa phố phường Hà Nội trong một chiều lá bay dày, nỗi nhớ ngày xưa chênh chao ùa về...

Với tôi, đó thực sự là những vườn hoa di động trên phố, là một nét rất Hà Nội của người Hà Nội. Và đôi lúc tôi tự hỏi nếu thành phố này vắng đi những vườn hoa đó thì không biết sẽ như thế nào?

Trong ký ức của một người xa Thủ đô, Hà Nội là những hàng cây xanh mát hai bên đường, những sạp báo, những bác xích lô ngồi đợi khách. Và nỗi nhớ Hà Nội đọng lại trong một ly trà ấm nóng, phảng phất khói bay trong một chiều hoàng hôn.

Đối với những người xa Hà Nội, hương hoa sữa của mùa thu là mùi hương của tình yêu, là ký ức yêu dấu mà họ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Người đi xa nhớ da diết mùa thu Hà Nội, bởi mùa thu gọi họ sống chậm lại để yêu thương.

Có những bức ảnh lưu lại một khoảnh khắc khiến bạn bỗng thấy phố thật gần, thật thân thiết.

Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Gần 20 tên phố Hàng của Thăng Long - Hà Nội những trăm năm xưa đã biến mất trong biến thiên thời cuộc.

Đâu đó có những góc nhỏ mơ hồ thời gian, lâu lâu lại rộn lên câu chuyện cũ. Có thể là xa xôi với những người vội bước qua không kịp để ý. Nhưng vẫn là đau đáu trong những ai còn nặng lòng trước nhịp đổi thay phố phường.

Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi dường như trên quê hương, ta mới là ta...

Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều "giá như" cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.

Cơn mưa trút xuống như hờn dỗi, choàng lên mặt Hồ Gươm như tấm lụa mềm bao bọc không gian, khiến phố phường Hà Nội mang vẻ đẹp buồn nhưng quyến rũ.

Tôi cứ ngẫm nghĩ, vì sao hai tiếng Hồ Gươm và không gian của truyền thuyết về vị Hoàng Đế trả lại gươm thần khi đất nước sạch làu bóng giặc lại có sức hút lớn lao, linh thiêng và máu thịt đến vậy?

Phố ở đâu cũng có đôi điều cho ta nghe, để thấy một nỗi niềm, một day dứt, một quyến luyến nào đó từng hiện diện nơi này làm nên hồn phố.

Tôi hay lan man mơ ước Thủ đô, đất nước mình sẽ có thêm nhiều công viên quốc gia, có những cánh rừng nhỏ trong thành phố. Tôi mơ Hà Nội sẽ có thêm nhiều cây xanh, để được sống cùng thiên nhiên, để thiên nhiên chữa lành những phiền muộn, nhọc nhằn…