Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong chuyển đổi số

Hà Nội phải là địa phương đi đầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Sáng 28/8, diễn ra Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội.

Đến thời điểm tháng 6/2024, Hà Nội có 318 dịch vụ công toàn trình. Việc thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của tổ chức – doanh nghiệp tăng đáng kể với 14.703 tỷ đồng/tháng, tăng 11%; hộ kinh doanh là 432 tỷ đồng/tháng, tăng 29%.

Từ ngày 22/4/2024 đến ngày 20/6/2024, thành phố tiếp nhận trên 86% hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Hà Nội cũng hoàn thành xây dựng, triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, đáp ứng các yêu cầu tính năng, đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn bảo mật và sẵn sàng thực hiện bàn giao, báo cáo Bộ Y tế đánh giá, nghiệm thu trước khi thực hiện nhân rộng toàn quốc.

Điểm lại những kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06 của Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội.

Đáng chú ý, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để triển khai Đề án 06 với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.

Thủ tướng ghi nhận Hà Nội đã làm tốt công tác kiện toàn ban chỉ đạo; công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, hiệu lực, nhờ đó công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến ngày càng sâu rộng, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo bộ, ngành, TP. Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Người đứng đầu chính phủ đặc biệt đánh giá cao sáng kiến triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin của Hà Nội trong thực hiện Đề án 06.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định: “Đây là một giải pháp khả thi để tháo gỡ các điểm nghẽn, góp phần triển khai nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và chuyển đổi số trên địa bàn.

Tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo động lực, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp trong sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số là kết quả, là thành công quan trọng nhất. Thay mặt Chính phủ, tôi ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua”.

Phần thuyết minh đặc biệt về tiện ích của các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, mô phỏng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI do người máy "Happy Hà Nội" thực hiện. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế - văn hóa - khoa học - giáo dục của cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, Hà Nội phải bám sát những vấn đề trọng tâm trong chủ đề năm 2024 của Đề án 06 là “Hoàn thiện hạ tầng công nghệ; số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số”.

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án 06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Thành phố Hà Nội tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Phấn đấu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% quy định và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, để Đề án 06 thực sự thành công, quan trọng là cần phải chia sẻ dữ liệu.

Ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố phát biểu ý kiến đáp từ và bế mạc hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Trân trọng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cam kết Hà Nội sẽ hành động một cách quyết liệt, đặt mục tiêu lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lên trên hết, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về mô hình hành chính công, Hà Nội đã quyết định thành lập tổ nghiên cứu cùng Văn phòng Chính phủ nghiên cứu.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay: “Tinh thần chung là tháng 10 này, Hà Nội sẽ xin quyết định thành lập mô hình cấp sở vừa cung cấp dịch vụ công, đồng thời giám sát không làm thay chính quyền, không làm thay các bộ phận quận, huyện, thị xã được phân cấp ủy quyền cũng như giám sát đảm bảo sự công khai minh bạch và làm đầu mối để tiếp xúc với dân. Trong tháng 9-10 sẽ chính thức triển khai việc này”.

Cũng trong sáng nay (28/6), Hà Nội ra mắt ba nền tảng phục vụ chuyển đổi số và Đề án 06, đó là: Nền tảng công dân số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội, Nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.

User
Ý KIẾN

Vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ. Nhưng lâu nay, bóng dáng người đi bộ thì ít, mà hàng quán, ô tô, xe máy ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè thì nhiều.

Sáng 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.

Hà Nội sẽ tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10/10 năm nay.

Nghị quyết của HĐND thành phố quy định việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, gồm 22 tuyến đường, phố đặt tên mới; 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài và 2 công trình công cộng đặt tên mới của 7 quận, huyện.

Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng Đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 04 dòng sông nội đô là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét.

Ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, bắt đầu vào 8h sáng nay 2/7, sẽ xem xét, thông qua nhiều nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Phản ánh tới đường dây nóng, người dân ở phuờng Thụy Khuê quận Tây Hồ cho biết: Công trình “Cải thiện môi trường mương thoát nước Thụy Khuê” lại đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xe chuyên dụng quét hút bụi làm sạch môi trường đang đang làm bẩn đường phố, khiến người tham gia giao thông quanh khu vực này cảm thấy bức xúc.

Những ngày gần đây, nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh lục. Ô nhiễm giảm đi phần nào khiến cho mọi người đi qua con sông cảm thấy dễ chịu hơn.

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Vào mùa nắng nóng, khi dừng chờ đèn đỏ, nhiều xe máy dừng ngay giữa đường nơi có tán cây hoặc dưới bóng mát của toà nhà; nhiều người mặc áo chống nắng dài chắn tầm nhìn.

Gần 3000 trường hợp vi phạm bị xử lý, tạm giữ hơn 770 phương tiện là kết quả sau hơn một tháng phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội đưa 5 tổ công tác đặc biệt đi vào hoạt động.

Tại Kỳ họp 17 HĐND Thành phố Hà Nội, sáng nay, Giám đốc Công an thành phố đã trình bày tờ trình thông qua Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Lễ hội Sen Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 16/7/2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định trong thành tựu chung của thành phố có sự đóng góp rất tích cực hiệu quả của HĐND.

Hôm nay, 1/7, HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 17.

Đối mặt với nhiều thách thức về ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, Hà Nội đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025-2030.

Sáng nay (1/7), Kỳ họp thứ 17, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND TP Hà Nội khoá XVI chính thức khai mạc để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội diễn ra sôi động đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến với thủ đô.

Năm 2016, đường Lê Trọng Tấn được cải tạo khang trang, là tuyến phố được cơ quan chức năng thí điểm lắp đặt đồng bộ hệ thống biển quảng cáo tại mặt tiền các cửa hàng. Sau 8 năm, phố kiểu mẫu này thay đổi ra sao?

Cầu ngói Bình Vọng được xây dựng từ thế kỷ 17. Trải qua nhiều lần trùng tu, cây cầu đang tạo điểm nhấn ấn tượng cho cụm di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật.

Không gian công cộng tại khu dân cư số 5 thuộc phường Cống Vị, quận Ba Đình vừa được hoàn thành bằng nguồn lực do các cư dân tự đóng góp, chung tay xây dựng.

Ra đường ở thời tiết nắng nóng này chắc hẳn là không dễ chịu. Thế nhưng nắng nóng lại đem lại cơ hội kiếm tiền cho nhiều người dù có nhọc nhằn, vất vả.

So cùng kỳ năm 2023, tăng 15 người chết; số vụ cháy nhà, công trình, cơ sở chiếm gần 75% tổng số vụ cháy.

Chỉ từ tháng 6 năm ngoái, khi có thông báo về việc thu hồi đất của hơn 100 hộ dân thì người dân mới biết về chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất.

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tháng 6/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,49 triệu lượt khách, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Để ghi nhận và biểu dương những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện, sáng 29/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đan Phượng đã tổ chức Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu và tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện đợt 3 năm 2024.

Cụm thi đua số 2, Hội người cao tuổi thành phố Hà Nội vừa tổ chức Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm hoạt động Hội Người cao tuổi.

Tọa lạc trên mặt phố Thành Thái, khu đô thị Dịch Vọng, công viên Cầu Giấy có diện tích khoảng 6.500m2 với khoảng không gian rộng lớn, mát mẻ, cùng hệ thống cây xanh bao quanh.

Tính đến hôm nay (29/6), 30/30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội hoàn thành tổ chức thành công Đại hội Mặt trận cấp huyện nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) ra đời sẽ mang đến thông tin hữu ích và tính năng, tiện ích vượt trội, tạo môi trường tương tác giữa chính quyền với người dân Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua là hành lang pháp lý quan trọng, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trái tim của cả nước.

Theo Dự thảo đề án quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè, mức giá cho thuê vỉa hè dự kiến tại Thủ đô Hà Nội cao nhất là 45.000/m2/tháng.

Khi hàng trăm dự án giao thông không thể giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài chính vừa công khai việc giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Để xử lý dứt điểm vi phạm ở phố “cà phê đường tàu”, trong sáng 29/6, lực lượng liên ngành đã ra quân để xử lý dứt điểm những tồn tại, vi phạm khu vực Khâm Thiên, quận Đống Đa.

Sáng nay, 29/6, Bộ Công an phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma tuý”, hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2024.

Sau quá trình tổng hợp lượt bình chọn, trường mầm non Dịch Vọng Hậu tại Cầu Giấy (Hà Nội) vượt qua hàng trăm đồ án dự thi từ 80 quốc gia trên thế giới, giành chiến thắng tại giải thưởng Architizer A+Awards 2024.

Sở Du lịch Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử. Sắp tới mở thêm tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Quận Hoàn Kiếm đã thí điểm cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021 ở 4 điểm, chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng 28/6, Hội nông dân Hà Nội đã tổ chức sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó ghi nhận nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò và hiệu quả kinh tế cao.

Tối 28/6, tại khu vực Vườn hoa Đền bà Kiệu, Chung khảo Hội thi Tuyên truyền phòng chống ma tuý của Đội tình nguyện viên, Đội Công tác xã hội Hà Nội đã được tổ chức. Tham dự có Phó Chủ tịch thường trực UBND - Trưởng ban chỉ đạo 89 thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Mới đây, Tòa án nhân dân quận Đông Anh, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử trực tuyến đối với bốn bị cáo trong một vụ án bắt giữ người trái pháp luật.

Hà Nội vẫn còn nhiều tuyến phố, các khu tập thể cũ chăng mắc chằng chịt dây điện, cáp viễn thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân.

Vỉa hè ở đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thuờng xuyên bị các gara ô tô, cửa hàng cửa hiệu chiếm dụng để đỗ xe và bày bán hàng hóa.

Phố Đặng Tiến Đông, đoạn giao với phố Trần Quang Diệu, rất nhiều hàng quán lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.