Hà Nội quy định cụ thể chỉ tiêu dân số cho nhà chung cư | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội quy định cụ thể chỉ tiêu dân số cho nhà chung cư; Khuyến khích người dân gửi hình ảnh vi phạm luật qua Zalo; Tốc độ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gấp 2-4 lần tăng trưởng GDP... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội quy định cụ thể chỉ tiêu dân số cho nhà chung cư

Từ 10/6, Hà Nội áp dụng xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư nhằm kiểm soát hiệu quả việc phân bổ dân số, tránh tình trạng đô thị nén, gia tăng dân số đột biến tại khu vực nội thành.

Cụ thể, căn hộ một phòng ở, diện tích sử dụng căn hộ từ 25 đến 45 m2, tính một người; căn hộ hai phòng ở, diện tích sử dụng căn hộ trên 45 đến 70 m2, tính hai người; diện tích sử dụng căn hộ trên 70 đến 100 m2, tính ba người. Căn hộ từ ba phòng ở trở lên, diện tích sử dụng căn hộ trên 100 đến 125 m2, tính bốn người. Diện tích sử dụng căn hộ từ 125 m2 trở lên, tính năm người.

Trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, dân số nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp làm nhà ở xã hội được xác định theo cơ cấu phòng ở và diện tích sử dụng căn hộ tương ứng.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quy định về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp và một số công trình có lưu trú khác trên địa bàn.

Việc quy định phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với chung cư nhằm thuận lợi cho công tác lập quy hoạch, phương án kiến trúc công trình chung cư; đảm bảo mật độ dân cư, môi trường sống cho người dân cũng như khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị. So với chỉ tiêu, hiện hàng loạt chung cư, đặc biệt là ở các quận và huyện ven đô có mật độ dân số lớn, căn hộ 50 - 70 m2 thường 3 - 5 người ở.

Nhiều ý kiến cho rằng đây là quy định cứng, quy định số người được phép ở tại căn hộ chung cư là không phù hợp và nhiều bất cập.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, việc xác định chỉ tiêu dân số không phải Hà Nội quy định để cấm người dân ở quá trong căn hộ mà để nhằm khống chế quy mô dân số và cơ cấu căn hộ của dự án trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình của dự án. Việc quy định về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp và một số công trình có lưu trú khác trên địa bàn Hà Nội sẽ giúp quản lý đô thị tốt hơn, tránh quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Hà Nội ban hành quy định về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư. Ảnh: Trọng Hiếu

Theo các nhà chuyên môn, đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, mang đến những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng ở một bình diện khác, làn sóng đô thị hóa trên diện rộng, trong đó tình trạng tự phát diễn ra ở nhiều nơi cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái, gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước, nhất là tại các đô thị lớn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ việc các dự án nhà ở mọc lên ồ ạt, phá vỡ quy hoạch, tăng quy mô dân số vượt quá khả năng đáp ứng của hạ tầng cơ sở. Để giải quyết bài toán quá tải hạ tầng cơ sở của các đô thị lớn hiện nay, theo TS.KTS Ngô Trung Hải - Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, về tổng thể phải xem xét cả hai yếu tố, mật độ xây dựng và mật độ cư trú, nhưng những năm qua mật độ cư trú lại ít được nhắc đến.

Do đó, việc Hà Nội đưa ra những quy định mang tính chất quy hoạch về xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả việc phân bổ dân số, tránh tình trạng đô thị nén tại các khu đô thị theo quy hoạch trong tương lai.

Khuyến khích người dân gửi hình ảnh phạm luật qua Zalo

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an thành phố Hà Nội khuyến khích người dân gửi clip, hình ảnh vi phạm giao thông.

Tình trạng vi phạm luật giao thông, đặc biệt là các hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Điều này thể hiện hành vi coi thường phạm luật, ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao.

Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cho phép người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm.

Hình ảnh vi phạm được người dân phản ánh sẽ được cảnh sát giao thông xác minh và xử lý nếu thông tin vi phạm là đúng. Ảnh: Hồng Quang.

Thời gian qua, nhiều trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy, khi được quần chúng nhân dân cung cấp thông tin, các clip từ camera hành trình, camera an ninh của gia đình đã giúp ích rất nhiều cho lực lượng cảnh sát giao thông trong việc xác minh, làm rõ phương tiện và người điều khiển.  Tại Hà Nội, sau một tháng triển khai tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm giao thông qua trang Zalo chuyên biệt, phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã có căn cứ xử lý gần 300 trường hợp phạm luật an toàn giao thông.

Lượt truy cập và tương tác với trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" tăng, cho thấy người dân có quan tâm tới kênh thông tin chính thống này của cơ quan chức năng; huy động được người dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông cho lực lượng chức năng xác minh, xử lý.

Phát hiện các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, người dân có thể phản ánh qua các kênh tương tác trực tuyến của Công an Thành phố như số điện thoại 024.3942.4451 và trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội".

Tất cả các clip, hình ảnh sẽ được lực lượng chức năng bảo mật thông tin về người cung cấp, cũng như khẩn trương xác minh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, qua đó góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, từng bước tạo nên môi trường giao thông văn hóa và an toàn.

Theo luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng luật sư Trung Hòa (quận Cầu Giấy), việc phát triển kênh tương tác giữa người dân và cơ quan chức năng trong việc cung cấp và xử lý thông tin vi phạm là biện pháp áp dụng công nghệ 4.0 để mỗi người dân trở thành một tuyên truyền viên, cộng tác viên đắc lực với cơ quan chức năng trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Điều này thể hiện xã hội ngày càng tiến tới một nền pháp luật văn minh, công bằng.

Tốc độ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gấp 2-4 lần tăng trưởng GDP

Thông tin được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2024 chiều ngày 28/5.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai chuyển đổi quan trọng nhất của thế kỷ này.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Viettimes.

Chuyển đổi xanh là hướng tới mô hình phát triển thân thiện với môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất, tiêu dùng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải, từ đó tạo nên một nền kinh tế xanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Chuyển đổi số là hướng tới mô hình phát triển thông minh dựa trên ứng dụng các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo để hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn, tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu hao phí tài nguyên, năng lượng, tạo ra giá trị mới, từ đó tạo nên một nền kinh tế xã hội số.

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Năm 2020, kinh tế xanh đã đóng góp khoảng 2% GDP của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trên 10%. Cũng trong năm 2020 kinh tế số của Việt Nam đã đóng góp 12% GDP, nhưng đến năm 2023 thì kinh tế số theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông đã đóng góp 16,5% GDP và với tốc độ tăng trưởng trên 20%.

Doanh nghiệp Việt ngày càng có nhiều động lực hơn để bắt tay chuyển đổi xanh. Ảnh minh hoạ.

Cả thế giới đang bước sang giai đoạn phát triển thông minh hoá với hai xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vừa là động lực, là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn. Để khai thác tiềm năng chuyển đổi số - chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép về cả kinh tế số và kinh tế xanh, Việt Nam cần đi tiên phong phát triển các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn, xe điện thông minh trong chuyển đổi số, công nghệ xanh. Cần tập trung nhân lực, tài chính cho những lĩnh vực công nghệ trọng điểm này.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số chính là nhận thức. Chuyển đổi số không chỉ là công nghệ, mà còn là về thể chế và chính sách, nhận thức và năng lực của tổ chức. Tiếp đến là nguồn nhân lực, vật lực, an toàn thông tin cho đến việc kết nối và chia sẻ dữ liệu.

Các chuyên gia trao đổi về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ảnh: TTXVN.

Thách thức trong chuyển đổi xanh chính là nguồn vốn để thực hiện. Tiếp đến là về năng lực đổi mới với phát triển xanh. Trong đó, bao gồm hạ tầng và các điều kiện sản xuất; đào tạo đội ngũ nhân lực và người lao động; các chuẩn mực quản trị điều hành, công bố thông tin. Điều này dẫn đến quá trình chuyển đổi không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng, đặc biệt là về nguồn vốn đầu tư và hoạt động vận hành.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc tư vấn phát triển bền vững FPT Digital, chuyển đổi số và xanh trong doanh nghiệp trước tiên phải có sự chuyển biến từ nhận thức trong lãnh đạo doanh nghiệp, đây là hướng đi dài hạn 10 - 20 năm. Kinh nghiệm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, dựa trên thế mạnh doanh nghiệp, ưu tiên đào tạo. Đây là mục tiêu tăng trưởng kép hướng tới hiệu quả, minh bạch, dữ liệu được chia sẻ.

Theo ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông), để chuyển đổi số theo hướng chuyển đổi xanh thành công, Việt Nam cần phải đi theo con đường và cách tiếp cận riêng nhằm tận dụng lợi thế của chính mình. Đó là, dựa trên sự nhanh nhạy với cái mới, có khát vọng hùng cường, thịnh vượng của người Việt Nam; về chính sách phải có điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương; đồng thời, dựa trên đặc điểm về thể chế Đảng lãnh đạo, nên có thể huy động được tổng lực, cả hệ thống chính trị, toàn dân vào những việc lớn, vĩ đại như công nghiệp hóa - hiện đại hóa, và dựa trên các bài toán lớn của Việt Nam để tìm con đường chuyển đổi số xanh cho phù hợp.

User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh cả nước đang tập trung hỗ trợ đồng bào chịu thiệt hại do bão lũ gây ra, Hà Nội quyết định dừng bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi là ứng dụng thông minh giúp kết nối chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Tích hợp bốn chức năng chỉ trong một phần mềm, ứng dụng iHanoi được UBND thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng từ cuối tháng 6 năm nay và dần trở nên quen thuộc với người dân.

Hà Nội sẽ sớm khởi công cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo. Thông tin vừa được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đưa ra đúng lúc tình trạng các cây cầu bắc qua sông Hồng đang được nhiều người quan tâm.

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa thông tin về hai hình thức lừa đảo chủ yếu qua điện thoại trong thời gian gần đây.

Sau 3 năm thi công, với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã khánh thành vào sáng 21/9.

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông - Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất bổ sung 29 cầu vượt cho người đi bộ qua đường tại các vị trí đông dân cư, cổng trường học, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 300 tỷ đồng.

Thầy Nguyễn Xuân Khang Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) sẽ nhận nuôi tất cả trẻ thoát nạn vụ lũ quét Làng Nủ đến năm 18 tuổi.

Trong khi Hà Nội và cả nước vẫn còn đang khắc phục hậu quả của bão số 3 và hoàn lưu của bão, thì gần Biển Đông đang xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.

Những ngày qua, siêu bão Yagi - cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử tại các tỉnh phía Bắc đã để lại hậu quả nặng nề. Tính đến hôm nay, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 261 người, 67 người vẫn còn mất tích và rất nhiều tài sản của người dân bị cuốn theo bão lũ... Bàng hoàng, đau xót đến tận cùng - đó là những gì người dân vùng bão lũ phải trải qua và có lẽ cũng chính là cảm xúc của người dân Việt Nam vào lúc này.

Theo thống kê của thành phố Hà Nội, bão số 3 quét qua đã khiến hơn 40.000 cây trên địa bàn thành phố gãy, đổ. Trong đó có tới hơn 24.800 cây đổ, tập trung nhiều ở các quận, huyện Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm…

Hơn 12.000 trang thông tin sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai vào tối 12/9 đã tạo nên cơn bão mới trong cộng đồng mạng xã hội.

Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Bắc, sẵn sàng hỗ trợ, sẻ chia, bằng nhiều phương cách khác nhau. Ấy vậy mà, nhiều người lại đang lợi dụng sự khốn khó của người khác để có những hành vi kiếm chác, trục lợi.

Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.

Lũ trên hàng loạt các con sông qua địa bàn Thủ đô Hà Nội đang lên nhanh. Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề. Trận bão lũ lịch sử này khiến nhiều người nghĩ đến hai trận bão, lũ lụt cũng vào năm Giáp Thìn 1904 và 1964 đã gây ra những hậu quả kinh hoàng.

Trong những thời điểm bão số 3 hoành hành, dù lo sợ trước sự tàn phá của thiên tai, thế nhưng trong khó khăn, người Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

Ngay sau siêu bão Yagi, ngày hôm nay 8/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên sông Tích.

Tối 6/9, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, đã vận động và hỗ trợ di dời khẩn cấp 48 hộ dân, 160 nhân khẩu khỏi nhà chung cư A7 Tân Mai.

Cơn bão số 3 có tên quốc tế là Yagi có khả năng trở thành cơn bão mạnh nhất ở Biển Đông trong vòng 20 năm trở lại đây và là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 với cường độ cấp 16, giật trên cấp 17.

Bên cạnh những mặt hàng truyền thống có nguồn gốc rõ ràng, nhiều loại bánh trung thu giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán công khai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi vào Biển Đông, bão số 3 có tên quốc tế là Yagi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15 km và đang ngày một mạnh dần lên.

Nhiều ngôi nhà tại khu phố cổ Hà Nội đang được rao bán giá mỗi m2 ngang ngửa một căn chung cư cũ!

Với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh Việt Nam được nhiều trường đại học nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng đến toàn phần.

Cầu Tứ Liên ở cửa ngõ phía bắc Hà Nội, với vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, sẽ được khởi công xây dựng ngay trong năm 2024.

Hà Nội sắp có Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia có quy mô thuộc top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ là kỳ quan mới của Thủ đô, khởi phát nền kinh tế Expo sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.

Hơn 122.000 trong khoảng 673.600 thí sinh đỗ đại học nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội, nhiều người thuê trọ đang phải trả từ 3.500 – 5.000 đồng một số điện. Mức giá này cao tới 70%, thậm chí gấp đôi so với quy định của Bộ Công thương. Vậy có hay không sự trục lợi của chủ nhà trọ từ tiền điện của người thuê trọ?

Mấy ngày qua, nhiều người dân sinh sống tại một khu chung cư giữa Thủ đô lại không dám sử dụng thang máy, vì lo ngại sự cố tai họa.

Ngày 27/8, hơn 4.500 du khách từ Sun Pharma, tập đoàn dược phẩm lớn thứ tư trên thế giới của tỷ phú Ấn Độ bắt đầu hành trình du lịch Việt Nam.

Vụ ồn ào ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của một Tiktoker phản ánh, mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải lót tay 200.000 đồng, đang khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Ngày 24/8, lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lấy đa tạng từ người cho chết não và triển khai hai ca ghép thận cùng lúc. Xanh Pôn trở thành bệnh viện đầu tiên của Hà Nội thực hiện việc lấy đa tạng và ghép tạng.

Những ngày này, con phố Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí Minh trở nên rực rỡ, rộn ràng với hình ảnh cầu Long Biên, mái chợ Đồng Xuân, cửa ô Quan Chưởng, làng nón Chuông, góc phố Phùng Hưng...Và nhiều nữa, những tinh hoa ẩm thực, văn hóa Hà Nội hiện diện giữa con phố sống động bậc nhất Sài Gòn. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh".

Từ đêm 22/8 đến sáng 23/8, trận mưa có lượng mưa lớn, hiếm gặp đã bao trùm thành phố Hà Nội.

Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên mỗi năm sẽ nộp các loại thuế, phí như lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp với cơ quan công an thu thập, xác minh nghi vấn có nhóm đối tượng kích sóng đất nền vùng ven Hà Nội thông qua các phiên đấu giá đất.

Phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức kéo dài suốt 19 giờ đồng hồ, vừa kết thúc sáng 20/8.

Trong cơn lốc đô thị hóa với san sát những tòa nhà cao tầng, đâu đó dở dang những khối bê tông, ồn ã khói bụi công trường, nhiều người lại hoài niệm về một Hà Nội xưa giản dị, trầm mặc cùng những hàng cây cổ thụ trên con phố quen.

Hà Nội đang ấp ủ một giấc mơ về hệ thống đường sắt đô thị hiện đại với 15 tuyến vào năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, ngày 17/8, Hà Nội đã đưa ra những con số dự tính: để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô cần tới 55 tỷ USD.

Tiếng Anh đang là một môn học trong các cấp học hiện nay và tới đây tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Có một nghịch lý là, hàng ngày các cơ quan chức năng vẫn phải ra quân dẹp, xử lý không ít chợ cóc, chợ tạm, thì ngay giữa Thủ đô Hà Nội vẫn còn những chợ tiền tỷ, xây dựng xong rồi bỏ hoang để cỏ mọc um tùm.

Năm học 2024 - 2025, Hà Nội sẽ có thêm hai trường THPT chuyên là Trường THPT Chu Văn An và Sơn Tây.

Cuối tuần qua, khoảng 1.600 người đã tham gia phiên đấu giá để sở hữu 68 lô đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Kết quả đã tạo ra một kỷ lục mới cho giá đất ở ngoại thành Thủ đô - khi giá trúng đấu giá dao động từ 55 - 100 triệu đồng/m2.

Phở Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của người dân Thủ đô và là động lực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Dự báo, trong những ngày tới, khu vực Hà Nội sẽ có mưa vừa, mưa to, do đó tình trạng ngập lụt có nguy cơ tái diễn như đợt mưa lũ cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

Là khu công nghệ cao, nơi đang có 111 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 115 nghìn tỷ đồng nhưng cho đến lúc này, cơ sở hạ tầng của khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn thiện. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và nghiên cứu tại đây Hà Nội sẽ có nghị quyết riêng nhằm thu hút và sử dụng người tài đến làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Trên tuyến cũng có hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn, 32 điểm dừng xe buýt ở cả hai chiều.