Hà Nội sẽ xanh lại các dòng sông | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội sẽ làm xanh lại hình các dòng sông; Trường phổ thông tại Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ; Doanh thu du lịch quý I của Hà Nội ước đạt trên 25 nghìn tỷ đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay

Hà Nội sẽ làm xanh lại hình các dòng sông

Đây là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên được nêu trong Báo cáo chung tổng hợp của quy hoạch Thủ đô. Theo đó, Hà Nội sẽ giải quyết triệt để ô nhiễm các dòng sông, trước tiên làm xanh lại con sông Tô Lịch. Theo các đại biểu, đây là quyết sách lớn, cần sự tính toán kỹ và có lộ trình phù hợp, đặc biệt về hệ thống xử lý nước thải.

Chảy qua địa bàn nội thành có các con sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... 3 trong số 4 con sông này đang trong tình trạng ô nhiễm nặng. Theo thống kê, mỗi ngày có đến cả trăm nghìn mét khối nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý được xả trực tiếp xuống sông Tô Lịch. Ngoài nước thải, trên mặt sông xuất hiện rất nhiều rác thải. Tương tự, với hơn 2.500 nguồn thải, sông Nhuệ cũng đang trong tình trạng ô nhiễm rất nặng.

Từ nhiều năm trước, Hà Nội đã đưa ra và thực hiện một số giải pháp để giảm ô nhiễm và làm sạch hệ thống sông hồ nội đô. Tuy nhiên, đa số các phương án xử lý ô nhiễm chỉ được triển khai trong một khu vực hoặc một khoảng thời gian nhất định nên thiếu hiệu quả trên diện rộng và kết quả không duy trì được dài lâu.

Để hiện thực hoá việc làm xanh lại các dòng sông, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó, có kế hoạch xây dựng đập tràn trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống. Một đề án khác mang tên “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét” do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xây dựng.

Ảnh minh họa: Quyhoachdothi

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn một với tổng vốn đầu tư hơn 4 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu nhằm cấp nguồn nước cho các con sông. Cùng với đó là hơn 16 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270 nghìn m3. Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4.

Hàng loạt giải pháp được thực hiện đồng bộ, từ sớm, từ xa liên tiếp thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Hà Nội trong cải tạo, phục hồi các dòng sông nội đô. Quy hoạch Thủ đô được thông qua giúp Hà Nội có cơ sở để thực hiện. Theo lộ trình, Hà Nội sẽ đưa sông Tô Lịch xanh trở lại vào năm 2030.

Xanh lại các dòng sông nội đô, đó là ước vọng, ý chí chính trị, là một tiêu chí quan trọng về một Thủ đô văn minh, hiện đại.

Trường phổ thông tại Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số 

Từ tháng 4/2024, các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia thực hiện thí điểm, làm cơ sở để triển khai học bạ số thống nhất trên địa bàn thành phố. Việc triển khai thí điểm học bạ số ở các trường phổ thông nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình, quy trình quản lý, sử dụng học bạ số, làm cơ sở để triển khai học bạ số thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.

Theo các số liệu mới nhất, mỗi năm ngành giáo dục đón thêm hàng triệu học sinh mới bậc tiểu học, hàng triệu học sinh tốt nghiệp THPT. Do đó, khối lượng học bạ mà các trường đang phải lưu trữ là rất lớn. Nhiều trường dù đã sử dụng phần mềm quản lý để nhập điểm nhưng vẫn yêu cầu giáo viên phải in ra viết tay nhận xét và ký. Điều này vô hình tạo ra áp lực rất lớn cho giáo viên khi phải vừa nhập điểm trên phần mềm lại vừa phải viết học bạ giấy, gây lãng phí thời gian, dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Việc quản lý học bạ của nhà trường cũng trở nên cồng kềnh tốn không gian, tài nguyên, chi phí hay nhân lực, dễ thất lạc và mất mát dữ liệu.

Từ tháng 4/2024, cấp tiểu học tại Hà Nội sẽ thí điểm thực hiện học bạ số. Ảnh: kinhtedothi

Giải quyết những tồn tại của học bạ giấy đặt ra cho ngành giáo dục bài toán về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện, chuyển đổi từ học bạ giấy sang sử dụng hoàn toàn học bạ điện tử để giảm thiểu thủ tục hành chính không cần thiết, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng giáo dục.

Hơn 20 năm làm giáo viên, một người thầy của tôi từng băn khoăn, những điều mình nhận xét học sinh của mình với đầy sự khích lệ và yêu thương nhưng mãi mấy năm sau học sinh mới được đọc thì các em đã ra trường, chẳng còn tác dụng gì. Làm sao để các em được đọc lời phê trong học bạ của thầy cô dành cho mình và theo dõi những điểm số thường xuyên mà không sợ cuốn học bạ ấy bị sửa chữa, hư hỏng hoặc mất mát? Phương án đó chính là chuyển học bạ viết tay thành cuốn học bạ điện tử.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, việc triển khai học bạ số có nhiều thuận lợi vì hiện nay, 100% thông tin học sinh phổ thông đã được cấp mã số trên cơ sở dữ liệu GD-ĐT, được xác thực định danh với dữ liệu dân cư; 100% trường tiểu học đã trang bị đầy đủ máy tính kết nối internet, có cán bộ để vận hành hệ thống quản lý giáo dục chuyên ngành và cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo. Cùng với đó, 100% hồ sơ học sinh đã được gắn mã số định danh duy nhất; 100% giáo viên, nhân viên các trường học đều có kinh nghiệm, trình độ công nghệ thông tin để có thể tham gia sử dụng hệ thống quản lý thông tin giáo dục chuyên ngành.

Cuốn học bạ giấy đã tồn tại suốt trăm năm qua có lẽ đã đến lúc nó hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Với những giáo viên, đây là điều mong mỏi để giảm bớt áp lực và để làm tăng công năng của cuốn học bạ hơn nữa, góp phần đánh giá thường xuyên học sinh một cách công khai. Về phía phụ huynh và học sinh, sử dụng học bạ điện tử sẽ giúp tra cứu kết quả học tập của học sinh một cách dễ dàng, qua đó theo dõi được tình hình học tập của con em mình. Nhìn xa hơn, việc triển khai học bạ điện tử sẽ giúp các sở, phòng giáo dục và đào tạo trên cả nước dễ dàng quản lý thông qua các báo cáo, thống kê…qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số cho toàn ngành giáo dục.

Doanh thu du lịch quý I của Hà Nội ước đạt trên 25 nghìn tỷ đồng

Trong quý 1 năm 2024, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 7 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt doanh thu trên 25 nghìn tỷ đồng.

Thời gian qua, ngành du lịch Hà Nội đã quyết tâm tập trung làm mới các sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất, nhân lực, quảng bá, xúc tiến và đặc biệt là chuyển đổi số trong ngành du lịch một cách thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, kinh tế TP Hà Nội phục hồi ấn tượng sau đại dịch Covid-19, nhưng phục hồi du lịch chưa thực sự như kỳ vọng. Dù du lịch Hà Nội đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế, song cơ hội để tận dụng các giải thưởng này còn nhiều hạn chế.

Ông Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, hiện nay du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn đang phải đối diện nhiều khó khăn như nguồn lực còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa phong phú, đáp ứng nhiều nhu cầu của du khách … Hà Nội đã có những giải pháp đẩy mạnh, thu hút khách du lịch nhưng lượng khách vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Quý 1 năm 2024, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 7 triệu lượt. Ảnh minh họa

Theo Sở Du lịch Hà Nội, với việc sở hữu gần 6.000 di tích, hơn 1.350 làng nghề, Hà Nội hội tụ rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh. Bên cạnh đó, Hà Nội có vùng ven đô, vùng ngoại thành với nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, phù hợp phát triển loại hình du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp.

Năm 2024, Hà Nội phấn đấu đạt 27 triệu lượt khách với mục tiêu phát triển bền vững, hiệu quả là cửa ngõ đón và phân phối khách du lịch ở phía Bắc và cả nước; là điểm đến du lịch an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn. Để làm được điều đó, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai các loại hình du lịch mới gắn với thế mạnh của từng địa phương như du lịch thể thao tại huyện Sóc Sơn, du lịch cộng đồng gắn với chăm sóc sức khỏe tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn... Đồng thời, phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống; hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì. Sở đang phối hợp với các quận, huyện nghiên cứu các mô hình du lịch văn hóa, làng nghề mới. Đặc biệt chú trọng chuyển đổi số trong làm du lịch./.

User
Ý KIẾN

Sau khi vào Biển Đông, bão số 3 có tên quốc tế là Yagi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15 km và đang ngày một mạnh dần lên.

Nhiều ngôi nhà tại khu phố cổ Hà Nội đang được rao bán giá mỗi m2 ngang ngửa một căn chung cư cũ!

Với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh Việt Nam được nhiều trường đại học nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng đến toàn phần.

Cầu Tứ Liên ở cửa ngõ phía bắc Hà Nội, với vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, sẽ được khởi công xây dựng ngay trong năm 2024.

Hà Nội sắp có Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia có quy mô thuộc top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ là kỳ quan mới của Thủ đô, khởi phát nền kinh tế Expo sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.

Tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội, nhiều người thuê trọ đang phải trả từ 3.500 – 5.000 đồng một số điện. Mức giá này cao tới 70%, thậm chí gấp đôi so với quy định của Bộ Công thương. Vậy có hay không sự trục lợi của chủ nhà trọ từ tiền điện của người thuê trọ?

Mấy ngày qua, nhiều người dân sinh sống tại một khu chung cư giữa Thủ đô lại không dám sử dụng thang máy, vì lo ngại sự cố tai họa.

Ngày 27/8, hơn 4.500 du khách từ Sun Pharma, tập đoàn dược phẩm lớn thứ tư trên thế giới của tỷ phú Ấn Độ bắt đầu hành trình du lịch Việt Nam.

Vụ ồn ào ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của một Tiktoker phản ánh, mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải lót tay 200.000 đồng, đang khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Ngày 24/8, lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lấy đa tạng từ người cho chết não và triển khai hai ca ghép thận cùng lúc. Xanh Pôn trở thành bệnh viện đầu tiên của Hà Nội thực hiện việc lấy đa tạng và ghép tạng.

Những ngày này, con phố Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí Minh trở nên rực rỡ, rộn ràng với hình ảnh cầu Long Biên, mái chợ Đồng Xuân, cửa ô Quan Chưởng, làng nón Chuông, góc phố Phùng Hưng...Và nhiều nữa, những tinh hoa ẩm thực, văn hóa Hà Nội hiện diện giữa con phố sống động bậc nhất Sài Gòn. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh".

Từ đêm 22/8 đến sáng 23/8, trận mưa có lượng mưa lớn, hiếm gặp đã bao trùm thành phố Hà Nội.

Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên mỗi năm sẽ nộp các loại thuế, phí như lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp với cơ quan công an thu thập, xác minh nghi vấn có nhóm đối tượng kích sóng đất nền vùng ven Hà Nội thông qua các phiên đấu giá đất.

Phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức kéo dài suốt 19 giờ đồng hồ, vừa kết thúc sáng 20/8.

Trong cơn lốc đô thị hóa với san sát những tòa nhà cao tầng, đâu đó dở dang những khối bê tông, ồn ã khói bụi công trường, nhiều người lại hoài niệm về một Hà Nội xưa giản dị, trầm mặc cùng những hàng cây cổ thụ trên con phố quen.

Hà Nội đang ấp ủ một giấc mơ về hệ thống đường sắt đô thị hiện đại với 15 tuyến vào năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, ngày 17/8, Hà Nội đã đưa ra những con số dự tính: để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô cần tới 55 tỷ USD.

Tiếng Anh đang là một môn học trong các cấp học hiện nay và tới đây tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Có một nghịch lý là, hàng ngày các cơ quan chức năng vẫn phải ra quân dẹp, xử lý không ít chợ cóc, chợ tạm, thì ngay giữa Thủ đô Hà Nội vẫn còn những chợ tiền tỷ, xây dựng xong rồi bỏ hoang để cỏ mọc um tùm.

Năm học 2024 - 2025, Hà Nội sẽ có thêm hai trường THPT chuyên là Trường THPT Chu Văn An và Sơn Tây.

Cuối tuần qua, khoảng 1.600 người đã tham gia phiên đấu giá để sở hữu 68 lô đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Kết quả đã tạo ra một kỷ lục mới cho giá đất ở ngoại thành Thủ đô - khi giá trúng đấu giá dao động từ 55 - 100 triệu đồng/m2.

Phở Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của người dân Thủ đô và là động lực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Dự báo, trong những ngày tới, khu vực Hà Nội sẽ có mưa vừa, mưa to, do đó tình trạng ngập lụt có nguy cơ tái diễn như đợt mưa lũ cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

Là khu công nghệ cao, nơi đang có 111 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 115 nghìn tỷ đồng nhưng cho đến lúc này, cơ sở hạ tầng của khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn thiện. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và nghiên cứu tại đây Hà Nội sẽ có nghị quyết riêng nhằm thu hút và sử dụng người tài đến làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Trên tuyến cũng có hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn, 32 điểm dừng xe buýt ở cả hai chiều.

Cục đăng kiểm Việt Nam vừa đưa ra cảnh báo, Hà Nội nguy cơ chỉ còn hai trung tâm đăng kiểm hoạt động.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội diễn ra ngày 7/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh xác định ít nhất đến cuối năm 2024, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm được công nhận thành quận; đồng thời phấn đấu năm 2025 huyện Thanh Trì và huyện Hoài Đức sẽ thành quận.

Sau 14 năm chờ đợi, từ sáng 8/8, đoạn trên cao Nhổn – Cầu Giấy thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành thương mại.

Nhiều nhà ở có vị trí đẹp thuận tiện cho việc buôn bán trên các tuyến phố Hà Nội treo biển cho thuê đã lâu nhưng chưa có khách thuê.

Năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ các trường tiểu học đảm bảo mỗi lớp không quá 35 học trò. Vậy làm thế nào để có đủ trường học cho học sinh? Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh tại Hà Nội khi năm học mới đang tới rất gần.

Trong khi quỹ đất dành cho phát triển không gian xanh, không gian công cộng hầu như không còn, và nhu cầu của người dân Thủ đô về không gian này chưa được thỏa mãn, thì hơn chục năm qua, dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông vẫn án binh bất động.

Sau hai thập kỷ chờ đợi, người dân Hà Nội sắp được sử dụng hệ thống đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Để tiếp tục khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ do bão số 2, chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân trong thời gian tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Vừa tìm đường đi, vừa có thể tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá,...đó là những điều mà người dân và khách xa khi đến với thành phố Hà Nội có thể trải nghiệm khi quét mã QR code bên cạnh biển tên đường.

Sau một thời gian tạm dừng thi công phần ngầm vì vướng mặt bằng, ngày 30/7, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã chính thức khởi động phần khoan hầm ngầm.

Nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp vẫn là bài toán nan giải trong nhiều năm qua. Nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống, tuy nhiên tình trạng cung không đủ cầu, tiêu chuẩn khắt khe, thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao đã khiến giấc mơ nhà ở xã hội của nhiều gia đình trở nên xa vời.

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, sự chủ động ứng phó từ sớm, từ xa là điều rất cần thiết. Công việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân.

Theo kế hoạch, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ chú trọng công tác truyền thông bằng ứng dụng công nghệ thông tin như AI, các nền tảng mạng xã hội…

Qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược và các cuộc chiến bảo vệ toàn vẹn biên giới, lãnh thổ quốc gia, gần 1.200.000 liệt sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường.

Những ngày qua, người dân cả nước bày tỏ niềm tiếc thương và lòng kính trọng đối với nhà lãnh đạo trí tuệ, đức độ, tận tụy, gương mẫu của Đảng và nhân dân ta – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những giọt nước mắt ứa trào nhưng không bi lụy…

Sáng 25/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng theo nghi thức Quốc tang.

Dù bận trăm công nghìn việc, người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước vẫn nhớ gửi thư thăm cô giáo Đặng Thị Phúc, người đã dạy học ông năm lớp 4.

Trong ký ức của những người đã vinh dự được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ông không chỉ là một lãnh đạo cấp cao tài ba, bản lĩnh mà còn có tác phong vô cùng giản dị, gần gũi, chân tình với nhân dân.

Ngày 19/7/2024 tức ngày 14/6 năm Giáp Thìn, ngày người dân Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, không bao giờ quên! Ngày đó, trái tim lớn của một người con ưu tú, một người thân đặc biệt của họ - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - đã ngừng đập.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghĩ về ông, cán bộ và nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế đều nhớ đến hình ảnh một con người đức độ, trí tuệ, bình dị và khiêm nhường.

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, là nhà chính trị sắc sảo, trí tuệ, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.