Hà Nội sẽ xây dựng đô thị hai bên sông Hồng

Trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô lần này, sông Hồng tiếp tục được xác định là một trong 5 trục phát triển trọng yếu để xây dựng Thủ đô thành thành phố văn hiến – văn minh – hiện đại, là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Thay vì “quay lưng” vào dòng sông như hiện nay, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được thành phố phê duyệt vào tháng 4/2022 đã đặt nền móng phát triển Hà Nội theo hướng “nhìn sông, tựa núi”.

Ước mơ xây dựng thành phố bên sông Hồng đã được Hà Nội ấp ủ từ vài chục năm nay. Gần nhất, giai đoạn 2007 - 2009, nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất xây dựng Thành phố sông Hồng, quy hoạch đô thị 40km đoạn qua Hà Nội, trị giá hơn 7 tỷ USD. Dự án được đưa vào quy hoạch chung Thủ đô trong bối cảnh Hà Nội mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008. Tuy nhiên, đến nay các dự án đều chưa thành hiện thực.

"Phải hiểu cho đúng là phát triển đô thị không có nghĩa là xây dựng công trình cao tầng. Phát triển đô thị rất có thể là hành lang xanh, một khu vực công viên cây xanh để không phải chỉ xây đô thị để ở. Hai bên sông Hồng là để phục vụ phát triển du lịch và không gian cảnh quan", TS. KTS Vũ Hoài Đức -  Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh.

Theo đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, thành phố Hà Nội định hướng phát triển hai thành phố trực thuộc Thủ đô là Thành phố Bắc sông Hồng bao gồm ba huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và Thành phố phía Tây Hà Nội  gồm khu Hòa Lạc - Xuân Mai. Hai thành phố này sẽ gắn với 5 trục phát triển, trong đó có trục không gian sông Hồng.

Đóng góp ý kiến cho Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, theo các chuyên gia, điểm chung tạo nên thành công cho đô thị ven sông ở tất cả các quốc gia là khâu quy hoạch. Do vậy, để phát huy được giá trị của sông Hồng phải hướng tới sự cân bằng giữa yếu tố nhân tạo và tự nhiên, bảo đảm nét hài hòa trong kiến trúc cũng như kết nối dòng sông với lợi ích chung của toàn xã hội.

Bà Trần Thu Hằng  - Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc Bộ Xây dựng cho biết: "Lâu nay chúng ta chưa quan tâm, không dành nguồn lực nên định hướng quy hoạch theo Quyết định 1259 của Thủ tướng trước đây dở dang trong thời gian qua. Lần này, tôi nghĩ rằng chúng ta đang hướng tới một mô hình và cấu trúc mới, đó là xây dựng “thành phố trong thành phố” và đặc biệt là chúng ta đã dùng không gian mở như không gian hai bên bờ sông Hồng để tạo thành những điểm nhấn trong định hướng lần này."

KTS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nói: "Nếu quy hoạch này thành công sẽ tạo nên một hình ảnh hoàn toàn mới về sông Hồng. Sau khi có quy hoạch xong, phải có một quy chế quản lý quy hoạch. Và quy chế quản lý quy hoạch này, tôi đề nghị có một ban chỉ đạo riêng cho toàn bộ quy hoạch; không chỉ quận nào quản lý quận đấy mà phải có ban chỉ đạo của thành phố chỉ đạo việc đó. Và chỉ đạo việc đó, ngoài quy hoạch ra còn dự án, quy hoạch chi tiết vào cuộc. Quy hoạch chi tiết rồi, thì các nhà thầu vào cuộc, hoặc là các nhà đầu tư vào cuộc".

"Nhìn sông, tựa núi” và theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô lần này, sông Hồng tiếp tục được định hướng là trục xanh, cảnh quan trung tâm và phát triển đô thị hài hòa hai bên sông - một nhân tố không thể thiếu kết nối Hà Nội xưa – Hà Nội nay và Hà Nội của tương lai./.

 

User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.

Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.

Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bằng việc ưu tiên thúc đẩy công nghệ xanh và chuyển đổi số, Hà Nội đang trên đà khẳng định mình là trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa năng động, ứng dụng công nghệ số để xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với việc huy động tổng lực và đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến thời điển này, huyện Sóc Sơn đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.

Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.

Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.

Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay, 20/11.

Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.

Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.

Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố đã kết thúc, hoàn thành đúng nội dung chương trình đã đề ra. Với tỷ lệ thống nhất cao HĐND đã thông qua nhiều Nghị quyết, quan trọng.

Tại kỳ họp thứ 19, hôm nay, HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024.

Tại Kỳ họp thứ 19, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã nhất trí thông qua Nghị quyết Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” do UBND Thành phố trình tại Tờ trình số 421/TTr-UBND ngày 13/11/2024.

Sáng nay, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.

Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.

Quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tại Kỳ họp chuyên đề, sáng 19/11, với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sáng 19/11, HĐND thành phố đã khai mạc Kỳ họp thứ 19 - Kỳ họp chuyên đề, nhằm xem xét và quyết định 15 nội dung thuộc thẩm quyền.

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (19/11), HĐND thành phố Hà Nội, khóa XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 19( kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức triển khai đồng loạt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại 12 điểm trường trên địa bàn quận.

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, sáng 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.

Đến thời điểm này, 30/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai xây dựng 216/202 trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thị trấn; trong đó, 97 trụ sở được hoàn thành, bàn giao đi vào hoạt động.

Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hà Nội những ngày này, sáng nào cũng bị một lớp sương dày đặc mờ ảo bao phủ, người lái xe khó quan sát, khó nhìn xa.

Căn hộ đã hoàn thiện nhưng ít người thuê, còn các toà nhà khác thì xây dựng dở dang rồi để đó trong khi nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội là rất lớn. Nghịch lý này đang tồn tại nhiều năm nay tại khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Tối qua, 17/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Sáng nay, 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn.

Trải qua 20 năm tổ chức, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nề nếp, là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc tổ chức Ngày hội nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi được ra mắt với mục tiêu kết nối người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố. Chính quyền các địa phương cùng lực lượng công an cơ sở đã và đang đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng để cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời những vấn đề dân sinh.