Hà Nội, thành phố của những cây cầu

Hà Nội, cái tên gợi về một thành phố bên sông, thành phố phía trong sông. Cũng như bao thủ đô của mọi quốc gia nằm bên dòng sông, Hà Nội khát khao có nhiều cây cầu bắc qua sông Mẹ, kết nối giao thương, mở rộng không gian phát triển…

Hà Nội, cái tên gợi về một thành phố trong sông

Từ đầu thế kỷ XX, tức hơn 100 năm trước, người Pháp xây cây cầu vượt sông Hồng. Cầu mang tên Paul Doumer, tên của vị quan Toàn quyền Đông dương khi đó. Sau này, cầu mang tên Long Biên.

Hơn 70 năm sau, năm 1974, trên tinh thần hợp tác hữu nghị, người Việt Nam khởi công xây dựng cây cầu thứ 2 - Cầu Thăng Long và hơn 10 năm sau vào năm 1985, cây cầu hoàn thành. Cây cầu này gợi mở những cây cầu khác. Từ cầu Thăng Long, người Việt Nam bằng tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường, xây dựng nên cầu Chương Dương, chỉ trong vòng chưa đến 2 năm (10/10/1983 – 30/6/1985).

Cầu Thăng Long, dưới sự hợp tác hữu nghị với Liên Xô, được hoàn thành vào năm 1985.

Qua thời gian khó, Hà Nội có thêm cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, và một cây cầu tạo nên điểm nhấn của thời kỳ đổi mới: Cầu Nhật Tân. Tương lai không xa, Hà Nội sẽ có thêm nhiều cây cầu, những cây cầu mang dáng rồng bay, kết nối giao thương, thể hiện tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường của người Thủ đô, người Việt Nam, như Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo… Từ thành phố trong sông, Hà Nội hiện hữu một đô thị văn minh, hiện đại hai bên dòng sông Mẹ.

Một cây cầu. Những con phà và con đò.

Sông Hồng, dòng sông chảy qua lịch sử ngàn đời nước Việt, là mạch nguồn nuôi dưỡng cư dân suốt rộng dài châu thổ. Từ bao đời nay, sông Hồng đã gắn liền với cuộc sống của người dân Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Những chiếc thuyền nhỏ bé len lỏi giữa những con thuyền buôn lớn, nối đôi bờ, chở đầy cá tôm và rau xanh về chợ.

Sông Hồng là không gian sinh tồn, “cái nôi dinh dưỡng” giàu có dường như vô tận cho cư dân “Kẻ chợ”. Chiều chiều, người ta thường ra bờ sông hóng mát, ngắm hoàng hôn, trò chuyện cùng nhau. Những lễ hội truyền thống như lễ hội cầu ngư cũng được tổ chức long trọng bên bờ sông.

Sông Hồng uốn khúc và “Rồng” vàng “bay” lên. Từ đó, Lý Công Uẩn chọn nơi này là “nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”.

Tiếng rao của những người bán hàng rong trầm lảnh khắp con phố, hòa quyện với tiếng sóng vỗ bờ, tạo nên một bản giao hưởng về cuộc sống thường nhật của người Hà Nội xưa. Tuy nhiên, việc đi lại bằng đò ngang không chỉ tốn thời gian mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Người dân phải đối mặt với những cơn mưa bất chợt, những con sóng dữ, và nhiều hiểm họa từ những chiếc thuyền lớn.

Bến đò ngang sông Hồng thời xưa cũ.

Sang thời cận - hiện đại, phong cảnh dòng sông Hồng và lịch sử Hà Nội được tô điểm thêm bởi những cây cầu. Nhưng suốt quãng thời gian gần một thế kỷ kể từ năm 1902, Hà Nội chỉ có duy nhất cây cầu Long Biên qua sông Hồng.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho biết: “Dòng sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội rất nhiều giá trị, không chỉ là nguồn sống, một điều kiện giao thông mà sông Hồng thực sự là một dòng sông của tâm linh, của văn hóa. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với dòng sông Hồng là chứng nhân của lịch sử, thể hiện được những giá trị văn hóa của cả đất nước.

Thời khắc lịch sử ngày 9/10/1954, khi những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng qua cầu Long Biên, rút khỏi Hà Nội, điều đó không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc mà nó còn thể hiện cả một quá trình rất dài đấu tranh giành lại tự do cho dân tộc".

Chính vì vậy, người Thăng Long xưa đã ấp ủ ước mơ xây dựng những cây cầu vững chắc bắc qua sông Hồng, không chỉ để thuận tiện cho việc đi lại mà còn để phát triển giao thương, khẳng định sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

Những cây cầu không chỉ là công trình giao thông mà còn là biểu tượng của sự hội tụ, kết nối, của khát vọng vươn tầm. Người dân tin rằng, khi những cây cầu được xây dựng, cuộc sống của họ sẽ trở nên an lành hơn, đất nước sẽ ngày càng phồn thịnh.

Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết: "Chúng ta đang có một bài hát rất hay, mở đầu bằng lời ca cũng rất hay, nói về Hồng Hà và Hồ Tây, đó là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Đó là sự tiếp nối, của cả một thời gian còn dài hơn nữa của lịch sử dân tộc”.

Từ thế rồng cuộn, hổ ngồi trong buổi dời đô hơn một thiên niên kỷ trước, Hà Nội hôm nay đang phát triển. Dòng sông Cái - sông “chủ” của vùng địa linh Thăng Long - Hà Nội - với cây cầu Long Biên là chứng nhân của lịch sử Hà Nội bất khuất kiên cường một thời đạn bom. Mỗi cây cầu mới đã và sẽ xây hôm nay lại như một tượng đài ghi dấu từng bước phát triển của Hà Nội thời hòa bình dựng xây và phát triển, tiến lên hiện đại cùng cả nước, vì cả nước.

Những cây cầu của thời gian khó

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên của Hà Nội bắc qua sông Hồng và được mệnh danh cây cầu cầu thép lớn nhất thế giới ở thời điểm hoàn thành. Cầu được khánh thành năm 1902.  Khi xây cầu, thực dân Pháp đã hoàn thành tuyến đường sắt quan trọng nhất Đông Dương lúc đó, nối cửa biển Hải Phòng với vùng Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời nối Hà Nội với Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Vào năm 1922-1923, cầu Long Biên được mở rộng phần cho xe ô tô song hành với đường sắt. Đến nay, cầu cơ bản không thay đổi về kết cấu, trừ những đoạn bị tàn phá trong chiến tranh phá hoại của Mỹ. Có 14 lần bom Mỹ phá hỏng 1.500m cầu, đánh gục 9 nhịp và 4 trụ hư hỏng nặng. Sau Hiệp định Paris, qua 41 ngày đêm sửa chữa, ngày 4/3/1973, chuyến tàu đầu tiên lại vượt sông Hồng.

Cầu Chương Dương được xây cách cầu Long Biên 654m về phía hạ lưu sông Hồng. Cầu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô. Cây cầu này do kỹ sư và công nhân Hà Nội tự thiết kế và thi công, thể hiện khả năng tự làm chủ, sáng tạo, đánh dấu sự phát triển mới của ngành cầu đường nước nhà. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/1983, khánh thành năm 1985, trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội và đội ngũ xây dựng cầu đường Việt Nam

Cầu Chương Dương là 1 trong các cây cầu có kết cấu bảo đảm an toàn cho các xe trọng tải lớn qua cầu với tốc độ cao. Cầu có kết cấu dầm thép, dài hơn 1.200m, đủ cho 4 làn xe, hai làn giữa chịu được những xe tải nặng lên tới 30 tấn, hai làn bên dùng cho xe tải 6 tấn. Cầu gồm 9 nhịp dầm dẫn, 11 dầm chính, 21 mố trụ.

Cầu Chương Dương khánh thành năm 1985, được xây cách cầu Long Biên 654m về phía hạ lưu sông Hồng.

Khánh thành cùng năm với cầu Chương Dương, với sự giúp đỡ của Nhà nước Liên Xô, cầu Thăng Long bắc ngang qua hai làng Đông Ngạc và Võng La - nơi dòng sông Hồng hẹp nhất. Cầu có 15 nhịp được đặt trên 14 trụ và 2 mố cao 14m. Tổng chiều dài hơn 11.000m. Đây là chiếc cầu rất lớn, việc thi công phải do 4 xí nghiệp cầu, 1 xí nghiệp cơ giới (thuộc Liên hiệp cầu Thăng Long) thực hiện.

Mỗi cây cầu vắt ngang sông Hồng là một dấu mốc trong tiến trình lịch sử, trở thành một phần máu thịt của Thủ đô Hà Nội.  Ngoài giá trị giao thông kết nối giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị vệ tinh bên sông Hồng, còn tạo điều kiện thuận lợi kết nối liền mạch giữa các trung tâm kinh tế - chính trị để phát triển Thủ đô Hà Nội ngày một giàu mạnh hơn qua từng thăng trầm lịch sử thời gian khó.

Những cây cầu mang dáng rồng bay

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần của lịch sử thành phố. Cây cầu với kiến trúc độc đáo, hình dáng thanh thoát, được người Hà Nội ví như con rồng khổng lồ vươn mình băng qua dòng sông.

Nằm gần với cầu Long Biên về phía hạ lưu sông Hồng, cầu Chương Dương là cây cầu có thời gian thi công ngắn nhất của nước ta khi chỉ mất chưa đến 2 năm. Đây là cây cầu lớn đầu tiên được chính đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công, thể hiện tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường của người Việt Nam. Cầu Chương Dương có thể được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ, liên kết, vươn lên, như hình ảnh con rồng chuyển mình vươn về phía trước.

Dự án cầu Tứ Liên nối liền Tây Hồ và Đông Anh sẽ được xây dựng trong tương lai gần cũng được lấy cảm hứng từ dáng rồng bay.

Những cây cầu mang dáng rồng bay ở Hà Nội không chỉ là những công trình giao thông, kết nối, hội tụ mà còn là những biểu tượng văn hóa, nhắc về câu chuyện định đô nơi vùng đất núi sau sông trước và điềm lành rồng vàng bay lên.

Trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ tiếp tục có thêm những cây cầu mới được xây dựng. Trong hình ảnh lãng mạn của Hà Nội hiện đại, văn hiến, văn minh trong thế kỷ 21. Mỗi cây cầu sẽ không chỉ có chức năng giao thông, mà còn là cổng chào trên sông, là những tác phẩm kiến trúc mang tính văn hóa, tính biểu tượng và phản ánh sự phát triển của thành phố được mệnh danh là "Thành phố vì hòa bình".

User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết 11 tháng đầu năm, Hà Nội thu được gần 18.600 tỷ đồng từ đấu giá đất, tăng gấp đôi so với các năm trước.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Trên tuyến đường Lý Thánh Tông hiện đang có rất nhiều hố ga bị mất nắp, như những cái bẫy chờ người đi đường. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý, đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra tại đây.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.

Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.

Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Với mong muốn hun đúc tình yêu quê hương đất nước và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, Quận đoàn Hà Đông đã tổ chức chương trình “Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu”, thu hút đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên, học sinh tại các trường học nhiệt tình tham gia.

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.

Hưởng ứng phong trào thi đua hành động để Thủ đô “sáng – xanh – sạch – đẹp”, nhân dân ở nhiều quận, huyện đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, duy trì đường phố thông thoáng, sạch đẹp và an toàn.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.