Hà Nội tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp | Giáo dục và đào tạo | 07/07/2024
Đăng ký tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp; sử dụng chữ ký số trong giáo viên; phát triển kho học liệu số toàn ngành và khai thác, phát huy hiệu quả hệ thống ôn tập, kiểm tra trực tuyến Hanoi.Study… Chuyển đổi số trong giáo dục là nội dung cần ưu tiên bố trí nguồn lực.
TIN LIÊN QUAN
Ghi nhận từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 | Giáo dục và đào tạo | 30/06/2024
Hà Nội chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 | Giáo dục và đào tạo | 23/06/2024
Chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 | Giáo dục và đào tạo | 02/06/2024
Những bông hoa đẹp ngành Giáo dục Thủ đô | Giáo dục và đào tạo | 25/05/2024
Xây dựng văn hoá chào hỏi cho học sinh | Giáo dục và đào tạo | 27/04/2024
Ý KIẾN
Những thay đổi của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cùng sự nỗ lực, chuẩn bị của các nhà trường để học sinh tham dự kỳ thi đạt kết quả tốt là nội dung chính của Chương trình Giáo dục và đào tạo tuần này.
Trường học hạnh phúc đã và đang là mục tiêu hướng đến của các trường học trên địa bàn Hà Nội. Mô hình trường học hạnh phúc là một thông điệp, quyết tâm lớn của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới, sáng tạo để tạo ra môi trường giáo dục nhân văn và hiệu quả hơn.
Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học là đòi hỏi tất yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo khi bước vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là nội dung chính trong Chương trình Giáo dục và Đào tạo tuần này.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam phát động, từ năm học 2016 - 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội triển khai giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo". Giải thưởng nhằm tôn vinh những thầy cô giáo nhiệt tình, tâm huyết; có nhiều đổi mới, sáng tạo, góp phần vào sự chuyển biến tích cực tại các nhà trường.
Các trường trung học phổ thông đã xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường. Đây sẽ là nội dung chính của chương trình Giáo dục và đào tạo tuần này.
Ở bậc học mầm non, cùng với công tác giáo dục thì chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một trong hai nhiệm vụ quan trọng, góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú tại trường mầm non luôn được các cấp quản lý, các nhà trường và phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Đọc sách là một trong những phương pháp tiếp nhận tri thức hiệu quả. Những năm qua, các cơ sở giáo dục đặc biệt chú trọng công tác phát triển văn hóa đọc thông qua nhiều chương trình, hoạt động.
Năm học 2024-2025 là năm học toàn Ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội kỷ niệm tròn 70 năm xây dựng và phát triển. Đây cũng là năm đầu tiên học sinh lớp 9 và lớp 12 học và thi theo Chương trình giáo dục thông 2018. Ngay từ đầu năm học, nhiều giải pháp đã được toàn ngành triển khai nhằm khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước về chất lượng và lập thành tích chảo mừng sự kiện trọng đài của ngành.
Dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô năm nay (10/10/1954 - 10/10/2024) với thầy, trò ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô có ý nghĩa rất đặc biệt, cũng là dịp toàn ngành kỷ niệm tròn 70 năm xây dựng và phát triển. Thầy và trò các nhà trường đã nỗ lực thi đua và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
2 học sinh trường THCS Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, đã có dấu hiệu ngộ độc sau khi sử dụng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ở cổng trường.
Nhiều trường đại học đã thông tin về việc tăng học phí của năm học 2024-2025 nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đại học.
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thất, Hà Nội, đã chỉ đạo các trường học kiểm tra trường lớp, kịp thời tu sửa cơ sở vật chất xuống cấp, cắt tỉa cây xanh… để đón học sinh trở lại học tập.
Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngành giáo dục đã xác định việc bảo đảm an toàn cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Căn cứ tình hình thực tế, các trường linh hoạt hình thức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh và duy trì việc học tập.
Kết luận 91 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết 29 năm 2013 của Ban Chấp hành trung ương Đảng đã đề nghị các cấp nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Vậy ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội sẽ có những giải pháp nào để thực hiện mục tiêu này?
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong năm học mới 2024 - 2025 là đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành. Nội dung này đã và đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tích cực triển khai, nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học đạt kết quả tốt.
Để chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị cùng chất lượng đội ngũ giáo viên được các nhà trường ở Hà Nội đặc biệt quan tâm.
Xuất phát điểm là huyện nghèo, điều kiện giáo dục còn nhiều khó khăn, song với sự quan tâm của các cấp, đến nay ngành giáo dục Ba Vì đã đạt được những kết quả vượt bậc, phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng.
Sau bốn năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng giảng dạy sách giáo khoa mới với lớp 5, 9 và 12. Việc chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, đặc biệt là đội ngũ giáo viên được các trường học trên địa bàn thành phố đặc biệt quan tâm.
Để học sinh có một mùa hè bổ ích và an toàn sau thời gian học tập căng thẳng, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú giúp các em có những ngày hè thật sự ý nghĩa.
Để đạt được kết quả phát triển thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có trình độ ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới tầm nhìn đến năm 2045, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực cao luôn được đặt ra. Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã đề cập rõ đến vấn đề này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả và phổ điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên toàn quốc. Thông qua phổ điểm có thể thấy công tác tổ chức đến kết quả của kỳ thi đã thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữ ổn định về mặt tâm lý đối với thí sinh, phụ huynh và ổn định ở công tác xét tuyển của các trường đại học.
Ngay từ đầu tháng 6, các lớp năng khiếu hè tại huyện Đan Phượng đã hoạt động sôi nổi với mục đích đem đến sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho các em học sinh trong dịp hè.
Đăng ký tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp; sử dụng chữ ký số trong giáo viên; phát triển kho học liệu số toàn ngành và khai thác, phát huy hiệu quả hệ thống ôn tập, kiểm tra trực tuyến Hanoi.Study… Chuyển đổi số trong giáo dục là nội dung cần ưu tiên bố trí nguồn lực.
Với số lượng thí sinh đông nhất cả nước, toàn hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội và người dân đã chung sức nỗ lực bảo đảm an toàn và hỗ trợ các điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Những ghi nhận về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Hà Nội sẽ là nội dung chính của chương trình Giáo dục và đào tạo hôm nay.
Với quy mô thí sinh lớn nhất trong các địa phương và chiếm 1/10 tổng số thí sinh của cả nước, thành phố Hà Nội đang khẩn trương chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.
Hơn 105.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024 - 2025. Ghi nhận từ kỳ thi cho thấy, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đã chung sức tổ chức kỳ thi an toàn, bảo đảm thuận lợi cho thí sinh.
Ngành giáo dục và đào tạo TP Hà Nội nhiều năm qua đã chú trọng triển khai dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô”, tạo chuyển biến tích cực trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh.
Chưa đầy một tuần nữa, tại Hà Nội sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025. Công tác ôn tập cho học sinh, chuẩn bị cho tổ chức kỳ thi được Ban chỉ đạo thi và tuyển sinh thành phố và các quận, huyện, thị xã cùng các nhà trường đặc biệt quan tâm. Những nội dung này sẽ được đề cập trong Chương trình giáo dục và đào tạo tuần này.
Năm học 2023 – 2024, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hà Nội có nhiều khởi sắc với những kết quả đạt được toàn diện ở các cấp học, ngành học. Đây là nội dung chính của chương trình Giáo dục và đào tạo tuần này.
Cuộc đua vào lớp 10 công lập ngày càng căng thẳng hơn, nhất là tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, có một cánh cửa khác mà các phụ huynh và học sinh có thể cân nhắc sao cho phù hợp với năng lực của các em là chương trình 9+, mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa.
Chưa đầy 2 tháng nữa, các em học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kết quả kỳ thi không chỉ sử dụng để xét tốt nghiệp mà còn được nhiều trường đại học, cao đẳng lựa chọn để tuyển sinh. Chính vì vậy, việc đăng ký dự thi cũng như tăng tốc ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này được các bạn học sinh, các thầy cô giáo và nhiều nhà trường đặc biệt quan tâm.
Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để khẳng định tầm quan trọng của lời chào trong việc giao tiếp giữa mọi người trong cuộc sống. Chính bởi vậy, việc giáo dục văn hóa chào hỏi luôn được các nhà trường chú trọng và tích cực rèn luyện cho học sinh. Với mục tiêu đưa việc chào hỏi trở thành một thói quen trong học sinh, nhiều chuyên đề giáo dục văn hóa chào hỏi trong học sinh đã được tổ chức mang lại hiệu quả thiết thực.
Trường cao đẳng cộng đồng Hà Tây vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và tư vấn hướng nghiệp - giới thiệu sản phẩm và việc làm cho học sinh, sinh viên, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vừa tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.
Mới đây, ngày hội công nghệ thông tin và STEM do ngành giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức, thu hút sự tham dự của hàng nghìn cán bộ, giáo viên và học sinh các nhà trường. Sự kiện là cơ hội để các nhà trường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin và giáo dục STEM trong các hoạt động giáo dục, hướng tới mô hình giáo dục thông minh.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 là kỳ thi cuối cùng theo Chương trình 2006. Bảo đảm không để bất kỳ học sinh nào "phải ở lại phía sau" là trách nhiệm, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi nhà trường tại Thủ đô. Nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024 là yêu cầu mà các cơ sở giáo dục phải thực hiện bằng được.
Thời điểm này, học sinh lớp 9 đang khẩn trương ôn tập cho kỳ thi quan trọng vào lớp 10 trung học phổ thông sắp tới. Đối với học sinh lớp 12, cùng với việc ôn tập, các em được hỗ trợ lựa chọn ngôi trường và ngành học phù hợp.
Với vị thế là thủ đô, có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
Năm học 2024 - 2025, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tiếp tục được triển khai với khối lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Cùng với những chuẩn bị về chất lượng đội ngũ và điều kiện cơ sở vật chất thì lựa chọn sách giáo khoa cũng là phần việc được ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và các nhà trường quan tâm.
Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tại các nhà trường. Với nhiều giáo viên, sáng kiến kinh nghiệm không chỉ là những sáng tạo trong quá trình dạy học mà còn là những đúc kết quý báu từ chính kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Cùng với việc đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, các trường học trên địa bàn Thủ đô đã tích cực xây dựng cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp. Ở đó, học sinh được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn và lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thực hiện chương trình số 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đến năm 2025 nhằm tiếp tục duy trì, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các nhà trường.
Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bởi vậy, bên cạnh việc nâng cao các hoạt động chuyên môn, thời gian qua, các nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, tạo nên những không gian xanh, an toàn, thân thiện, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy trong nhà trường.
Những năm gần đây, giáo dục STEM được khuyến khích đưa vào trường học. Hoạt động này là cơ hội khuyến khích khả năng sáng tạo, vận dụng tổng hợp kiến thức, tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội hiện có hơn 2.800 trường học, với hơn 155.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần theo hướng thiết thực, hiệu quả là một trong những nét nổi bật của Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội, nhất là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và Tết Nguyên đán hàng năm.
Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản, từ lớp 1 đến lớp 9, Âm nhạc là môn học bắt buộc. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, từ lớp 10 đến lớp 12, Âm nhạc là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Là năm thứ hai môn Âm nhạc được triển khai ở cấp THPT song với nhiều nhà trường thì đây vẫn còn là thách thức.
Song song với việc nâng cao chất lượng dạy học, việc quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh là một trong những nội dung được các trường trên địa bàn Hà Nội đẩy mạnh thực hiện trong nhiều năm học vừa qua. Trong xu thế hội nhập thì việc chú trọng tới công tác giáo dục lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc không chỉ giúp các em nâng cao được kiến thức, mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
0