Hà Nội ứng phó mưa lũ: Không thể chậm trễ | Hà Nội tin mỗi chiều

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, sự chủ động ứng phó từ sớm, từ xa là điều rất cần thiết. Công việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân.

Mặc dù đợt mưa sau cơn bão số 2 đã qua gần một tuần nhưng nhiều điểm ở ngoại thành Hà Nội vẫn bị ngập nặng, gây ảnh hưởng tới hoạt động giao thông, sinh hoạt và sản xuất của nhiều người dân, nhiều cánh đồng mất trắng, ngập chìm trong nước.

Tại xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, đường biến thành sông, thuyền thay cho xe máy, không thể phân biệt được đâu là bờ, đâu là ruộng. Toàn bộ khu vực ngập chìm trong nước như một ốc đảo mấy ngày qua.

Xóm Bến Vôi ngập lụt toàn bộ đường làng và đồng ruộng. Ảnh: Vietnamnet.

Bà Nguyễn Thị Thọ - một người dân xóm Bến Vôi, cho biết vào năm 2008 và đến năm nay mới có trận ngập lớn như thế này. Gia đình bà bị thiệt hại một ao cá.

Mưa ngập, người dân gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn nước đảm bảo vệ sinh để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Hình ảnh toàn cảnh xóm Bến Vôi bị làn nước cô lập lọt thỏm tựa như một xóm đảo. Ảnh: Báo Pháp luật.

Ngôi nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Ngọc ở xóm Bến Vôi là một trong số những nhà bị nước lũ tràn vào sâu nhất.

Anh Ngọc cho biết nước ngập tới khoảng 1m. Khoảng 5 giờ sáng ngày 24/7, nước lũ bỗng tràn vào nhà sau một ngày mưa lớn. Đến nay, đã gần 5 ngày nhưng nước lũ chưa có dấu hiệu rút. Gần như tất cả hoạt động của gia đình anh đều diễn ra dưới nước, chỉ còn duy nhất chiếc giường được kê cao hơn. Gia đình anh có 5 người thì chỉ có hai vợ chồng ở lại, các con sơ tán sang nhà người thân nơi không bị ngập.

Mưa ngập gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhiều người dân. Ảnh: Vietnamnet.

Bên cạnh những bất tiện mà ngập lụt gây ra khiến nhiều người lo lắng, một số người lại thích thú khai thác những điều thú vị mà mưa lũ đem lại.

Áo phao và phao bơi là mặt hàng bán chạy tại đây trong những ngày này. Đường làng thường ngày xe chạy nay trở thành biển nước có rất nhiều trẻ em ra tắm và tập bơi. Nhiều người dân thả lưới, kéo vó bắt cá.

Gần như nhà nào cũng có 1-2 chiếc áo phao trong nhà đề phòng mùa nước. Ảnh: Báo Pháp luật.

Người dân xóm Bến Vôi đã quen với cảnh úng ngập hàng năm, các ngôi nhà mới xây đều được tôn cao nền. Nhà nào có phương tiện thuyền bè đều được huy động, mang ra dùng, hỗ trợ nhau tổ chức lại cuộc sống trong ngập lũ. Chia nhau từng bình nước, san sẻ từng gói mì, cùng nhau di chuyển trên những con thuyền nhỏ.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, mưa lớn, lũ trên các sông như: Bùi, Tích, Đáy lên trở lại. 19h ngày 28/7, mực nước sông Bùi, đoạn qua huyện Chương Mỹ đạt 7,5 m, trên mức báo động lũ cấp III là 0,50 m.

Đến ngày 29/7, mực nước sông Bùi có thể đạt 7,6 m, vượt mức lũ lịch sử năm 2018 khoảng 0,07 m. Còn sông Tích, đoạn qua huyện Thạch Thất và Quốc Oai, có thể lên 8,33 m, trên mức báo động lũ cấp III là 0,33 m. Mực nước trên sông Tích có thể đạt 8,45 m.

Cảnh báo lũ trên sông Tích, sông Bùi đang ở mức cao tiếp tục gia tăng rủi ro thiên tai, có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất có các con sông chảy qua sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.

Đường làng thường ngày xe chạy nay lại trở thành một "bãi biển". Ảnh: Báo Pháp luật.

Theo thống kê sơ bộ trên địa bàn xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, khoảng 200 ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại. Diện tích lúa vụ mùa toàn huyện bị ngập úng gần 1.500 ha. Trước mắt, huyện đang duy trì việc ứng trực 24/24h tại các điếm canh đê, theo dõi mọi diễn biến, sẵn sàng xử lý các sự cố phát sinh để hạn chế gây thiệt hại về người và tài sản. Lối đi từ xã Cấn Hữu sang các địa bàn lân cận đều được bố trí chốt trực hướng dẫn phương tiện di chuyển.

Không chỉ có xã Cấn Hữu, nhiều khu vực thôn xã khác ven sông Tích cũng bị ngập nặng cùng thời điểm. Một số điểm trên đoạn đê dài khoảng 1 km nối huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình bị nước tràn qua, uy hiếp hơn 400 ha đồng bãi, khu dân cư, trang trại của xã Đông Yên và một phần xã Hòa Thạch.

Nước sông Tích dâng cao khiến nhiều hộ dân ở xã Cấn Hữu, Đông Yên bị ngập sâu. Ảnh: Hà Nội mới.

Trước nguy cơ đe dọa có thể vỡ đê, chính quyền xã Đông Yên đã phát loa thông báo, kêu gọi người dân cùng lên đê Đồng Lọng để gia cố đê. Hàng trăm người dân đã tất bật gia cố đê, dùng xẻng xúc đất vào bao tải, xếp thành từng chồng trên mặt đê để ngăn lũ.

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn 24 thôn, xóm thuộc 13 xã, thị trấn bị ngập nhà cửa, đường giao thông; 1.343 ngôi nhà ở của người dân bị ngập sâu từ 0,5 đến 2 m; hơn 1.500 hộ dân bị ảnh hưởng về giao thông đi lại. Số hộ bị ảnh hưởng nặng tập trung tại các xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Tân Tiến.

Ngay trong tối 28/7, UBND xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, đã huy động lực lượng 4 tại chỗ của địa phương kịp thời xử lý những điểm tràn, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Ảnh: VGP/TT.

Vào ngày 26/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã tới vùng úng ngập sâu thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến và thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ kiểm tra, nắm tình hình.

Ông Lê Hồng Sơn yêu cầu huyện Chương Mỹ tiếp tục bố trí lực lượng canh gác, phân luồng giao thông, canh trực ở những nơi ngập sâu, nước chảy xiết; cung cấp đủ nước sinh hoạt, vật tư y tế và các nhu yếu phẩm cho người dân; bảo đảm an ninh trật tự nơi người dân đến sơ tán và bảo vệ tài sản cho người dân ở nơi ngập lụt. Khi nước rút tới đâu, huyện cần tổ chức vệ sinh môi trường kịp thời đến đó để không xảy ra dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn kiểm tra tình hình úng ngập tại xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến. Ảnh: Hà Nội mới.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các địa phương khẩn trương đánh giá, nghiên cứu, đề xuất thành phố giải pháp tổng thể các khu vực thường xuyên chịu tác động của lũ, úng ngập nhằm bảo đảm tính khả thi, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vào chiều 29/7, lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội đã trực tiếp xuống thăm, động viên, trao quà hỗ trợ và kiểm tra công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ.

Ông Nguyễn Xuân Đại – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cho hay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang xây dựng đề án tổng thể bao gồm khơi thông dòng chảy và giải toả vi phạm dọc tuyến sông Tích, sông Đáy. Bên cạnh đó là nâng cấp các tuyến đê.

Hiện các đơn vị thủy lợi đang vận hành hết công suất 197 trạm bơm tiêu, đảm bảo tiêu úng khu vực ngoại thành.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 29 đến 30/7, khu vực Bắc Bộ sẽ có những đợt mưa vừa, mưa to và dông; cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến dao động từ 50 - 150 mm ở vùng núi và trung du, từ 30 - 100 mm ở đồng bằng. Đặc biệt, có nơi mưa lên tới trên 250 mm ở vùng núi và trung du, trên 150 mm ở đồng bằng.

Mưa lớn trong điều kiện vùng núi độ bão hòa của đất cao, vùng đồng bằng nhiều nơi bị ngập dẫn tới nguy cơ sạt lở đất ở vùng cao và gia tăng tình trạng ngập úng ở khu vực đồng bằng.

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, sự chủ động ứng phó từ sớm, từ xa là điều rất cần thiết. Công việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nói chung và mưa lũ nói riêng không thể lơ là, vì mọi sự chậm chễ đều có thể dẫn đến những thiệt hại lớn về người và tài sản.

User
Ý KIẾN

Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.

Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.

Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.

Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.

Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.

Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị tổ chức là nơi kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của người Thủ đô.

Thành phố Hà Nội vừa có dự thảo nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện xác định vùng phát thải thấp để hạn chế phương tiện gây ô nhiễm môi trường và dự kiến sẽ được thí điểm vào đầu năm sau. Khu vực thí điểm đầu tiên là tại hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận của quận Hoàn Kiếm.

Nhiều người Hà Nội và du khách giờ đây đã dần quen với việc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng, trong đó có đường sắt trên cao. Sáng 9/11, Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đã diễn ra.

Mùa thu, mùa đẹp nhất của Hà Nội. Những con đường thân quen thường ngày tấp nập và ồn ào dần nhường chỗ cho sự trầm mặc nhưng rất đỗi hào hùng của Hà Nội. Trong ánh mắt và nụ cười người Hà Nội hôm nay, sự tự hào về thành phố sau 70 năm giải phóng vẫn còn đó. Tất cả hiện lên đầy thân thương, sống động và chân thực qua lăng kính của những nhà làm phim.

Thời gian qua, mạng xã hội xuất hiện không ít video, hình ảnh người tập yoga tạo dáng ở những nơi không phù hợp như ngoài đường, địa điểm văn hóa,... làm dấy lên nhiều tranh cãi.

Chuyện một cô gái trẻ tử vong vì bị nhóm "quái xế" tông tử vong ở Hà Nội mới đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh khi giao xe máy cho trẻ vị thành niên. Việc giao xe khi các em chưa đủ tuổi chẳng khác nào treo tính mạng chúng lửng lơ, còn phó mặc tính mạng người khác.

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những 'hung thần' xuất hiện trên đường phố. Những tiếng nẹt pô, gầm rú của động cơ và cả tiếng hò hét từ các chủ nhân “đầu đội trời” chứ không đội mũ khiến người đi đường kinh hồn, bạt vía…

Sắp tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Lễ hội năm nay với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu" sẽ diễn ra từ 9h - 22h trong ba ngày (29, 30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Có lẽ mỗi người đều có những quy chuẩn đại diện riêng cho cá nhân mình. Nên việc đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam đã trở nên “nóng” đến vậy.

Cách đây 5 tháng, tại Lễ phát động phong trào “Đăng ký hiến mô tạng cứu người - Cho đi là còn mãi”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu phát động hiến mô tạng. Đáng nói, tại sự kiện, Thủ tướng đã đăng ký hiến mô, tạng của mình. Hành động này của Thủ tướng đã thức tỉnh nhiều người về việc sẵn sàng đăng ký hiến mô tạng để hồi sinh sự sống cho những người bệnh.

Phố lên đèn cũng là lúc bữa tiệc của những tay chơi bắt đầu. Những âm thanh chát chúa vang lên. Tất nhiên không thể thiếu đồ uống có cồn và cả bóng cười. Thoạt nhìn, những quả bóng được thổi lên chẳng khác nào chiếc bóng bay thông thường. Nhưng bên trong nó lại không hề đơn giản.

Theo quy định hiện hành, đổ rác sai quy định có thể bị phạt đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến phố, ngõ trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại khá nhiều “điểm đen” rác thải. Ngoài lý do một số người dân có ý thức kém, việc khó xử lý người vi phạm là nguyên nhân khiến tình trạng đổ rác bừa bãi còn phổ biến và ảnh hưởng đến môi trường sống, mỹ quan đô thị.

Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hoá qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hoá làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hà Nội vừa có đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m²/tháng và cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng. Hiện đề xuất này đang trong thời gian lấy ý kiến rộng rãi.

Xe buýt có lẽ là phương tiện vận tải công cộng phổ biến không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành. 10 năm qua, một chiếc vé xe buýt ở Thủ đô chỉ với giá chưa tới 10.000 đồng. Nhưng kể từ 1/11 tới đây, Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt, liệu có tác động gì đến người dân?

Nếu một ngày, tắc đường không còn nữa, thay vào đó là những dòng xe di chuyển êm đềm, nhịp nhàng, không có khói bụi ô nhiễm thì quả là “đáng mơ ước”.

Một hoa hậu đầy tai tiếng với scandal chưa đọc hết một cuốn sách lại sắp phát hành một cuốn tự truyện cuộc đời ở tuổi 28. Có điều gì đáng bàn ở câu chuyện này?

Những âm thanh tưởng chừng có trong một bộ phim hành động nhưng thực chất lại là âm thanh nẹt bô, rú ga của những cô, cậu học trò trên đường được ghi lại. Điều gì đang xảy ra thế này?

Temu - một sàn thương mại điện tử nữa đã âm thầm vào Việt Nam. Giao diện khi tải về hoàn toàn là tiếng Việt, đơn giản và khá dễ dùng. Vậy Temu là gì mà tạo nên cơn lốc khuấy đảo thị trường trong nước đến vậy?

Một ly trà đá cho mùa hè hay một ly trà nóng cho mùa thu đông là thức uống quen thuộc với bất cứ ai sống ở Hà Nội. Sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng ta ngồi uống nước ở vỉa hè nào đó chứ không phải tại vài điểm ở các nhà vệ sinh công cộng. Vì sao nhà vệ sinh công cộng lại thành quán nước như vậy?

Ông Vương Tấn Việt hay còn được biết đến với tên gọi Thượng toạ Thích Chân Quang đã thừa nhận bằng cấp ba bổ túc văn hoá của ông không hợp pháp và đằng sau câu chuyện này lại có rất nhiều vấn đề cần phải nói đến.

Giờ đã gần hết tháng thứ hai của năm học mới, nhưng rất nhiều sinh viên vẫn loay hoay tìm chỗ ở. Lý do thật sự là gì?

Hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi” tổ chức hồi đầu năm nay với sự tham gia của 500 đại biểu là hiệu trưởng các trường trên địa bàn Thủ đô và cả nước. Đã 9 tháng sau khi hội thảo kết thúc, năm học mới đã được gần 2 tháng, liệu những mục tiêu nào đã được ngành giáo dục Thủ đô đặt ra và kỳ vọng?

“Vinh dự, tự hào và trách nhiệm”, “Em ấy rất xứng đáng”, “Chúc mừng chàng trai xứ Nghệ”… là những lời khen mà nhiều người dành cho Phạm Quang Linh, nhân vật có biệt danh Quang Linh Vlog - cái tên đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là các bạn trẻ.

Tại các bệnh viện, giờ cao điểm luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng trực bất cứ lúc nào nên công việc của các nhân viên y tế, các bác sĩ vô cùng căng thẳng. Xã hội luôn mặc định một điều rất hiển nhiên rằng hễ làm trong cơ quan Nhà nước như bác sĩ, công an, quân đội thì lương cao, thu nhập ổn. Nhưng sự thật chỉ có người trong cuộc mới hiểu.

Ngày 19/10, chương trình hoà nhạc Hanoi Concert với chủ đề: "Đoài Melody – Giai điệu Đoài" của Đài Hà Nội sẽ diễn ra tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Những ai dùng mạng xã hội video ngắn TikTok mấy ngày nay có lẽ không còn xa lạ với những clip trên top thịnh hành với từ khóa "bắt pen". Thế nhưng, nếu bạn đã từng bắt trend và có ý định sáng tạo nội dung theo từ khóa này thì hãy dừng lại.

Nếu những tiếng chuông vang lên trong không gian tập trung của lớp học, việc học sẽ diễn ra thế nào khi chiếc điện thoại liên tục nhấp nháy màn hình và chuông rung bần bật dưới hộc bàn?

Dấn thân và sẵn sàng đối diện hiểm nguy để có những dòng tin nhanh nhất, chính xác nhất, phục vụ công chúng, đó là sứ mệnh của chúng tôi - những phóng viên Đài Hà Nội.

Trước thực tế quá tải các bệnh viện công, Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Thận Hà Nội tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, quy mô giường bệnh đạt 250 giường.

Kể từ ngày 11/10/2024, giá điện chính thức được điều chỉnh tăng. EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Sau gần hai năm xây dựng, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã khánh thành. Bệnh viện có kiến trúc hiện đại, rộng rãi, trang thiết bị y tế đồng bộ, chất lượng cao, đã thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội vừa trình UBND thành phố Hà Nội dự thảo đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô. Điểm đáng chú ý là dự thảo đề án này bổ sung 5 tuyến mới và điều chỉnh lộ trình 3 tuyến đã được quy hoạch trước đó.

Con giáo viên được đề xuất miễn học phí là thông tin vừa được đưa ra chiều ngày hôm qua, 8/10 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận dự án Luật Nhà giáo.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa trình UBND thành phố dự án nghiên cứu, sửa chữa cầu Long Biên trong giai đoạn ngắn hạn.

Bộ phim "Đào, Phở và Piano" - một hiện tượng đặc biệt đã tạo nên cơn sốt phòng vé trong mùa phim Tết 2024. Đây là bộ phim do Nhà nước đặt hàng ăn khách nhất từ trước đến nay.

"Ai có gì góp nấy, ai có của góp của, ai có công góp công, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít để nhanh chóng kết thúc việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào". Đây là lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025.

Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 được khai mạc tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài".

Nằm ngay trung tâm quận Long Biên (Hà Nội), dự án xây dựng công viên, hồ điều hòa tại phường Thượng Thanh với mức đầu tư 173 tỷ đồng đang được triển khai và sẽ hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Công an vừa có nội dung trả lời công dân về chế tài xử lý đối với những cá nhân có hành vi tự ý sửa chữa, làm giả bill, tức biên lai chuyển khoản số tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai để đăng lên mạng xã hội.