Hà Nội và TP. HCM chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Metro
Tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM, được kỳ vọng góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và giúp đô thị lớn nhất cả nước trở nên năng động, hiện đại hơn. Đây không chỉ là kỳ vọng của những chuyên gia, nhà thầu thi công mà còn là kỳ vọng của người dân TP.HCM về một tuyến metro được vận hành thương mại trong tương lai không xa.
Nhân chuyến công tác của Ban thường vụ thành ủy Hà Nội làm việc với Ban thường vụ thành ủy TP.HCM diễn ra vào ngày 18/10, Hanoionline.vn đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông Nguyễn Quốc Hiển- Phó Trưởng ban Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM về những kinh nghiệm của TP.HCM trong việc triển khai xây dựng tuyến metro số 1( Bến Thành – Suối Tiên), đặc biệt là những kinh nghiệm được chia sẻ, trao đổi giữa hai thành phố .
PV: Thưa ông, đối với việc thực hiện các công trình trọng điểm (điển hình là các tuyến đường sắt đô thị) những khó khăn, vướng mắc nào mà TP.HCM đã gặp phải?
Ông Nguyễn Quốc Hiển: Lĩnh vực đường sắt đô thị là một lĩnh vực mới, công nghệ, kỹ thuật tương đối phức tạp. Bên cạnh đó cả Hà Nội và TP.HCM đều đang sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án này, quy mô dự án rất lớn. Do đó trong quá trình triển khai cả hai thành phố đều gặp những vấn đề vướng mắc, khó khăn là giống nhau và phần lớn các dự án đều đội vốn, thời gian thực hiện kéo dài. Bên cạnh đó công tác triển khai dự án đường sắt đô thị là lần đầu tiên nên hành lang pháp lý của các dự án chưa đầy đủ, tuyến Metro số một của TP.HCM hiện nay đã hoàn thành được khoảng 97 %, hiện chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện những hạng mục cuối cùng đồng thời tiến hành các công tác thử nghiệm, công tác đánh giá an toàn để có thể đưa vào khai thác vận hành thương mại vào giữa năm 2024.
PV: Những bài học thực tiễn gì thiết thực nhất mà TP.HCM và TP.Hà Nội có thể chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau thưa ông ?
Ông Nguyễn Quốc Hiển: Trong quá trình triển khai tuyến đường sắt đô thị số một vừa rồi, cũng rất nhiều bài học có thể được rút ra cho TP.HCM nói riêng cũng như các thành phố khác, trong đó có TP.Hà Nội. Tôi nghĩ rằng trước hết đó là công tác giải phóng mặt bằng, thông thường việc này phải tiến hành trước, đặc biệt là đối với TP.HCM thì tuyến Metro số một có khoảng 2,7km đi ngầm, thế nên công tác chủ động giải phóng mặt bằng không những mặt bằng trên mặt đất mà còn phải mặt bằng ở dưới không gian ngầm phải chuẩn bị kỹ để tránh trường hợp vừa thi công vừa phải giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ. Thứ hai là công tác quản lý hợp đồng đối với các dự án lớn đều ký hợp đồng theo hình thức hợp đồng chuẩn quốc tế. Do vậy việc chuẩn bị kỹ hợp đồng ngay từ giai đoạn đấu thầu, thương thảo hợp đồng, cũng như ký kết hợp đồng đều phải chặt chẽ và rõ ràng minh bạch. Chúng tôi cũng cố gắng xin phép UBND thành phố ủy quyền cho ban quản lý đường sắt đô thị được chủ động nhiều hơn trong công việc.
PV: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hai đơn vị đã từng có những chia sẻ kinh nghiệm ở những khía cạnh nào, thưa ông ?
Ông Nguyễn Quốc Hiển: Đối với Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cũng như Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, chúng tôi vẫn thường xuyên có những trao đổi chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong thời gian tới để hiện thực hóa được mạng lưới đường sắt đô thị, chúng tôi nghĩ rằng việc tăng cường trao đổi chia sẻ các bài học kinh nghiệm giữa TP.HCM và Hà Nội càng phải được phát huy hơn nữa, trên cơ sở đó tìm ra những chính sách, những giải pháp chung để trên cơ sở đó có thể kiến nghị Bộ chính trị, Quốc hội, Chính phủ cho phép những cơ chế đột phá mới có thể hoàn thành nhanh mạng lưới đường sắt đô thị trong thập kỷ tới. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi đã mời những thành viên lãnh đạo của ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tham gia vào việc này, chúng tôi đang cùng với phối hợp để tổ chức một hội thảo lớn để phát triển đường sắt đô thị từ những kinh nghiệm quốc tế và dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm nay.
PV: Vậy theo ông cần những cơ chế đột phá như thế nào để hai thành phố có thể hiện thực hóa giấc mơ xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị trong tương lai?
Ông Nguyễn Quốc Hiển: Trong thời gian tới, cả Hà Nội và TP.HCM đều phải có một nhiệm vụ chung theo đúng kết luận 49 của Bộ chính trị là phải cố gắng hoàn thiện được mạng lưới đường sắt đô thị của hai thành phố vào năm 2035. Tôi nghĩ rằng đây là một nhiệm vụ vô cùng thách thức đối với hai thành phố.
Rõ ràng để tự hiện thực hóa được mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố, chúng ta phải phát huy được nội lực trong nước, việc kết hợp giữa Hà Nội và TP.HCM trong việc cùng triển khai sẽ tạo ra được một thị trường lớn hơn cho lĩnh vực đường sắt đô thị, trên cơ sở đó sẽ dễ dàng hơn trong việc kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các chuyên gia, kĩ sư trong nước cùng tham gia, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành của mạng lưới đường sắt đô thị hai thành phố.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này./.
(VP thường trú đài Hà Nội tại TP.Hồ Chí Minh)
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển nhiều năm qua phải thi công dang dở do không có mặt bằng. Đến nay, với sự vào cuộc trách nhiệm của huyện Thanh Trì, vướng mắc đã được tháo gỡ.
Rất nhiều xe chở rác tập kết trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, đoạn trước cổng Công viên Tuổi trẻ thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng…
Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".
Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.
Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.
Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Bằng việc ưu tiên thúc đẩy công nghệ xanh và chuyển đổi số, Hà Nội đang trên đà khẳng định mình là trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa năng động, ứng dụng công nghệ số để xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Với việc huy động tổng lực và đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến thời điển này, huyện Sóc Sơn đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.
Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.
Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.
Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay, 20/11.
Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.
HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.
Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.
Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố đã kết thúc, hoàn thành đúng nội dung chương trình đã đề ra. Với tỷ lệ thống nhất cao HĐND đã thông qua nhiều Nghị quyết, quan trọng.
Tại kỳ họp thứ 19, hôm nay, HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024.
Tại Kỳ họp thứ 19, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã nhất trí thông qua Nghị quyết Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” do UBND Thành phố trình tại Tờ trình số 421/TTr-UBND ngày 13/11/2024.
Sáng nay, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tại Kỳ họp chuyên đề, sáng 19/11, với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sáng 19/11, HĐND thành phố đã khai mạc Kỳ họp thứ 19 - Kỳ họp chuyên đề, nhằm xem xét và quyết định 15 nội dung thuộc thẩm quyền.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (19/11), HĐND thành phố Hà Nội, khóa XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 19( kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức triển khai đồng loạt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại 12 điểm trường trên địa bàn quận.
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, sáng 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
Đến thời điểm này, 30/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai xây dựng 216/202 trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thị trấn; trong đó, 97 trụ sở được hoàn thành, bàn giao đi vào hoạt động.
Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
0