Hà Nội xác định 7 nhiệm vụ, giải pháp phát triển đô thị bền vững

Ngày 16/3, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình hành động xác định 4 quan điểm, 3 mục đích, yêu cầu; 10 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 và năm 2030 và một số nội dung cụ thể về tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt, Ban Thường vụ Thành ủy xác định 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết 06, trong đó có nhiều nội dụng cụ thể, mới, gắn với thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm

Đáng chú ý, Ban Thường vụ Thành ủy nêu rõ quan điểm triển khai thực hiện là đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm. Văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển. Kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hoá, phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa đặc trưng làng nghề truyền thống, nông nghiệp, nông thôn. Thành phố cũng sẽ kết hợp đồng bộ và hài hoà giữa cải tạo, chỉnh trang, di dời các cơ sở gây ô nhiễm, xây dựng cải tạo chung cư cũ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy công trình có giá trị, giữ gìn bản sắc văn hóa lịch sử...

Cải tạo chung cư cũ, bào toàn chưa có lời giải

“Công tác quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị”, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ rõ.

Về chỉ tiêu, Hà Nội phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65-75% (theo Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26-8-2022 của Thành ủy). Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất nhiên tự đạt khoảng 30% vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 33-36%.

Đến năm 2025, thành phố hoàn thành 100% các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng, quy hoạch chi tiết các khu vực cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ... Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được xử lý đạt 100%; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 60%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%.

Thành phố ưu tiên hoàn thành sớm 4 bệnh viện đa khoa lớn tại các cửa ngõ Thủ đô, hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2025. Phấn đấu tăng tổng số lượng giường bệnh của các cơ sở y tế (tại các trung tâm y tế chuyên sâu, bệnh viện đa khoa các cấp) đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 21.880 giường bệnh, đến năm 2030 khoảng 24.380 giường bệnh...

Hà Nội phấn đấu tăng số lượng các trường trung học công lập và công lập tự chủ đến năm 2025 khoảng 135-140 trường, đến năm 2030 khoảng 150 trường. Tăng số lượng các trường Tư thục đến năm 2025 khoảng 112-116 trường, đến năm 2030 khoảng 125-130 trường. Đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, dẫn đầu cả nước về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu hoàn thành 100% trường học đạt chuẩn quốc gia trước năm 2030, trong đó có khoảng 50% trường đạt chuẩn cấp độ 2. 

Ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động

Về nhiệm vụ, giải pháp, trên cơ sở thống nhất nhận thức và hành động, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Trên cơ sở tổng kết, bổ sung, sửa đổi Luật Thủ đô, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) với nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, khai thác thế mạnh của Hà Nội, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch, xây dựng và đầu tư xây dựng, chú trọng tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường phân cấp cho UBND các quận, huyện, thị xã nhằm tạo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Phát triển nhà ở cho người lao động là mục tiêu thành phố Hà Nội đang thực hiện

Hà Nội sẽ đổi mới phương pháp, nội dung, quy trình quy hoạch; quy hoạch phát triển các khu vực cụ thể như: Không gian phát triển đô thị hai bên đường Vành đai 4, mô hình phát triển TOD tại các khu vực đầu mối giao thông công cộng, phương án bố trí sân bay thứ hai của Vùng Thủ đô Hà Nội...

Cùng với đó, thành phố sẽ tập trung xây dựng Chương trình phát triển đô thị Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề xuất xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển. Đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô: Thành phố, thị xã, quận, huyện, hành lang xanh - nông thôn. Tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới (xây dựng thành phố thuộc Thủ đô; đẩy mạnh tiến trình đô thị hóa tại các đô thị vệ tinh), từng bước hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô, tạo ra chùm đô thị với các thành phố, thị xã trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, khu vực đô thị hình thành theo các tuyến đường vành đai, tuyến đường kết nối nội vùng, liên vùng, tuyến đường sắt đô thị làm đối trọng và giải nén, giảm tải cho đô thị trung tâm, đưa người dân ra các đô thị xung quanh. Phấn đấu đến năm 2025 có 3 - 5 huyện phát triển thành quận.

Thành phố sẽ hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái, ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn; đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch... Phấn đấu diện tích nhà ở đạt 29,5 m2 sàn/ người vào năm 2025 và khoảng 31 m2 sàn/ người vào năm 2030.

Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp...

Trong chương trình, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thành phố và các cấp ủy trực thuộc Thành ủy. Chương trình cũng bao gồm 5 phụ lục nêu chi tiết các chỉ tiêu, số liệu giúp thuận tiện trong quá trình phân công, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát. 

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Cùng thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta trên khắp cả nước đã tổ chức nhiều trận đánh góp phần "chia lửa" với chiến trường chính Điện Biên. Tại Hà Nội, lực lượng vũ trang Thủ đô tổ chức nhiều trận đánh hiệu quả, tiêu biểu là trận tập kích sân bay Gia Lâm vào tháng 3 năm 1954, góp phần làm gián đoạn cầu hàng không tiếp tế của địch cho Điện Biên Phủ.

Khu tập thể E1 ở ngõ 29, phố Dương Khuê, quận Cầu Giấy (Hà Nội) được xây dựng từ lâu. Không được sửa chữa, nâng cấp, khu nhà nay đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người dân sinh sống ở đây.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố đã chi trả trợ cấp xã hội cho trên 203.000 đối tượng với tổng số tiền trên 646 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 368 ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội phối hợp với Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại nhà lưu niệm số 30 Hoàng Diệu, thành viên của câu lạc bộ Liên kết Trẻ cùng đông đảo các em học sinh, sinh viên đã cùng nhau thắp nến tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các anh hùng liệt sĩ.

Chiều 4/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đinh Tiến Dũng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri các quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 4/5, đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Theo kế hoạch, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính sẽ kiểm tra công tác cải cách hành chính 6 sở và 10 quận, huyện về việc triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thành phố giao tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024.

Sáng 4/5, Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tối 3/5, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D mapping, tại khu vực tượng đài cảm tử, phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sau khi rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.

Chiều ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, thuộc đơn vị bầu cử số 5, đã tiếp xúc cử tri huyện Hoài Đức trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tại buổi làm việc, vấn đề về đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục được các cử tri đặc biệt quan tâm.

Chiều 3/5, Đoàn kiểm tra số 3 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thành phố làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện dân chủ trên địa bàn hai xã Mê Linh, Liên Mạc (huyện Mê Linh).

Ngày 3/5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, cùng lãnh đạo của thành phố đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ; thăm hỏi, động viên các chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một đoạn tuyến thi công nâng cấp, cải tại đường 70 qua địa phận phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, đang trở thành bãi đỗ xe tự phát, trong khi hạ tầng cũ – mới không đồng bộ, thiếu biện pháp đảm bảo an toàn, khiến giao thông đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn

Đại lộ Chu Văn An, nay là đường Phạm Tu, thuộc huyện Thanh Trì, có chiều dài 2.5km, được đầu tư xây dựng rộng đẹp với 4 làn xe cùng hạ tầng đồng bộ. Nhưng nhiều năm qua, tuyến đường này bị đổ trộm rác thải, gây ô nhiễm môi trường.

Từ nay đến ngày 4/5, tại thành phố Hà Nội xuất hiện mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, tiềm ẩn nguy cơ úng ngập, sạt lở đất.

Chiều nay 02/05, đoàn công tác của Bộ Công an với khoảng 100 đại biểu - là đại diện Công an các tỉnh, thành phố đã có buổi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu tại Công an phường Dịch Vọng Hậu - quận Cầu Giấy. Đến dự có đại diện các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội.

Dự án đường trục phía Nam Thủ đô, đoạn đi qua huyện Phú Xuyên dài gần 9km. Sau thời gian dài 'đắp chiếu' để chờ mặt bằng sạch, gần đây, địa phương đã nối lại thi công. Tuy nhiên, vẫn còn hai khu vực chưa thể giải phóng mặt bằng, có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thông xe toàn tuyến được thành phố gia hạn trong năm 2025.

Sau phản ánh về tình trạng xe ô tô đỗ, dừng trái phép dưới lòng đường Nghiêm Xuân Yêm, đoạn gần khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim đã tiến hành giải tỏa, xử lý vi phạm. Bước đầu ghi nhận kết quả tích cực, tình hình trật tự đô thị tại khu vực này đã dần đi vào nề nếp.

Sáng nay (2/5), Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã trình bày Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố.

Sau hai tuần thực hiện cao điểm Tháng hành động về an toàn thực phẩm, 4 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố đã kiểm tra 11/30 quận, huyện, thị xã, phát hiện và xử lý nhiều vi phạm.

Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng.

Hà Nội trong dịp nghỉ lễ, từng góc phố, khu vui chơi công cộng, công viên, vườn hoa đều trở nên lung linh hơn. Đó là công sức của hàng vạn công nhân, lao động thuộc Công ty môi trường đô thị. Miệt mài và chăm chỉ, họ đang góp phần gìn giữ Thủ đô luôn sáng, xanh, sạch, đẹp.

Dù đã có nhiều chính sách để mời gọi nhân tài, nhưng sau 10 năm, Hà Nội mới đón được hơn 100 thủ khoa xuất sắc về làm việc tại các sở, ngành. Với mục tiêu tạo chính sách đột phá để nhân tài ở lại Hà Nội, một trong 9 nhóm chính sách quan trọng đã được thể chế hóa tại Điều 16, Luật Thủ đô sửa đổi.

Đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội cho biết trong ba ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (từ 27 đến hết 29/4), lượng khách đi tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông giảm mạnh.

Hà Nội đang xây dựng hồ sơ để "Phở" là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Kế hoạch vừa được UBND thành phố Hà Nội ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 5 ngày nghỉ lễ, Hà Nội có 87,9 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước và 650 nghìn lượt khách du lịch nội địa.

Công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được nhiều gia đình, nhóm bạn chọn làm địa điểm cắm trại, thư giãn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

Sang Việt Nam học đến nay đã hơn 10 năm, chàng trai người Palestine, Saleem Hammad, đã có những tình cảm đặc biệt với thủ đô Hà Nội. Anh đã làm vlog giới thiệu về văn hóa, lịch sử, ẩm thực của Hà Nội. Đặc biệt, Saleem đã dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang tiếng Ả rập.

Chiều tối 30/4, lo ngại tắc đường, người dân từ các tỉnh đã bắt đầu quay trở lại Hà Nội sớm, khiến mật độ giao thông trên nhiều tuyến phố dần đông đúc, các con đường cửa ngõ phía Nam Thủ đô ùn ứ cục bộ.

Tại Hà Nội, những địa điểm được nhiều gia đình lựa chọn cho dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 là các địa điểm sinh thái có không gian mở, nhiều cây xanh tại quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai... Giá cả phải chăng, không gian tươi mới, là những điều khiến các điểm vui chơi này thu hút người dân.

Trong báo cáo công bố ngày 29/4, Cục Thống kê Hà Nội cho biết hoạt động xây dựng trong 4 tháng qua trên địa bàn tiếp tục được quan tâm chú trọng. Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, sớm hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch đặt ra.

Cục CSGT - Bộ Công an cho biết, hết 21h ngày hôm qua (28/4), các phương tiện ô tô lưu thông trên đường Vành đai 3 sẽ không được đi vào làn khẩn cấp.

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Quý I năm nay, Hà Nội đón 6,54 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết sẽ di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp để lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… kết nối Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Trong tuần (từ ngày 19 đến 26/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước đó) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước đó).

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Nghệ thuật tranh đường phố, bích họa đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Những bức họa đã góp phần điểm tô sự sinh động cho các bức tường, khu phố khắp Thủ đô.

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.

Thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ các dự án bị chậm và bị đội vốn, trong khi tình hình ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng phức tạp.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động văn hoá hấp dẫn, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Dịp lễ năm nay có thêm nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Công viên hồ điều hòa Trung Văn, thuộc quận Nam Từ Liêm, bị bỏ hoang lâu ngày. Nhiều người tiếc đất đai bị bỏ lãng phí nên tận dụng đất để tăng gia.

Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/5, tình hình ATGT ghi nhận chung trên địa bàn thành phố Hà Nội tương đối ổn định, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao, song không xảy ra tình trạng ùn tắc. Các bến xe không gặp áp lực trong tiếp nhận, vận chuyển hành khách.