Hạ viện Mỹ tê liệt, ai sẽ là Tân Chủ tịch?| Nhìn ra thế giới| 10/10/2023

Trong tuần này, các nhà lập pháp sẽ bầu tân chủ tịch Hạ viện. Thế nhưng theo giới quan sát, dù ai thay thế ông McCarthy, sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa sẽ không biến mất, và những thách thức đối với nỗ lực vận hành Hạ viện một cách hiệu quả vẫn không thay đổi.

Lần đầu tiên trong lịch sử 234 năm của mình, hôm 03/10, Hạ viện Mỹ đã ủng hộ nghị quyết phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy – một thành viên của đảng Cộng hòa. Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện với đa số sít sao 221 - 212 và chỉ cần có 5 người thay đổi là có thể đe dọa quyền lực của ông McCarthy trong trường hợp tất cả các thành viên Dân chủ tại Hạ viện cùng bỏ phiếu phế truất. Điều này đã xảy ra khi tại cuộc bỏ phiếu trên, 8 thành viên Cộng hòa cùng với 208 thành viên Dân chủ đã bỏ phiếu để loại bỏ ông McCarthy khỏi chức vụ.

Người dẫn đầu nỗ lực bãi nhiệm ông McCarthy là nghị sĩ Matt Gaetz - thành viên đảng Cộng hòa cực hữu từ bang Florida. Vị nghị sĩ này và các hạ nghị sĩ Cộng hòa cực hữu khác đã bày tỏ tức giận vì ông McCarthy hôm 30/9 đã dựa vào phiếu bầu của đảng Dân chủ để thông qua nghị quyết gia hạn tài trợ tạm thời cho chính phủ tiếp tục hoạt động tới ngày 17/11.

Một số đảng viên Cộng hòa đã lên tiếng phản đối việc phế truất ông McCarthy, cho rằng việc này khiến đảng rơi vào tình trạng hỗn loạn.

“Họ đã khiến chúng tôi rơi vào tình trạng hỗn loạn. Trong khi chúng ta đang có quá nhiều việc cần làm, như tình trạng biên giới Mỹ-Mexico không được đảm bảo, nợ quốc gia, chi tiêu thâm hụt và lạm phát.”, ông Bruan Steil, Nghị sĩ đảng Cộng hòa nói.

Còn bà Nicole Malliotalis, một Nghị sĩ đảng Cộng hòa  cũng bày tỏ quan điểm "đảng Cộng hòa cần học cách đoàn kết với nhau. Chúng ta cần biết rằng chúng ta phải chiến đấu với đảng Dân chủ ở Thượng viện chứ không phải chống lại nhau, nếu chúng ta muốn hoàn thành mục tiêu nào đó”

Việc ông McCarthy bị lật đổ bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Cộng hòa, vốn đã tồn tại dai dẳng từ lâu và ngày càng sâu sắc hơn, đặc biệt từ khi cựu Tổng thống Donald Trump bắt đầu ra tranh cử lần đầu tiên năm 2016. Giới quan sát và cử tri Mỹ thì đặt câu hỏi: liệu đảng Cộng hòa có sẵn sàng lãnh đạo đất nước vào năm 2024 hay không?

Chủ tịch Hạ viện là vị trí quyền lực thứ 3 trong chính phủ Mỹ, chỉ sau Tổng thống và Phó Tổng thống. Chủ tịch có thể sắp xếp chương trình nghị sự lập pháp của Hạ viện, kiểm soát việc bổ nhiệm nhân sự tại các ủy ban, ấn định lịch bỏ phiếu và làm việc, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo sự thống nhất của thành viên trong đảng đối với các sáng kiến lập pháp lớn.

Một lý do khiến Chủ tịch Hạ viện có vị trí quan trọng là bởi Hạ viện được coi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp nhất với người dân nên được Hiến pháp Mỹ trao cho quyền ban hành mọi dự luật về ngân sách. Điều đó có nghĩa Hạ viện là nơi khởi nguồn tất cả các dự thảo chi tiêu. Do vậy, Hạ viện Mỹ sẽ bị tê liệt và mọi hoạt động lập pháp sẽ không được triển khai nếu quá trình bầu Chủ tịch Hạ viện kéo dài.

Sau khi ông McCarthy bị phế truất, ông Patrick McHenry, thành viên Đảng Cộng hòa, đảm nhiệm vị trí quyền Chủ tịch Hạ viện. Nhưng theo quy định, ông bị hạn chế về quyền hành và không thể tiến hành các hoạt động lập pháp thông thường. Nhiệm vụ chính của ông McHenry là tiến hành bỏ phiếu bầu chủ tịch Hạ viện mới. 

Ông Matthew Green, Giáo sư Chính trị - Đại học Công giáo Hoa kỳ nhận định: “Chủ tịch Hạ viện có ảnh hưởng đối với chương trình nghị sự. Họ có rất nhiều trách nhiệm. Đó là lý do tại sao việc thiếu chủ tịch Hạ viện lúc này đặc biệt đáng lo ngại, bởi vì điều đó có nghĩa là hạ viện và cơ quan lập pháp không thể làm được gì nhiều. Quốc hội Mỹ gần như rơi vào trạng thái tê liệt."

Cho đến khi có lãnh đạo mới, Hạ viện không thể bỏ phiếu về các dự luật. Việc hoạt động lập pháp của Mỹ bị đình trệ trước mắt sẽ ảnh hưởng tới vấn đề chi tiêu của chính phủ trong năm tài khóa 2024. Hiện nay chính phủ Mỹ chỉ được cấp ngân sách tạm thời tới ngày 17/11, do đó nếu Hạ viện chưa ổn định được hoạt động thì Quốc hội Mỹ sẽ không thể thỏa hiệp về vấn đề chi tiêu, khi đó chính phủ Mỹ sẽ lại phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa một lần nữa.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ lo ngại sự biến động chính trị tại Hạ viện sẽ ảnh hưởng đến cam kết ủng hộ Ukraine của Mỹ trong tương lai. Cuối tháng 9, quốc hội Mỹ đã quyết định loại bỏ khoản tài trợ trị giá 6 tỷ USD cho Kiev khỏi dự luật ngân sách tạm thời của chính phủ, và giờ đây Hạ viện lại đang bỏ trống vị trí chủ tịch,  khiến các hoạt động hỗ trợ tương lai cho Ukraine rơi vào tình thế bấp bênh.

Thêm vào đó, trước tình hình xung đột bất ngờ nổ ra giữa Israel và các lực lượng ở Palestine làm chấn động thế giới, Mỹ đã đề xuất gửi viện trợ bổ sung và điều tàu chiến, máy bay chiến đấu đến hỗ trợ quốc gia đồng minh Trung Đông. Nhưng theo hãng tin CNN, lời cam kết hỗ trợ này đang gặp trở ngại do vị trí Chủ tịch Hạ viện đang bị bỏ trống.  Các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang thúc đẩy quá trình cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Israel sớm nhất có thể, dựa trên các thỏa thuận và cam kết giữa 2 đồng minh. Dự kiến khoảng 100 triệu USD viện trợ cho Israel sẽ được chi thông qua Quyền rút vốn của tổng thống (PDA), cho phép vận chuyển nhanh chóng thiết bị từ kho vũ khí hiện có, để gửi viện trợ ngay lập tức. Tuy nhiên, các khoản viện trợ lớn hơn sẽ cần Quốc hội Mỹ thông qua.

Ứng cử viên đầu tiên tuyên bố tham gia cuộc đua đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jim Jordan. Trước đó, việc ông Jordan thành lập liên minh với cựu Chủ tịch vừa bị bãi nhiệm McCarthy khiến ông đang bị những người theo đường lối cứng rắn của đảng Cộng hòa hoài nghi, trong khi những nghị sĩ ôn hòa cũng coi ông là “quá bảo thủ”. Ông Jordan là một đồng minh thân cận của cựu tổng thống Donald Trump. Ông Trump, người đang dẫn đầu cho đề cử ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2024, đã lên tiếng ủng hộ ông Jordan làm chủ tịch Hạ viện.

Trong khi đó, với tư cách là đảng viên Cộng hòa số 2 tại Hạ viện chỉ đứng sau chủ tịch, nghị sỹ Steve Scalise là một nhân vật nổi bật và từ lâu đã được coi là người kế nhiệm hoặc đối thủ tiềm năng của ông McCarthy. Trước khi trở thành lãnh đạo phe đa số, ông Scalise từng là người đứng đầu Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, một vai trò tập trung vào việc kiểm phiếu và đảm bảo sự ủng hộ cho các ưu tiên chủ chốt của đảng. Tuy nhiên, có nguồn tin cho hay, ông Scalise đang đối mặt lo ngại về vấn đề sức khỏe vì phải chiến đấu với căn bệnh đa u tủy, một dạng ung thư máu. Dù vậy ông khẳng định mình đủ sức khỏe để làm chủ tịch Hạ viện.

Ứng viên chủ tịch Hạ viện phải được nghị sĩ đề cử và phải có số phiếu quá bán, tương đương 217 phiếu bầu để trúng cử. Nhưng đến nay, ông Scalise và ông Jordan mỗi người đều chỉ nhận được khoảng 20 sự tán thành từ đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện. Cả hai nhà lập pháp cũng đang đưa ra lời kêu gọi trực tiếp với nhiều thành viên trung dung hơn. 

Trong một diễn biến bất ngờ, ông Kevin McCarthy hôm 09/10 tuyên bố sẵn sàng trở lại vị trí Chủ tịch nếu có đủ sự ủng hộ từ các thành viên đảng Cộng hòa, dù trước đó hôm 03/10 ông cho biết sẽ không tranh cử chức Chủ tịch Hạ viện nữa.

Việc ông McCarthy trở lại lãnh đạo Hạ viện không phải không có khả năng, khi một số đảng viên Cộng hòa theo đường lối trung dung hiện đang kêu gọi khôi phục chức vụ Chủ tịch của ông sau các diễn biến ở Israel, do lo ngại rằng Hạ viện vẫn bị tê liệt khi không có chủ tịch và khó đạt được đồng thuận để bầu ra lãnh đạo mới. Một số người khác suy đoán ông McCarthy sẽ phải đạt được thỏa thuận với đảng Dân chủ để giành chiến thắng, điều mà ông đã từ chối thực hiện vào tuần trước.

Theo thống kê của CNN, cho đến nay chỉ có hơn 60 thành viên đảng Cộng hòa công khai xác nhận lựa chọn của mình, và nhiều hạ nghị sỹ khác cho biết sẽ kín đối tượng ủng hộ. Nếu không có ai giành được 217 phiếu bầu để trở thành chủ tịch, vẫn có khả năng các ứng cử viên khác xuất hiện vào phút cuối. Những cái tên nổi bật khác gồm có Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu của đảng Cộng hòa Kevin Hern, Chủ tịch Hạ viện lâm thời Patrick McHenry, và Chủ tịch Nội quy Hạ viện Tom Cole.

Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số tại Hạ viện, do đó việc bầu Chủ tịch Hạ viện được coi là chuyện nội bộ của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, những chia rẽ nội bộ đảng sẽ khiến quá trình bầu ra lãnh đạo Hạ viện khó mà suôn sẻ. 

Bất kỳ ai trở thành chủ tịch Hạ viện tiếp theo đều đứng trước thách thức phải dung hòa giữa hai phe bảo thủ và ôn hòa trong nội bộ đảng Cộng hòa, đồng thời cũng phải chứng tỏ được khả năng dẫn dắt, điều phối các cuộc tranh luận ở Hạ viện về các dự luật quan trọng sắp tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông sẽ cố gắng làm việc với tân Chủ tịch Hạ viện, và kêu gọi đảng Cộng hòa thông qua luật chi tiêu cho chính phủ liên bang trước khi nguồn tài trợ hiện tại hết hạn vào ngày 17/11. 

User
Ý KIẾN

Ukraine kỳ vọng vũ khí tầm xa sẽ giúp ngăn chặn các bước tiến của Nga ở miền Đông Ukraine và tăng thế tấn công cho Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã đưa ra cảnh báo đanh thép rằng nếu hạn chế này được dỡ bỏ nghĩa là phương Tây đang tham gia trực tiếp vào cuộc chiến với Nga.

Theo quy định mới được một số quốc gia châu Âu ban hành, bắt đầu từ năm học này, học sinh sẽ không được giữ điện thoại di động bên mình trong suốt cả ngày học; Tất cả trường học ở Gaza vẫn đóng cửa sau 11 tháng xung đột.

Một cuộc tranh cãi gay gắt đang diễn ra công khai giữa người giàu nhất thế giới Elon Musk và một thẩm phán của Tòa án Tối cao của Brazil. Cuộc chiến pháp lý của X với Tòa án Tối cao Brazil đặt ra những câu hỏi lớn về ranh giới giữa chống lại thông tin sai lệch và bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã trở thành tâm điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024. Bà Harris được đánh giá có màn tranh luận thuyết phục hơn, trong khi ông Trump dường như đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chiến thuật tranh cử trước một đối thủ hoàn toàn mới, trẻ và năng động hơn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần trước từng phát biểu với hãng tin Sky News rằng Ukraine sẽ giữ vùng lãnh thổ Kursk như một phần quan trọng trong kế hoạch chiến thắng của ông nhằm chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực khi Nga đang phản công mạnh ở đây. Trong khi đó, liệu việc phương Tây dự định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga có thể thay đổi cục diện xung đột?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm ông Michel Barnier, 73 tuổi, làm Thủ tướng mới của nước này. Tuy nhiên, đảng cánh tả và hàng ngàn người dân đã biểu tình phản đối quyết định này của Tổng thống Macron, đẩy nước Pháp rơi vào một cục diện hỗn loạn mới, báo hiệu tương lai không chắc chắn của Tân thủ tướng Barnier.

Ngày 10/9, ứng cử viên đảng Cộng hòa - ông Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ - bà Kamala Harris sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Cách hai ứng viên thể hiện trên sân khấu được đánh giá sẽ tác động rất lớn đến chiến dịch tranh cử của họ, từ đó tạo ra bước ngoặt trên con đường vào Nhà Trắng.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tin rằng FOCAC là một cơ chế hiệu quả để thúc đẩy hợp tác thực chất giữa Trung Quốc và châu Phi.

Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, các nước châu Á liên tiếp chứng kiến hai siêu bão có sức tàn phá nặng nề. Ngày 29/8, bão Shanshan có sức gió lên tới 252 km/h đã đổ bộ vào đất liền Nhật Bản. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Nhật Bản kể từ năm 1960. Ngày 2/9, bão Yagi đổ bộ vào Philippines đã làm 16 người thiệt mạng, thiệt hại về cơ sở hạ tầng ước tính khoảng 4 triệu USD.

Đến cuối tháng 8/2024, đã có khoảng 27.000 người dân Cộng hòa Dân chủ Congo mắc bệnh đậu mùa khỉ, hơn 1.100 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em. Hiện căn bệnh này đã lan sang nhiều nước, vì vậy việc cung cấp vaccine cho các cộng đồng đang cần là vô cùng quan trọng.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 (EEF 2024) không chỉ là cơ hội để giới chức Nga đánh giá toàn diện về tiềm năng kinh tế, giới thiệu các cơ hội đầu tư và điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của vùng Viễn Đông, mà còn là sự kiện quốc tế quan trọng nhằm thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng đầu tư của Nga và thế giới, qua đó giúp Moscow phá thế cô lập ngoại giao cũng như nâng cao vị thế chính trị ở khu vực và trên thế giới.

Sau khi thi thể 6 con tin Israel được tìm thấy trong đường hầm ở Gaza, các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ đầu cuộc xung đột đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Israel, nhằm gây sức ép yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu hành động để đạt được thỏa thuận ngừng bắn, giải cứu các con tin còn lại.

Tình hình căng thẳng ở Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các cuộc giao tranh giữa quân đội Israel và các lực lượng ủy nhiệm thân Iran vẫn diễn ra ác liệt. Chiến sự leo thang đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực. Điều này có thể thấy rõ ở Israel.

Cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng nóng lên và các công ty công nghệ lớn đều không tiếc tiền chi mạnh tay cho hệ thống AI của riêng mình, bênh cạnh việc đầu tư chiến lược vào các dự án tiềm năng khác.

Cựu Tổng thống Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa và Phó Tổng thống Kamala Harris - ứng viên của đảng Dân chủ đang có nhiều quan điểm và chính sách khác nhau về những vấn đề nổi cộm mà cử tri Mỹ quan tâm.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố họ đã phát động một chiến dịch chống khủng bố lớn với Cơ quan An ninh Israel (ISA) tại các khu vực Jenin và Tulkarem ở phía bắc Bờ Tây. Bạo lực bùng phát trở lại song song với cuộc chiến tàn khốc ở Gaza.

Theo nhận định của các nhà khoa học, hiện tượng thời tiết La Nina đang có dấu hiệu quay trở lại , khiến tần suất mưa lớn, bão, lũ gia tăng ở nhiều nước châu Á trong năm nay. Nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan và Bangladesh phải đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng. Trong khi đó, Nhật Bản phải đối phó với Siêu bão Shanshan, cơn bão mạnh nhất trong năm này. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng, hơn 80 người bị thương do bão Shanshan.

Năm 2023 là một năm khó khăn đối với các nhà sản xuất lúa gạo châu Á do nắng nóng kỷ lục trong mùa Hè, đến năm 2024 thời tiết bất lợi vẫn tiếp tục đe dọa làm sụt giảm sản lượng canh tác, đẩy giá gạo châu Á liên tục duy trì mức cao kể từ đầu năm đến nay. Indonesia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Vụ bắt giữ CEO Telegram - Pavel Durov là một cơn địa chấn trong giới công nghệ, cho thấy những thách thức mà các nền tảng trên toàn cầu đang phải đối mặt. Tuy nhiên cũng có thông tin cho rằng, vụ bắt ông Durov là có liên quan động cơ chính trị.

Đến tháng 8/2024, ít nhất 16 quốc gia và vùng lãnh thổ xác nhận có các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sức khỏe cộng đồng do bệnh đậu mùa khỉ. Theo Quy định Y tế Quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ pháp lý phải phản ứng nhanh chóng khi có ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sức khỏe cộng đồng.

Khu vực Trung Đông hiện đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều năm qua. Ngày 25/8 đã chứng kiến cuộc giao tranh lớn nhất trong 11 tháng qua giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah có trụ sở tại Liban, khi Hezbollah phóng hơn 300 quả tên lửa vào 11 mục tiêu quân sự ở Israel. Ngay trước đó, quân đội Israel đã điều 100 máy bay chiến đấu thực hiện đòn tấn công phủ đầu vào hàng loạt địa điểm được cho là nơi phóng tên lửa của Hezbollah ở miền Nam Liban.

Trung Quốc thời gian qua đã đẩy mạnh thử nghiệm taxi bay và máy bay không người lái chở hàng lớn nhất từ trước đến nay, đặt ra những cơ hội mới cho “nền kinh tế tầm thấp” đang nở rộ tại quốc gia tỷ dân này.

Mặc dù du lịch là nguồn thu rất cần thiết, nhưng đối với người dân địa phương ở nhiều quốc gia, những tác động tiêu cực của du lịch đang bắt đầu lớn hơn những lợi ích đem lại. Tắc nghẽn giao thông, giá thuê nhà, giá sinh hoạt tăng cao khiến người dân ở nhiều thành phố lớn cảm thấy mệt mỏi.

Cuộc đột kích đã bước sang tuần thứ ba nhưng các lực lượng Ukraine tại Kursk vẫn không có dấu hiệu cho thấy họ có ý định rút lui. Trong khi đó, Kiev đang phải trả giá khi tiếp tục để mất đất tại miền Đông nước này. Hiện các lực lượng Nga đang áp sát thành phố chiến lược Pokrovsk, chỉ còn cách thành phố này vài km.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chấp nhận đề cử của Đảng Dân chủ, chính thức trở thành ứng viên đại diện đảng này tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới. Việc chính thức được đề cử đã tiếp thêm động lực cho bà Harris trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Các cuộc điều tra cho thấy số người ủng hộ bà Harris đang vượt trội so với ứng viên Đảng Cộng Hòa Donald Trump.

Hy Lạp hiện là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Âu trong bối cảnh các nước như Đức, Pháp đều đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, quốc gia Nam Âu này đang đối mặt với một số thách thức đòi hỏi Athen phải nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đón gần 14,6 triệu lượt du khách nước ngoài, tăng hơn 152% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể nói, Trung Quốc đã và đang thành công phát triển ngành du lịch với những đặc điểm riêng biệt, đóng vai trò là tâm điểm cho sự phát triển chất lượng cao của đất nước tỷ dân.

Trung Quốc ngày nay đang đạt được những tiến bộ lớn về khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến chiến lược công nghiệp quốc gia "Made in China 2025”.

Từ cách đây hàng thập kỷ, Trung Quốc đã xác định phát triển kinh tế và xã hội xanh là mắt xích quan trọng để đạt được sự phát triển chất lượng cao. Đất nước tỷ dân vừa ban hành một bộ tài liệu “Hướng dẫn về đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trong phát triển kinh tế và xã hội” nhằm triển khai những mục tiêu xanh và giảm carbon một cách có hệ thống.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/8 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở châu Phi, là mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này.

Sáng nay, 16/8, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu bầu bà Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và hiện là lãnh đạo đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) làm Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan. Ở tuổi 37, bà là Thủ tướng trẻ nhất, là nữ thủ tướng thứ hai của Thái Lan và là nhà lãnh đạo thứ ba của đất nước thuộc gia tộc Shinawatra, sau cha và dì bà là Yingluck Shinawatra.

Năm 2024 dường như không thể tệ hơn đối với tập đoàn Boeing của Mỹ, một trong hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Liên tiếp những sự cố như bung cửa giữa không trung, phát hiện sai phạm trong quá trình giám sát quản lý chất lượng, cháy động cơ, sự cố tàu Staliner... khiến danh tiếng của Boeing bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thiệt hại tài chính khó lường.

Tình báo Mỹ và Israel cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy Iran chuẩn bị tiến hành tấn công trực tiếp Israel để trả đũa cho vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của Hamas tại Tehran. Phía Iran cũng nhiều lần khẳng định sẽ có hành động đáp trả đối với Israel. Tuy nhiên, đến ngày 14/8 Iran vẫn chưa tiết lộ thời gian và cách thức đáp trả, nguyên nhân vì sao?

Nước Anh đang trải qua làn sóng bạo loạn tồi tệ nhất kể từ năm 2011, khi các cuộc biểu tình phản đối người nhập cư và Hồi giáo đã bùng phát trên khắp đất nước trong những ngày qua. Nguyên nhân dẫn đến bạo loạn xuất phát từ tin đồn thất thiệt về gốc gác của nghi phạm trong vụ đâm dao nghiêm trọng ở thị trấn Southport, Tây Bắc nước Anh.

Xung đột Nga - Ukraine đã bước vào giai đoạn mới sau khi Kiev phát động tấn công vào khu vực Kursk của Nga. Đây là một trong những cuộc tấn công táo bạo nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi xung đột bắt đầu vào năm 2022.

Tiềm năng và cơ hội mà robot dựa trên AI mang lại là rất lớn và ngày càng bao trùm ở nhiều lĩnh vực, nhiều ứng dụng lần đầu xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, từ bảo vệ môi trường đến các ngành mỹ phẩm làm đẹp hay trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người.

Trong thời đại bùng nổ dân số như ngày nay, tình trạng thiếu lương thực đã trở thành vấn đề nan giải của hầu hết các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới. Việc tìm nguồn thực phẩm bổ sung và thay thế là vấn đề cấp bách. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), côn trùng là nguồn cung cấp chất béo, protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào. Việc sản xuất loại thực phẩm này không gây ô nhiễm môi trường.

Từ khi Tổng thống Biden rút lui và giới thiệu bà Harris ra tranh cử đến nay, bà đã rất thành công trong việc vận động tranh cử. Tuy nhiên, tình hình kinh tế bất ổn gần đây có nguy cơ củng cố quan điểm của cử tri rằng nền kinh tế Mỹ đang không ổn định, tạo cơ hội cho cựu Tổng thống Donald Trump.

Indonesia những năm gần đây đang nhanh chóng nổi lên như một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và triển vọng, được dự báo có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (xét theo sức mua tương đương) vào năm 2026 nếu thúc đẩy tốc độ tăng trưởng lên mức 6 - 7%/ năm.

Biến đổi khí hậu không còn là mối đe dọa trong tương lai, mà đang diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Mặc dù đã được cảnh báo trước về một mùa hè 2024 gay gắt và đổ lửa, nhưng việc thế giới vừa phải trải qua tháng 7 nắng nóng cực đoan, khắc nghiệt, một lần nữa cho thấy mùa hè năm nay sẽ nóng chưa từng có.

Một tuần sau vụ lãnh đạo chính trị của Hamas bị sát hại ở Tehran và một chỉ huy cấp cao của Hezbollah bị Israel sát hại ở Beirut, các nhà lãnh đạo Iran cùng các nhóm được Iran hậu thuẫn, hay còn gọi là “trục kháng chiến” tuyên bố sẽ trả đũa mạnh mẽ, đẩy Trung Đông đến bên bờ vực chiến tranh toàn diện. Vậy Iran sẽ tấn công khi nào và với kịch bản ra sao đang trở thành vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm.

Các lực lượng Nga đang đạt được những bước tiến nhanh chóng ở khu vực Donetsk phía Đông Ukraine, kiểm soát một số ngôi làng và tiến gần đến thành phố Pokrovsk, một trong những thành trì chính của Ukraine trong khu vực. Tốc độ tiến công gần đây của Nga trái ngược hoàn toàn với những thành quả chậm nhưng ổn định mà Moscow đạt được từ đầu năm đến nay ở mặt trận Donetsk.

Hiện có gần 1.200 địa điểm trên thế giới được UNESCO công nhận là di sản thế giới của nhân loại. Các di sản này không chỉ nổi bật về mặt lịch sử và văn hóa, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sự đa dạng của sự sống trên Trái đất, duy trì các hoạt động sinh thái thiết yếu và giải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu của di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế để phát triển bền vững.

Pháp đang thực hiện tham vọng biến sông Seine đã ô nhiễm suốt 100 năm qua thành một dòng sông đáp ứng tiêu chuẩn cho các hoạt động thi bơi của Olympic. Tuy nhiên, những màn biểu diễn và diễu hành của hơn 7.000 vận động viên trên sông vào đêm khai mạc, cộng với trận mưa kéo dài, đã khiến tình trạng ô nhiễm của sông Seine một lần nữa trở thành vấn đề gây tranh cãi.

Trung Đông đang đứng trước ngã rẽ nguy hiểm với những diễn biến khó lường sau khi hai lãnh đạo cấp cao của hai nhóm vũ trang đã bị ám sát cách nhau chỉ vài giờ. Israel đang bị quy trách nhiệm thực hiện cả hai vụ ám sát. Những diễn biến mới này đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực vốn đã bất ổn, khi căng thẳng giữa Israel với Hamas, Hezbollah và Iran bị đẩy lên một nấc thang mới, đồng thời đặt câu hỏi rằng liệu Israel có phải một nhà nước hiếu chiến?

Bên cạnh bội thu du lịch, các cuộc biểu tình phản đối du lịch lại đang lan rộng khắp châu Âu từ Hà Lan, tới Hy Lạp và Tây Ban Nha. Lý do là bởi chính sách du lịch không bền vững, khách du lịch quá đông khiến giá nhà tại nhiều nước Châu Âu tăng vọt, cùng với đó là đủ loại chi phí tăng cao, môi trường bị ảnh hưởng.