Hạn chế doanh nghiệp BĐS huy động vốn quá mức quy định

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực kể từ ngày 1/8 với quy định chặt chẽ về năng lực chủ đầu tư các dự án bất động sản, trong đó, tổng dư nợ vay của chủ đầu tư dự án bất động sản không được vượt quá 5,67 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó về dòng tiền, đồng thời phải đối diện với áp lực trả nợ lớn, đặc biệt là nợ trái phiếu đến hạn. Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong nửa cuối năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 140.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản (trị giá gần 59.000 tỉ đồng), tương đương 42%. Đây cũng là nhóm trái phiếu gặp áp lực trả nợ lớn nhất hiện nay.

TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho biết: “Riêng năm 2024, trên 100.000 tỷ vốn trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, đến hạn, chưa kể lượng trái phiếu doanh nghiệp; trong đó, khoảng 1/5 là do các doanh nghiệp bất động sản phát hành sẽ thanh toán trước hạn. Điều này sẽ tạo ra vấn đề về thiếu vốn trầm trọng cho các doanh nghiệp, dự án bất động sản”.

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản mới được Chính phủ ban hành đã quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần bảo đảm 3 điều:

  • Thứ nhất, đáp ứng các tỉ lệ an toàn tài chính của doanh nghiệp; tuân thủ các quy định của pháp luật về tín dụng và pháp luật về trái phiếu doanh nghiệp.
  • Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vay tại tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện dự án bất động sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận làm chủ đầu tư thì phải đảm bảo tổng dư nợ vay tại tổ chức tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu phải có theo quy định đối với mỗi dự án không vượt quá 100% tổng vốn đầu tư của dự án đó.
  • Thứ ba là tổng tỉ lệ dư nợ vay tại tổ chức tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện dự án không quá 4 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đối với mỗi dự án bất động sản có quy mô sử dụng đất dưới 20ha và không quá 5,67 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đối với mỗi dự án bất động sản có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên.

Theo các chuyên gia, quy định này sẽ gây ra một số khó khăn nhưng cũng là công cụ giúp thị trường thanh lọc năng lực của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản một cách hiệu quả. Đồng thời, các chủ đầu tư bất động sản sẽ phải tính toán thận trọng hơn trong việc thu hút nguồn vốn qua kênh phát hành trái phiếu.

Các chủ đầu tư bất động sản sẽ phải tính toán thận trọng hơn trong việc thu hút nguồn vốn qua kênh phát hành trái phiếu.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay: “Chắc chắn sẽ có những khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng đây là những quy định để tạo ra tính an toàn cho cả doanh nghiệp lẫn thị trường. Theo công thức của thế giới, người ta đều có cái cấu trúc dư nợ tín dụng trên vốn chủ sở hữu, trên vốn của doanh nghiệp. Chúng ta cũng cần có những quy định để chúng ta thích nghi với những cái quản lý theo xu hướng hiện đại của thế giới”.

Siết chặt hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án bất động sản sẽ tránh được tình trạng sử dụng vốn vay để đầu tư vào các dự án khác hoặc mục đích khác. Từ đó, sẽ hạn chế được tình trạng các dự án chậm tiến độ, thậm chí bỏ hoang do đứt dòng vốn như đã từng xảy ra trước đây.

User
Ý KIẾN

Trong tháng 10 này, hai huyện Quốc Oai và Thường Tín dự kiến sẽ tổ chức đấu giá 79 lô đất ở, mức giá khởi điểm chỉ từ 3,8 triệu đồng/m².

Trong Quý III/2024, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội là phân khúc vẫn giữ được lượng khách thuê và giá thuê ổn định dù sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất giải pháp công khai đối tượng bỏ cọc nhằm hạn chế việc đấu giá để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Sáng 9/10, tại phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch năm 2025. Nội dung đáng chú ý trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế là nhiều lo ngại về thị trường bất động sản khi giá nhà đất tăng quá cao.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đẩy nhanh hoàn thành công tác ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết vướng mắc trong thực tiễn, khơi thông các động lực, phát huy các nguồn lực đất đai, vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong Quyết định 61 của UBND thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp và 90 ngày đối với đất nông nghiệp (kể từ ngày UBND cấp huyện ra thông báo thu hồi đất).

Số liệu từ các đơn vị tư vấn dịch vụ bất động sản cho thấy, từ năm 2025, thị trường Hà Nội có thể đón khoảng 110.000 căn hộ chung cư mới.

Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó, đề cập cụ thể về những thửa đất bị xét vào diện “không đủ điều kiện tồn tại”.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc, tỷ lệ 1/2000.

Hai khu tập thể cũ là Kim Liên và Trung Tự nằm trên địa bàn quận Đống Đa, dù đã đưa vào sử dụng hàng chục năm và có nhiều dấu hiệu xuống cấp, nhưng hiện vẫn đang được rao bán với giá từ 4-5 tỷ đồng/căn.

Bộ Xây dựng đã nêu rõ nguyên nhân giá bất động sản tăng cao là do lệch pha cung cầu, thổi giá và đẩy giá, chi phí đầu vào bất động sản tăng cao.

Trước tình trạng giá nhà liên tục tăng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, đã khiến nhiều người trẻ phải lựa chọn: mua nhà trước, hay kết hôn và lập gia đình trước?

Từ 7/10, quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa là 50m2 có hiệu lực sẽ khắc phục triệt để tình trạng phân lô nhỏ lẻ tràn lan, ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, đồng thời hạn chế tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo.

Sau hơn một năm gần như đóng băng theo đà lao dốc của thị trường chung, giá bất động sản ở Đông Anh đang bị đẩy lên rất cao, đến mức phi lý. Thông tin về quy hoạch, việc tung tin cầu Tứ Liên chuẩn bị khởi công, cùng hiệu ứng huyện chuẩn bị lên quận đã được môi giới, đầu cơ lợi dụng để nâng giá, tạo "sốt" đất.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 rằng Chính phủ và các cơ quan chức năng đang có những động thái cụ thể nhằm kiểm soát thị trường bất động sản.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, cả nước mới có khoảng 40.000 môi giới bất động sản được cấp chứng chỉ hành nghề, con số này còn ít so với số lượng môi giới đang hành nghề trên cả nước.

UBND thành phố Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến về quy định áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 của Luật Thủ đô 2024).

Từ ngày 7/10, Quyết định 61/2024 của UBND thành phố quy định các nội dung liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai bắt đầu có hiệu lực.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 4/2024, cả nước đã xây dựng được khoảng trên 400 công trình xanh với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10 triệu m².

Thành phố Hà Nội quy định diện tích tối thiểu để tách thửa là 50m2 . Luật đất đai 2024 cũng quy định việc tách thửa đất thổ cư phải đảm bảo những điều kiện cụ thể.

Giá căn hộ chuyển nhượng tại Hà Nội đã có sự tăng đột biến từ tháng 8/2023, trước khi đi ngang với mức giá neo ở ngưỡng cao trong vài tháng trở lại đây, khiến thị trường tiềm ẩn nhiều bất ổn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hiệu lực từ ngày 4/10. Đây sẽ là cơ sở để ngăn chặn những hành vi vi phạm về đất đai.

Việc phát triển các công trình xanh đã được các nước trên thế giới thực hiện từ lâu, hầu hết là các nước đứng đầu về khoa học công nghệ, nền kinh tế vững mạnh.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) báo cáo tính đến ngày 30/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so cùng kỳ năm 2023.

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về giảm tiền thuế đất năm 2024 và đang xin ý kiến đóng góp trước khi chính thức trình Chính phủ phê duyệt.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu gói tín dụng mới trị giá 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội (NƠXH) trong tháng 10.

UBND TP. Hà Nội đã trình HĐND Thành phố xem xét, cho ý kiến đối với Chương trình phát triển đô thị TP. Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND TP khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong nỗ lực thay đổi theo hướng “xanh hóa”, ngày càng nhiều công trình xanh được xây dựng; nhiều dự án, công trình đã sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

Sau hơn hai tháng triển khai Nghị định 94/2024 về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản, Nghị định được đánh giá là giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn với nhà ở xã hội (NƠXH).

Trong quý III/2024, ngành bán lẻ, văn phòng tại thị trường TP.HCM tiếp tục đạt kết quả hoạt động tích cực nhờ vào sự mở rộng của nhiều chuỗi thương hiệu và nhu cầu thuê mạnh mẽ từ các nhóm khách thuê chính.

Mặc dù thị trường cho thuê nhà nguyên căn phát triển khá nhộn nhịp nhưng nhiều người đi thuê lại khó có thể lựa chọn được nơi thuê ưng ý.

Trong những năm gần đây, tại thành phố Thủ Đức (TP.HCM) diễn ra một xu hướng đáng lo ngại với sự xuất hiện của nhiều khu đô thị bỏ hoang, vắng vẻ, thưa thớt cư dân sinh sống.

Thanh Oai sẽ dừng các phiên đấu giá 197 thửa đất trong tháng này nhằm đảm bảo công tác đấu giá quyền sử dụng đất theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.

Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2024, những tham luận trong phiên toàn thể về phát triển công trình xanh tại Việt Nam đã đề cập đến nhiều giải pháp quan trọng.

Lượng hàng tồn kho lớn cùng những áp lực về đáo hạn trái phiếu, các ngân hàng siết các điều kiện cho vay khiến doanh nghiệp bất động sản loay hoay trong bài toán xoay xở dòng tiền.

Tại Hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đến 2030, tầm nhìn 2050, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM cần tránh dàn trải khi phát triển đô thị, đặc biệt cần quan tâm đến mức sống của người dân.

Qua rà soát việc tổ chức đấu giá đất tại 2 huyện Thanh Oai và Hoài Đức thời gian qua, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết đã xác định có 3 vấn đề tồn tại cần khắc phục.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo “Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn”.

Với chủ đề "Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn", tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 (lần thứ 4) đã khai mạc vào sáng 3/10.

Trái ngược với sự phục hồi của kinh tế, tình trạng bỏ trống mặt bằng kinh doanh bán lẻ tại khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Với nhiều ưu điểm thì đấu giá đất vẫn là hình thức được cả Nhà nước và người dân ưu tiên lựa chọn khi "đất sạch”, mang lại nguồn thu cho ngân sách.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ xử lý dứt điểm các các dự án bất động sản, nhà ở xã hội gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài qua nhiều thời kỳ.

Liên danh chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội tại ô đất NO1 (thuộc dự án Khu đô thị mới Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vừa đưa ra khuyến cáo cảnh báo người dân.

Luật Đất đai 2024 đã bổ sung một số điểm mới mà các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng và thực hiện đúng.

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về rà soát công tác tổ chức đấu giá đất, đồng thời kiểm soát giá bất động sản trên địa bàn, nhiều địa phương đã vào cuộc.

Các dữ liệu cho thấy chung cư Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới, bị đẩy tăng cao gấp đôi so với thời điểm năm 2021.