Hàng loạt di tích lịch sử ở Dải Gaza bị tàn phá

Một năm đã trôi qua kể từ khi vòng xung đột mới giữa Palestine và Israel bắt đầu nhưng cuộc xung đột vẫn chưa có dấu hiệu nào sẽ lắng xuống. Cuộc xung đột không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, làm hàng triệu người phải đi lánh nạn mà còn phá hủy hoàn toàn một loạt di tích lịch sử văn hóa của vùng đất này.

Vào ngày 7/10/2023, phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) công bố chiến dịch quân sự "Cơn lũ al-Aqsa” chống lại Israel, bắn một số lượng lớn tên lửa vào Israel. Thủ tướng Israel Netanyahu ngay lập tức tuyên bố rằng Israel đã bước vào "tình trạng chiến tranh". Kể từ khi Israel bắt đầu tấn công Dải Gaza, vô số di tích lịch sử văn hóa của người Palestine đã bị hư hại nghiêm trọng hoặc phá hủy. 

Di tích lịch sử văn hóa là một phần thiết yếu tạo nên bản sắc của một quốc gia và mang ý nghĩa biểu tượng to lớn, tuy nhiên, cuộc xung đột Israel - Hamas cho thấy sự tàn phá không thương tiếc những di tích lịch văn hóa phong phú của Gaza.

Nhà thờ Hồi giáo cổ Al -Omari bị tàn phá ở Gaza ngày 08/12/2023; Nguồn: Reuters

Nhà thờ Hồi giáo Al - Omari được xây dựng từ hơn 1.400 năm trước, với diện tích khoảng 4.100 m2, là một trong những thánh đường cổ nhất, lớn nhất của người Hồi giáo ở Dải Gaza và cũng là công trình văn hóa mang tính biểu tượng của vùng đất này, đã bị phá hủy gần như toàn bộ trong các đợt không kích của Israel. Các hình ảnh đăng tải về nhà thờ này hôm 8/12/2023 khi xảy ra vụ tấn công cho thấy, toàn bộ phần mái và tòa sảnh chính đã bị đổ sập, một số bức tường có mái vòm cũng bị phá hủy, cái còn lại nguyên vẹn duy nhất chỉ là một ngọn tháp.

Tariq Hania lớn lên ở Thành phố cổ Gaza trước khi xung đột nổ ra, anh làm hướng dẫn viên du lịch và thường đưa khách du lịch đến Nhà thờ Hồi giáo Omari. Nhìn thấy tòa nhà lịch sử này trở thành đống đổ nát, Hania có một cảm xúc khó tả trong lòng. "Trong Thế chiến thứ nhất, nó đã bị tàu hải quân Anh ném bom. Hơn một trăm năm sau, địa điểm này lại hứng chịu một thảm họa khác khi bị tàu chiến Israel cho nổ tung từ biển", Hania chia sẻ.

Tariq Hania cho biết thêm: "Mỗi lần nhìn lên và nhìn thấy những thứ này, tôi không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, thậm chí có lúc tôi còn khóc. Một số bạn trẻ không hiểu thường tới hỏi tôi có chuyện gì vậy? Thực sự, bạn không thể tưởng tượng được điều này có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời tôi".

Nhà thờ Hồi giáo Al Omari ở Gaza không phải là tượng đài duy nhất bị phá hủy. Thống kê từ Cục Cổ vật Palestine cho thấy có hơn 280 tòa nhà ở thành phố cổ của Thành phố Gaza đã được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước, trong số đó có hàng trăm tòa nhà đã hơn 500 năm tuổi. Trong năm qua, cuộc xung đột đang diễn ra đã gây ra thiệt hại to lớn và một số tòa nhà không còn dấu vết nào về hình dáng ban đầu của chúng. Ngày nay, người ta chỉ có thể nhớ lại hình dáng của chúng qua những bức ảnh và hoài niệm về cuộc sống của họ trước đây.

Bảo tàng cung điện Qasr al - Basha ở Gaza trước và sau khi bị bom đạn tàn phá. Nguồn: AFP

Cư dân địa phương Mahmoud Alar cho biết: Không chỉ chúng tôi ở Thành phố Gaza, mà tất cả mọi người ở Dải Gaza đều đau buồn. Bởi vì tất cả các di tích lịch sử - văn hóa ở Dải Gaza như Chợ vàng, Nhà thờ Hồi giáo Al Omari, Nhà tắm hơi al-Sammara, Cung điện Pasha và các nhà thờ, tất cả đều bị phá hủy. Mọi người thường đến đây để tham quan các di tích, trong những ngày lễ trước đây, những nơi này rất đông người và nhiều sự kiện khác nhau đã được tổ chức ở đó. Ngày nay chúng ta chỉ có thể nhớ lại những cảnh đó và xem chúng từng trông như thế nào qua những bức ảnh trên điện thoại di động.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ước tính, hơn 40 di tích lịch sử-văn hóa ở Gaza bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại nghiêm trọng trong cuộc xung đột. Cung điện Qasr al-Basha xây dựng từ thế kỷ 13 ở khu phố cổ của thành phố Gaza cũng đã bị phá hủy hoàn toàn.

Thiệt hại ở lân cận Nhà thờ Porphynus ngày 12/02/2024

Haneen Al-Amassi, nhà nghiên cứu khảo cổ học và Giám đốc điều hành của Tổ chức "Eyes on Heritage" thành lập năm ngoái, cho rằng việc phá hủy các địa danh và di tích lịch sử văn hóa này là một mất mát to lớn đối với người dân Palestine - một điều rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để bù đắp. Bà nói: “Không thể khôi phục lại những di tích này khi đối mặt với bom đạn liên tục. Tất cả các di tích lịch sử và sự linh thiêng của chúng đang trên bờ vực sụp đổ”.

Để ứng phó với mối đe dọa đối với các di sản văn hóa, UNESCO đã kêu gọi bảo vệ các di sản trong chiến tranh. Vào tháng 7, UNESCO đã thêm "Tu viện Saint Hilarion" vào danh sách các Di sản Thế giới và danh sách các di sản đang bị đe dọa. Một số người coi việc phá hủy các di sản văn hóa là diệt chủng văn hóa và Nam Phi đã đưa việc phá hủy di sản văn hóa ở Gaza vào danh sách bằng chứng về tội diệt chủng trong vụ kiện của họ chống lại Israel tại Tòa án Công lý Quốc tế.

User
Ý KIẾN

Ngày 3/1, đội ngũ luật sư của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã phản đối việc thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon và tuyên bố sẽ thực hiện hành động pháp lý đối với lệnh bắt giữ này. Luật sư của Tổng thống cho rằng việc các nhà điều tra thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội là "bất hợp pháp" và "không hợp lệ".

Sáng 3/1, nhiều hãng truyền thông đưa tin một nhóm điều tra viên Hàn Quốc thuộc cơ quan điều tra chống tham nhũng đã đến dinh thự tổng thống ở trung tâm Seoul để bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Một chiếc máy bay nhỏ đã đâm vào một nhà kho thương mại gần sân bay thành phố Fullerton ở bang California, Mỹ, gây ra hỏa hoạn nghiêm trọng. Vụ việc khiến một người thiệt mạng và 15 người bị thương.

Sáng 3/1, nhiều hãng truyền thông đưa tin một nhóm điều tra viên Hàn Quốc thuộc cơ quan điều tra chống tham nhũng đã đến dinh thự tổng thống ở trung tâm Seoul để bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol.

Theo hãng tin RIA Novosti, lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố đã bắn rơi hai máy bay MQ-9 của Mỹ trong 72 giờ, nâng số UAV Reaper của Washington bị hạ tại Yemen trong hơn một năm qua lên 14 chiếc kể từ khi Houthi bắt đầu chiến dịch hỗ trợ Dải Gaza hồi cuối năm 2023.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tuyên bố nước này đang chuẩn bị tái lập quan hệ ngoại giao với Syria. Phát biểu được đưa ra sau khi ông Zelensky nghe báo cáo về chuyến thăm Syria của Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha.

Để nâng cao năng suất và giảm sức lao động trong chăn nuôi, các nhà nghiên cứu Australia đã tạo ra một robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng giúp chăn nuôi gia súc hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường hơn.

Phòng không Nga bắn hạ tiêm kích Su-27 và khoảng 100 UAV của Ukraine; Ukraine tiết lộ hướng tấn công trọng tâm của Nga, nhận UAV độc đáo từ Mỹ; đụng độ dữ dội ở nam Pokrovsk là những thông tin đáng chú ý trong diễn biến xung đột Nga - Ukraine ngày 2/1.

Cảnh sát Hàn Quốc hôm nay đã phát lệnh cấm Giám đốc điều hành (CEO) của hãng hàng không Jeju Air, ông Kim E Bae, rời khỏi đất nước sau vụ máy bay của hãng này gặp nạn ở sân bay Muan hôm 29/12.

Nhân dịp năm mới, Nhật hoàng Naruhito đã có bài phát biểu trước công chúng, trong đó ông chúc người dân Nhật Bản và toàn thế giới một năm mới bình an, hạnh phúc.

Nhiều quốc gia đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công vào đám đông người tham gia lễ đón năm mới ở thành phố New Orleans, bang Louisiana (Mỹ), khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Hàn Quốc - một trong những nền dân chủ ổn định nhất châu Á, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Liệu quốc gia này có thể nhanh chóng vượt qua được hay không vẫn là một câu hỏi lớn.

27 người di cư từ vùng cận Sahara châu Phi được xác nhận đã thiệt mạng trong một vụ lật thuyền ngoài khơi bờ biển phía Đông Tunisia.

Đường hầm cao tốc xuyên núi dài nhất thế giới Tianshan Shengli vừa được Trung Quốc hoàn thành cuối tháng 12 vừa qua. Nhờ ứng dụng các công nghệ mới, Trung Quốc xây đường hầm dài nhất thế giới chỉ trong 4 năm thay vì 10 năm.

Đêm qua, 1/1, một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra bên ngoài hộp đêm Amazura ở quận Queens, thành phố New York, Mỹ, làm ít nhất 11 người bị thương.

Cơ quan điều tra tham nhũng các quan chức cấp cao (CIO) Hàn Quốc đang chuẩn bị thực thi lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol trong ngày 2/1, ba ngày kể từ khi lệnh bắt được ban hành. Đây là diễn biến chưa từng có trong lịch sử chính trị Hàn Quốc khi một tổng thống đương nhiệm đối mặt với lệnh bắt giữ.

Sau khi xảy ra vụ tấn công vào đám đông người tham gia lễ đón năm mới ở thành phố New Orleans, bang Louisiana (Mỹ) khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương hôm 1/1, lãnh đạo nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã lên án mạnh mẽ hành động này.

Shamsud-Din Jabbar, 42 tuổi, công dân Mỹ, là người tị nạn sinh sống tại bang Texas, đã có hơn mười năm làm việc trong quân đội trước khi trở thành một nhà môi giới bất động sản ở khu vực Houston. Đó là một số thông tin cơ bản về nghi phạm trong vụ đâm xe vào rạng sáng ngày đầu năm mới ở New Orleans khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Cảnh sát Hàn Quốc ngày 2/1 phát lệnh cấm Giám đốc điều hành (CEO) của hãng hàng không Jeju Air, ông Kim E Bae, rời khỏi đất nước sau vụ máy bay của hãng hàng không này gặp nạn ở sân bay Muan hôm 29/12.

Người đứng đầu Văn phòng Điều tra Tham nhũng dành cho quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc cho biết, cơ quan này sẽ thực thi lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol vào đầu tuần sau, đồng thời kêu gọi cơ quan an ninh tổng thống không cản trở việc thực thi pháp luật của cơ quan này.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Trung Quốc và Maldives đã chính thức có hiệu lực, với hơn 95% hàng hóa giao dịch giữa hai nước được miễn thuế.

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok yêu cầu chính phủ nhanh chóng hỗ trợ chi phí sinh hoạt khẩn cấp cho gia đình các nạn nhân vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Muan khiến 179 người thiệt mạng.

Một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra bên ngoài hộp đêm Amazura ở quận Queens, thành phố New York, Mỹ vào đêm ngày 1/1/2025. Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ sau vụ tấn công khủng bố ở New Orleans và vụ nổ xe Tesla Cybertruck ở Las Vegas.

Quân đội Israel đã không kích trại tị nạn al-Mawasi ở phía Nam Gaza, khiết ít nhất 11 người Palestine thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết, nghi phạm trong vụ lao xe vào đám đông ở thành phố New Orleans là Shamsud-Din Jabbar là một công dân Mỹ, đến từ bang Texas.

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã chính thức bước vào giai đoạn xét xử vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi bổ nhiệm thêm hai thẩm phán mới, nâng tổng số thẩm phán lên 8 người.

Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã thông báo về các hoạt động của máy bay không người lái (UAV) từ phía Ukraine. Cơ quan Hàng không Nga xác nhận đã áp dụng lệnh hạn chế tạm thời tại các sân bay Kaluga, Penza, Saransk và Saratov nhằm đảm bảo an toàn.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có phản ứng đầu tiên sau khi tòa án nước này phê chuẩn lệnh bắt giữ ông liên quan tới việc ban bố lệnh thiết quân luật hôm 3/12.

Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bapanas) Arief Prasetyo Adi cho biết Tổng thống Prabowo Subianto đã phê duyệt kế hoạch phân phối viện trợ gạo trong 6 tháng của năm 2025, bắt đầu từ tháng 1 năm nay.

Tổng thống Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara cho biết Pháp sẽ rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này, bắt đầu từ tháng 01/2025. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Pháp đang cân nhắc giảm sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia Tây và Trung Phi, từ khoảng 2.200 quân xuống còn 600 quân.

Ít nhất một người thiệt mạng và 7 người bị thương sau khi một chiếc Tesla Cybertruck phát nổ bên ngoài khách sạn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại Las Vegas, Nevada, vào sáng thứ Tư, giờ địa phương.

Đúng vào ngày cuối cùng của năm cách đây một phần tư thế kỷ, Tổng thống Nga Boris Yeltsin trao quyền điều hành nước Nga cho thủ tướng Nga Vladimir Putin. Trong thời gian chỉ rất ngắn, ông Putin từ rất ít được biết đến đã nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị ở nước Nga và ở châu Âu. Một phần tư thế kỷ đã qua kể từ sự kiện ấy.

Chương trình "Phụ nữ trên bánh xe" (WOW) là một sáng kiến do cảnh sát giao thông Lahore, Pakistan khởi động nhằm trang bị kỹ năng lái xe máy cho phụ nữ ở quốc gia này.

Từ ngày 1/1/2025, một loại thuế du lịch mới đã có hiệu lực trên khắp nước Nga, thay thế cho phí nghỉ dưỡng trước đây.

Du lịch băng tuyết ở Trung Quốc đạt đến mùa cao điểm trong các tháng lạnh giá. Chính quyền đã công bố một loạt các điểm tham quan và hoạt động mới để thu hút du khách từ khắp nơi.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico, ngày 1/1, phát biểu rằng việc ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ có tác động mạnh mẽ đến các nước thuộc Liên minh châu Âu nhưng không ảnh hưởng đến Nga.

Truyền thông Mỹ ngày 1/1 đưa tin ít nhất 10 người đã thiệt mạng vào sáng sớm 1/1 (theo giờ địa phương) sau khi một chiếc xe lao vào đám đông trên phố Bourbon thuộc Khu phố Pháp ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Một sự cố về lưới điện đã gây ra tình trạng mất điện diện rộng tại Puerto Rico, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ vào đúng đêm giao thừa vừa qua. Sự cố khiến gần như toàn bộ hòn đảo không có điện sử dụng, xảy ra đúng vào cao điểm đón khách du lịch đến thăm từ lục địa Mỹ và chỉ vài giờ trước lễ đón năm mới.

Ngày 1/1, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ gửi hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay của máy bay chở khách Jeju Air gặp nạn ở sân bay quốc tế Muan đến Mỹ để phân tích.

Hôm nay, ngày 1/1, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Mát-xcơ-va.

Năm 2024, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng GDP thế giới đạt 3,2%, tương đồng với dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Thách thức dự kiến sẽ vẫn tồn tại trong năm 2025, với hai sự kiện toàn cầu quan trọng đóng vai trò then chốt: nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ hai của ông Trump và quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Năm 2024 khép lại với nhiều biến động địa chính trị và kinh tế, bức tranh toàn cầu vẫn bị phủ bóng bởi những bất ổn và thách thức. Tuy nhiên, vẫn có những hy vọng được thắp lên và cơ hội mở ra một viễn cảnh tươi sáng hơn cho năm 2025.

Năm mới 2025 đã gõ cửa các quốc gia trên thế giới. Tạm gác lại những bộn bề của năm cũ 2024, thế giới chào đón năm mới với các bữa tiệc, sự kiện đếm ngược và màn bắn pháo hoa rực rỡ, đem lại niềm hân hoan và hy vọng vào một năm mới tốt đẹp.

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã phát đi những thông điệp đầy ý nghĩa tới người dân đất nước của mình cũng như bạn bè thế giới.

Giới chức Hàn Quốc cho biết các nhà điều tra đã trích xuất dữ liệu sơ bộ từ hộp đen ghi âm buồng lái của chuyến bay Jeju Air 2216, chiếc máy bay gặp sự cố tại sân bay quốc tế Muan vào sáng 29/12, khiến 179 người thiệt mạng.

Tại hầu hết các nước Trung Đông, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Dương lịch không phải là một sự kiện mang tính chính thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực tiếp tục trải qua nhiều khó khăn do bất ổn địa chính trị, một số quốc gia đã tổ chức đón mừng sự kiện này để gửi gắm niềm tin và hy vọng thay đổi tốt đẹp hơn trong năm mới.