Hàng nghìn lượt sấm sét dội xuống Hà Nội| Hà Nội tin mỗi chiều

Hàng nghìn lượt sấm sét dội xuống Hà Nội; Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông; Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính sang VNeID trước ngày 1/7... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hàng nghìn lượt sấm sét dội xuống Hà Nội

Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong sáng nay (5/6) xảy ra mưa lớn ở khu vực Hà Nội.

Mưa lớn đã gây ngập lụt và ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại thành phố Hà Nội. Ảnh: Hữu Hưng/ Nld.

Mưa lớn kèm theo hàng nghìn cú sấm sét dội xuống đất. Tại khu vực Hà Nội và một phần lãnh thổ các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên từ 6 - 7h, cơ quan quan trắc ghi nhận có 3.513 cú sét (trong đó sét đánh xuống đất là 2.322 lần); Thời gian từ 7 - 8h, có 4.060 cú sét (sét đánh xuống đất là 2.855 lần); Thời gian từ 8 - 9h, có 2.642 cú sét (sét đánh xuống đất là 1.848 lần). Tổng cộng có khoảng 7.025 lượt sấm sét dội xuống đất trong sáng 5/6.

Tổng cộng có khoảng 7.025 lượt sấm sét dội xuống đất trong sáng 5/6. Ảnh: Nld.

Cường độ sét từ 7h40 đến 8h50 là mạnh nhất. Tuy nhiên, ông Cường cho hay, không phải tất cả hơn 7.000 cú sét đều ảnh hưởng tới mặt đất. Tuỳ thuộc vào cường độ sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới cơ sở hạ tầng, lưới điện, con người.

Bản đồ phân bố sấm sét ở Hà Nội lúc 8h sáng nay. Ảnh: Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia.

Vào lúc 6h45 sáng 5/6, Khoa Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ở Thanh Trì, Hà Nội bị sét đánh khi đang đi cắt rau ngoài đồng. Theo bệnh viện, tại thời điểm nhập viện, người phụ nữ hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn tim phổi. Tại đây, các bác sĩ tiến hành ép tim, hô hấp nhân tạo trong 15 phút, nạn nhân có nhịp tim trở lại. Tuy nhiên, hiện chị vẫn hôn mê sâu, thở máy, tiên lượng xấu.

Nạn nhân đang cấp cứu tại Bệnh viện Nông nghiệp, Thanh Trì - Hà Nội.

Lý giải về việc xuất hiện nhiều sấm sét, Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho hay, nguyên nhân khi trời mưa dông thường hay xảy ra hiện tượng sấm chớp và sét. Sấm sét thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn đầu mùa mưa, sau một thời gian nắng nóng, khô hạn. Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á - một trong ba tâm dông trên thế giới, có hoạt động dông sét mạnh. Mùa dông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày dông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ dông trung bình là 250 giờ một năm. Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ.

Theo thông tin từ Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay mạng lưới định vị sét của Việt Nam có 18 trạm định vị sét. Mạng lưới định vị sét này được kết nối với hệ thống định vị sét quốc tế.

Mạng lưới định vị sét của Việt Nam hiện nay được thiết kế để phát hiện, định vị, phân tích, hiển thị, lưu trữ và phân phối số liệu theo thời gian thực, các sự kiện sét trong mây, xuống mặt đất (CG) và trong mây (IC). Với mạng lưới các đầu đo hiện tại thì khoảng cách mà các đầu đo có thể phát hiện được sét trong dải từ 400 - 600 km.

Khu vực có thể phát hiện dông sét. Ảnh: Báo Giao thông.

Hiện tại, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia đang vận hành hệ thống mạng lưới phát hiện, định vị, sét hiển thị website hymetnet.gov.vn. Trang web này có thể thực hiện việc theo dõi liên tục các thông tin về sét và rada thời tiết. Người dân có thể theo dõi các cảnh báo nguy cơ sét trên trang web và các vùng cảnh báo phản hồi vô tuyến mây của rada thời tiết, để có thể phòng, tránh các rủi ro do dông sét gây ra.

Về cách phòng tránh hiện tượng sét, chuyên gia khí tượng khuyến cáo không nên sử dụng điện thoại ngoài đồng, vì điện thoại là loại thu sóng có thể thu hút sét hay sử dụng kim loại cuốc, xẻng. Người dân không nên trú dông dưới những tán cây to mà nên trú gần những cột thu lôi. Trường hợp khẩn cấp nên nằm hoặc ngồi sát mặt đất khả năng bị ảnh hưởng bởi sét ít hơn so với đứng.

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông

Để chuẩn bị tốt cho công tác tổ chức thi, Hà Nội đã thành lập 201 điểm thi với hơn 4.500 phòng thi chính thức, hơn 400 phòng thi dự phòng đặt tại các THCS, THPT trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Đây đều là những nơi có cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, bảo đảm các điều kiện về an ninh, an toàn. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phục vụ kỳ thi. Cùng với đó, Sở cũng huy động hơn 600 cán bộ làm công tác thanh tra để thực hiện thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi.

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT giải đáp thắc mắc của một số điểm thi về công tác tổ chức tại các điểm thi.
Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Tại Hội nghị hướng dẫn coi thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức ngày hôm qua (4/6). Tất cả cán bộ coi thi tại 201 điểm thi trên địa bàn thành phố đã được phổ biến và nắm vững  quy chế thi và hướng dẫn nghiệp vụ, bảo đảm tổ chức coi thi chặt chẽ, chủ động phương án ứng phó với mọi tình huống phát sinh để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Đồng thời, cán bộ coi thi được phổ biến kỹ cách nhận diện các thiết bị có thể sử dụng để gian lận trong kỳ thi và cách phòng tránh, ngăn chặn.

Công an thành phố Hà Nội hướng dẫn cán bộ coi thi nhận diện những thiết bị có thể sử dụng để gian lận trong phòng thi. Ảnh: Hanoimoi.

Thượng tá Ngô Xuân Hải, Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an thành phố Hà Nội) nhận định, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là rất quan trọng, được dư luận quan tâm bởi mức độ cạnh tranh cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố gian lận thi cử. Do đó, cán bộ coi thi cần nâng cao ý thức cảnh giác để phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc, nếu có.

Để tránh việc thí sinh vi phạm quy chế thi do sử dụng điện thoại di động, các điểm thi cần quán triệt, nhắc nhở thí sinh thực hiện nghiêm quy định. Khi phát hiện thí sinh sử dụng thiết bị gian lận, trưởng điểm thi cần lập biên bản và thông tin ngay cho lực lượng công an để kịp thời truy xét, khoanh vùng, khẩn trương ngăn chặn việc phát tán ra bên ngoài.

Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Đoàn Thị Kiều Oanh cho biết, đến hết ngày 3/6, toàn bộ 19 đoàn kiểm tra của Sở đã hoàn thành kiểm tra tại 100% các điểm thi. Về cơ bản, các điểm thi đều chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức kỳ thi, sẵn sàng về nhân lực theo quy định với quyết tâm tổ chức kỳ thi an toàn, minh bạch, thực chất.

Mỗi cá nhân, đơn vị phải có nhận thức nghiêm túc, đúng đắn về kỳ thi; phải chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cũng yêu cầu, cán bộ, giáo viên, nhân viên cần ghi nhớ, thực hiện “3 chủ động, 4 đúng, 3 không” khi làm nhiệm vụ. Trong đó, 3 chủ động là: Chủ động làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; Chủ động đề xuất các điều kiện phục vụ thi, nhất là các biện pháp bảo đảm an toàn; Chủ động thông tin báo cáo và xử lý thông tin.

4 đúng là: Đúng quy chế, hướng dẫn; Đúng, đủ quy trình; Đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ; Đúng thời điểm, kịp thời xử lý tình huống bất thường.

3 không là: Không chủ quan, lơ là; Không tự ý xử lý tình huống bất thường; Không gây căng thẳng quá mức.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Dù diễn ra hàng năm nhưng theo yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo thi tuyển sinh thành phố năm 2024, các đơn vị, địa phương tuyệt đối không chủ quan trong mọi khâu; chuẩn bị chu đáo các nội dung và rà soát thật kỹ lưỡng về mọi mặt, dự báo được các tình huống phát sinh, tránh bị động bất ngờ. Các đơn vị có trách nhiệm chủ động xây dựng phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối các khâu và tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính sang VNeID trước ngày 1/7

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký ban hành văn bản số 1695 về việc chuyển đổi, sử dụng tài khoản VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính và rà soát, làm sạch dữ liệu trên Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại bộ phận "Một cửa" các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo, hướng dẫn trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính về việc chuyển đổi tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia sang VNeID từ ngày 15/6/2024.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại bộ phận “một cửa” UBND quận Cầu Giấy.
Ảnh: Hiền Chi/ Vietnamnet.

UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, chủ động xây dựng lộ trình, phương án hoặc kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi, làm sạch tài khoản công dân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố và các hệ thống có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính sang VNeID trước ngày 01/7/2024 theo quy định tại Nghị định số 59 của Chính phủ.

Thời gian qua, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó tập trung nguồn lực đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, gắn việc số hóa với thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa giữa các đơn vị thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin của đơn vị đáp ứng phù hợp yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Ảnh minh họa: Vietnam+.

Trước đây khi cấp phiếu lý lịch tư pháp, nếu làm theo phương thức truyền thống, thành phố Hà Nội tiếp đón khoảng 900 - 1.000 người mỗi ngày, tạo áp lực lớn cho cán bộ làm công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp. Để khắc phục tình trạng trên, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 22/4/2024, theo đó công dân có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet, thanh toán trực tuyến không cần đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền.

Trong lĩnh vực bảo hiểm, kể từ tháng 10/2023 đến nay, đã có hơn 8 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, giúp người dân có thêm lựa chọn khi có nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Chính vì vậy, nếu chúng ta làm tốt công tác thông tin tuyên truyền sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, để người dân hiểu rõ tiện ích cũng như cách thức sử dụng tài khoản VNeID.

User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh cả nước đang tập trung hỗ trợ đồng bào chịu thiệt hại do bão lũ gây ra, Hà Nội quyết định dừng bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi là ứng dụng thông minh giúp kết nối chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Tích hợp bốn chức năng chỉ trong một phần mềm, ứng dụng iHanoi được UBND thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng từ cuối tháng 6 năm nay và dần trở nên quen thuộc với người dân.

Hà Nội sẽ sớm khởi công cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo. Thông tin vừa được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đưa ra đúng lúc tình trạng các cây cầu bắc qua sông Hồng đang được nhiều người quan tâm.

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa thông tin về hai hình thức lừa đảo chủ yếu qua điện thoại trong thời gian gần đây.

Sau 3 năm thi công, với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã khánh thành vào sáng 21/9.

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông - Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất bổ sung 29 cầu vượt cho người đi bộ qua đường tại các vị trí đông dân cư, cổng trường học, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 300 tỷ đồng.

Thầy Nguyễn Xuân Khang Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) sẽ nhận nuôi tất cả trẻ thoát nạn vụ lũ quét Làng Nủ đến năm 18 tuổi.

Trong khi Hà Nội và cả nước vẫn còn đang khắc phục hậu quả của bão số 3 và hoàn lưu của bão, thì gần Biển Đông đang xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.

Những ngày qua, siêu bão Yagi - cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử tại các tỉnh phía Bắc đã để lại hậu quả nặng nề. Tính đến hôm nay, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 261 người, 67 người vẫn còn mất tích và rất nhiều tài sản của người dân bị cuốn theo bão lũ... Bàng hoàng, đau xót đến tận cùng - đó là những gì người dân vùng bão lũ phải trải qua và có lẽ cũng chính là cảm xúc của người dân Việt Nam vào lúc này.

Theo thống kê của thành phố Hà Nội, bão số 3 quét qua đã khiến hơn 40.000 cây trên địa bàn thành phố gãy, đổ. Trong đó có tới hơn 24.800 cây đổ, tập trung nhiều ở các quận, huyện Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm…

Hơn 12.000 trang thông tin sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai vào tối 12/9 đã tạo nên cơn bão mới trong cộng đồng mạng xã hội.

Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Bắc, sẵn sàng hỗ trợ, sẻ chia, bằng nhiều phương cách khác nhau. Ấy vậy mà, nhiều người lại đang lợi dụng sự khốn khó của người khác để có những hành vi kiếm chác, trục lợi.

Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.

Lũ trên hàng loạt các con sông qua địa bàn Thủ đô Hà Nội đang lên nhanh. Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề. Trận bão lũ lịch sử này khiến nhiều người nghĩ đến hai trận bão, lũ lụt cũng vào năm Giáp Thìn 1904 và 1964 đã gây ra những hậu quả kinh hoàng.

Trong những thời điểm bão số 3 hoành hành, dù lo sợ trước sự tàn phá của thiên tai, thế nhưng trong khó khăn, người Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

Ngay sau siêu bão Yagi, ngày hôm nay 8/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên sông Tích.

Tối 6/9, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, đã vận động và hỗ trợ di dời khẩn cấp 48 hộ dân, 160 nhân khẩu khỏi nhà chung cư A7 Tân Mai.

Cơn bão số 3 có tên quốc tế là Yagi có khả năng trở thành cơn bão mạnh nhất ở Biển Đông trong vòng 20 năm trở lại đây và là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 với cường độ cấp 16, giật trên cấp 17.

Bên cạnh những mặt hàng truyền thống có nguồn gốc rõ ràng, nhiều loại bánh trung thu giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán công khai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi vào Biển Đông, bão số 3 có tên quốc tế là Yagi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15 km và đang ngày một mạnh dần lên.

Nhiều ngôi nhà tại khu phố cổ Hà Nội đang được rao bán giá mỗi m2 ngang ngửa một căn chung cư cũ!

Với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh Việt Nam được nhiều trường đại học nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng đến toàn phần.

Cầu Tứ Liên ở cửa ngõ phía bắc Hà Nội, với vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, sẽ được khởi công xây dựng ngay trong năm 2024.

Hà Nội sắp có Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia có quy mô thuộc top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ là kỳ quan mới của Thủ đô, khởi phát nền kinh tế Expo sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.

Hơn 122.000 trong khoảng 673.600 thí sinh đỗ đại học nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội, nhiều người thuê trọ đang phải trả từ 3.500 – 5.000 đồng một số điện. Mức giá này cao tới 70%, thậm chí gấp đôi so với quy định của Bộ Công thương. Vậy có hay không sự trục lợi của chủ nhà trọ từ tiền điện của người thuê trọ?

Mấy ngày qua, nhiều người dân sinh sống tại một khu chung cư giữa Thủ đô lại không dám sử dụng thang máy, vì lo ngại sự cố tai họa.

Ngày 27/8, hơn 4.500 du khách từ Sun Pharma, tập đoàn dược phẩm lớn thứ tư trên thế giới của tỷ phú Ấn Độ bắt đầu hành trình du lịch Việt Nam.

Vụ ồn ào ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của một Tiktoker phản ánh, mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải lót tay 200.000 đồng, đang khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Ngày 24/8, lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lấy đa tạng từ người cho chết não và triển khai hai ca ghép thận cùng lúc. Xanh Pôn trở thành bệnh viện đầu tiên của Hà Nội thực hiện việc lấy đa tạng và ghép tạng.

Những ngày này, con phố Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí Minh trở nên rực rỡ, rộn ràng với hình ảnh cầu Long Biên, mái chợ Đồng Xuân, cửa ô Quan Chưởng, làng nón Chuông, góc phố Phùng Hưng...Và nhiều nữa, những tinh hoa ẩm thực, văn hóa Hà Nội hiện diện giữa con phố sống động bậc nhất Sài Gòn. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh".

Từ đêm 22/8 đến sáng 23/8, trận mưa có lượng mưa lớn, hiếm gặp đã bao trùm thành phố Hà Nội.

Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên mỗi năm sẽ nộp các loại thuế, phí như lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp với cơ quan công an thu thập, xác minh nghi vấn có nhóm đối tượng kích sóng đất nền vùng ven Hà Nội thông qua các phiên đấu giá đất.

Phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức kéo dài suốt 19 giờ đồng hồ, vừa kết thúc sáng 20/8.

Trong cơn lốc đô thị hóa với san sát những tòa nhà cao tầng, đâu đó dở dang những khối bê tông, ồn ã khói bụi công trường, nhiều người lại hoài niệm về một Hà Nội xưa giản dị, trầm mặc cùng những hàng cây cổ thụ trên con phố quen.

Hà Nội đang ấp ủ một giấc mơ về hệ thống đường sắt đô thị hiện đại với 15 tuyến vào năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, ngày 17/8, Hà Nội đã đưa ra những con số dự tính: để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô cần tới 55 tỷ USD.

Tiếng Anh đang là một môn học trong các cấp học hiện nay và tới đây tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Có một nghịch lý là, hàng ngày các cơ quan chức năng vẫn phải ra quân dẹp, xử lý không ít chợ cóc, chợ tạm, thì ngay giữa Thủ đô Hà Nội vẫn còn những chợ tiền tỷ, xây dựng xong rồi bỏ hoang để cỏ mọc um tùm.

Năm học 2024 - 2025, Hà Nội sẽ có thêm hai trường THPT chuyên là Trường THPT Chu Văn An và Sơn Tây.

Cuối tuần qua, khoảng 1.600 người đã tham gia phiên đấu giá để sở hữu 68 lô đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Kết quả đã tạo ra một kỷ lục mới cho giá đất ở ngoại thành Thủ đô - khi giá trúng đấu giá dao động từ 55 - 100 triệu đồng/m2.

Phở Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của người dân Thủ đô và là động lực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Dự báo, trong những ngày tới, khu vực Hà Nội sẽ có mưa vừa, mưa to, do đó tình trạng ngập lụt có nguy cơ tái diễn như đợt mưa lũ cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

Là khu công nghệ cao, nơi đang có 111 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 115 nghìn tỷ đồng nhưng cho đến lúc này, cơ sở hạ tầng của khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn thiện. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và nghiên cứu tại đây Hà Nội sẽ có nghị quyết riêng nhằm thu hút và sử dụng người tài đến làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Trên tuyến cũng có hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn, 32 điểm dừng xe buýt ở cả hai chiều.