Hàng nghìn sinh viên, lập trình viên tham dự FOSSASIA Summit 2024

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Có mặt tại sự kiện, bạn Trịnh Thị Xuân Giang, sinh viên năm 2, Trường Công nghệ Thông tin Truyền thông (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, bạn cảm thấy rất may mắn vì đã đăng ký tham gia Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở Châu Á. Ngoài tham quan các gian hàng triển lãm sản phẩm công nghệ, Xuân Giang còn được trực tiếp tham gia buổi thảo luận, hướng dẫn về thuật toán mới nhất của chuyên gia Chris Cordle.

Sinh viên Bách Khoa rất hứng thú với chương trình này nên các suất đăng ký hết rất sớm. Đến đây em được nghe rất là nhiều thông tin chuyên sâu về ngành CNTT đến từ những chuyên gia hàng đầu. Đây cũng là một cơ hội rất là tốt để em có thể giao lưu và học hỏi với các bạn bè trong và ngoài nước”, SV Xuân Giang chia sẻ.

Không chỉ là nơi giao lưu học hỏi của các bạn sinh viên đang nghiên cứu về CNTT, FOSSASIA Summit 2024 còn là cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, là cơ hội để các lập trình viên trong nước và quốc tế nâng cao chuyên môn, kiến thức và tay nghề.

FOSSASIA Summit 2024 còn là cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.

Chị Divya Mohan, lập trình viên cao cấp Công ty Suse cho biết, chị đã theo dõi FOSSASIA Summit nhiều năm liền, vì đây là cơ hội để gặp gỡ đại diện các công ty công nghệ đi đầu trong lĩnh vực với đa dạng các chủ đề. Theo chị Mohan, những vấn đề được đem ra bàn thảo rất hữu ích với công việc hiện tại và tầm nhìn chiến lược của công ty chị. Chị Mohan bày tỏ sự bất ngờ với quy mô của hội nghị năm nay và cho biết, đây là diễn đàn công nghệ lớn nhất châu Á mà chị từng tham gia.

Tại sự kiện, sẽ có hai hoạt động diễn ra song song bao gồm: Hội thảo về "Giải pháp nguồn mở cho phát triển bền vững" và Triển lãm, giới thiệu sản phẩm, giải pháp CNTT từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu.

Trong ngày đầu tiên diễn ra hội nghị,  đã có gần 40 bài phát biểu của các diễn giả xoay quanh các chủ đề công nghệ hấp dẫn nhất bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ bán dẫn, Công nghệ đám mây và mở rộng, Web3 và Crypto, Bảo mật thông tin, và cơ sở dữ liệu số.

Ông David YR FU, kỹ sư công nghệ Công ty MySQL chia sẻ, hiện nay có 2 điểm rất quan trọng trong lĩnh vực CNTT là phát triển cơ sở dữ liệu số và bảo mật thông tin. Đây cũng là xu hướng mà các quốc gia châu Á đang tập trung phát triển và ông cũng thấy rất nhiều tiềm năng ở Việt Nam đối với mã nguồn mở. Theo ông YR FU, những diễn đàn như này sẽ là cơ hội ý nghĩa để có thể học hỏi thêm thế mạnh của các đơn vị trong lĩnh vực.

“Hôm nay trong hội trường tôi đã nhìn thấy những bạn đã đến đây lần thứ 15. Mỗi năm chúng tôi có 1 lần để gặp gỡ nhau tại sự kiện, cùng chia sẻ và giao lưu với nhau. Tôi rất là mừng. Điều đó cũng chứng tỏ FOSSASIA đã đem lại những giá trị hữu ích cho họ để họ tiếp tục trở lại mỗi năm”.

Bà Đặng Hồng Phúc, nhà sáng lập FOSSASIA

FOSSASIA Summit là chuỗi sự kiện thường niên về CNTT & Công nghệ mở được tổ chức lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh năm 2009. Những năm sau đó, FOSSASIA đã mang Open Tech Summit đến nhiều quốc gia trong khu vực bao gồm: Singapore, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong ngày đầu tiên, hội nghị đã đón hơn 2.000 người tham dự, 35 gian hàng của các công ty trong và ngoài nước cùng với sự góp mặt của 200 diễn giả là chuyên gia công nghệ đến từ 60 quốc gia.

FOSSASIA Summit 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ hôm nay 8/4 đến 10/4 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Apple và Google để nhắc nhở rằng, việc duy trì TikTok trên kho ứng dụng App Store và Google Play Store sau ngày 19/1/2025 là vi phạm pháp luật.

Nhằm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa tổ chức Lễ công bố và trao danh hiệu "Chìa khóa vàng 2024".

Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Mới đây, Nvidia - công ty công nghệ lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các giải pháp về AI và điện toán đám mây đã ký kết hợp tác chiến lược với Chính phủ Việt Nam. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các tập đoàn công nghệ quốc tế mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trung tâm toàn cầu về AI.

Trung Quốc đã triển khai hệ thống Internet vệ tinh SpaceS, hay SpaceSail, đánh dấu bước quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới internet vệ tinh toàn cầu của nước này, như một đối trọng với Starlink của tỷ phủ Elon Musk.

Cùng với hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng Internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) và trung tâm dữ liệu (Data Center-DC) đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình hạ tầng số, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển DC và Cloud nhanh nhất tại ASEAN.

Website của Google cập nhật thông tin rằng, các nhà quảng cáo trong nước sẽ thực hiện thủ tục về thuế thông qua Công ty TNHH Google Việt Nam, thay cho Google Asia Pacific trước đây. Việc chuyển đổi sẽ thực hiện từ ngày 1/4/2025.

Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024 đã được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng đông đảo các nhà khoa học, trong đó, giải Đặc biệt trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 5 nhà nghiên cứu về học sâu (deep learning).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024, diễn ra vào tối 6/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

Tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024, nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm công nghệ đã cho thấy tiềm năng ứng dụng khoa học của Hà Nội đa ngành, đa lĩnh vực.

Tối 6/12, giải thưởng khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.

Giữa cái rét đầu mùa, tối 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang trải nghiệm đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội.

Theo kết quả đánh giá năm 2024 của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 39 ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt Nam, vẫn có 17 ứng dụng triển khai bảo mật chưa chặt chẽ (chiếm 44%).

Trong hai ngày 3-4/12, Học viện Kỹ thuật Mật mã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về mật mã và an toàn thông tin lần thứ nhất (VCRIS 2024), với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về mật mã trong và ngoài nước.

Nhằm đưa ra các giải pháp công nghệ, chiến lược quản lý cho các địa phương, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA và Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề “Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, tình trạng các đối tượng giả mạo nhân viên nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, gửi thư điện tử, thông báo tài khoản của người xem bị đình chỉ tạm thời, sau đó lừa đảo nạn nhân cập nhật thông tin hoặc thay đổi phương thức thanh toán đang diễn ra ngày càng phổ biến.

Ngày 30/11, tại TP.HCM đã diễn ra Ngày hội các Nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cùng Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT phối hợp tổ chức.

Trong kỷ nguyên số hóa và tự động hóa, trí tuệ nhân tạo AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn đang dần trở thành một yếu tố thúc đẩy chính trong việc tái cấu trúc các ngành nghề, tạo ra cơ hội mới nhưng cũng làm mất đi những công việc truyền thống.

Quận Bắc Từ Liêm xác định chuyển đổi số “là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững”. Với hệ thống di tích và di sản đồ sộ, các nhà khoa học cho rằng đây là lợi thế rất lớn.

Thông tin từ Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, tính đến ngày 21/11, đã có khoảng 16 triệu lượt người truy cập, sử dụng ứng dụng iHanoi. Hiện có hơn 1.446.000 người đăng ký tài khoản trên ứng dụng Công dân số Thủ đô - iHanoi. Trong đó, có 70.573 người dùng đã đăng ký mới bằng VneID.

Theo báo cáo công bố tại Hội nghị Cấp cao Internet Thế giới 2024, Trung Quốc hiện sở hữu mạng 5G lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Cả số lượng trạm phát sóng 5G lẫn người dùng Internet 5G tại nước này đều chiếm hơn 60% tổng số toàn cầu.

Phà bay bằng điện công nghệ cao vừa được đưa vào hoạt động tại Stockholm (Thụy Điển). Chiếc phà điện với tên gọi Nova là mẫu P-12 đầu tiên của công ty Candela được đưa vào hoạt động.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.

Ngày 19/11, tại TP. Hạ Long, Bộ thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai mạc Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week - VIDW 2024) với chủ đề “Trợ lý ảo”.

"Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" là chủ đề Hội nghị thường niên do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Chiều 14/11, Báo Tiền phong đã tổ chức họp báo công bố Cuộc thi vô địch quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 dành cho học sinh phổ thông với chủ đề “Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững”, hưởng ứng ngày hội STEM Quốc gia do báo Tiền Phong, Hội đồng đội Trung ương tổ chức.

Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ AI đang là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ nâng cao năng lực nội bộ, đảm bảo bảo mật đến tuân thủ quy định pháp lý.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng có những bước tiến mới đột phá và đang được ứng dụng trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam. Đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm, giải pháp AI đang được ứng dụng đều do các công ty công nghệ Việt Nam phát triển.

Tuần lễ Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của Thành phố Hồ Chí Minh” do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM phối hợp với Hội Tin học TP. HCM tổ chức đã khai mạc vào hôm nay 22/10.

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 10/2024.

Do hiệu quả hoạt động chung của tập đoàn không đạt như mong đợi, Samsung Electronics của Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu điều chỉnh cơ cấu kinh doanh của mình. Trong số đó, bộ phận bán dẫn đã quyết định rút khỏi hoạt động kinh doanh diode phát sáng (LED) đã thu hút sự chú ý của thế giới.

Chiều ngày 18/10, VCCorp cho ra mắt ứng dụng nhắn tin Lotus Chat nhấn mạnh tính năng bảo mật và hỗ trợ công việc.

Một số người dùng tại Việt Nam cho biết, iPhone 16 của họ dính lỗi Panic Full - hiện tượng máy tự khởi động lại hoặc tắt nguồn đột ngột.

Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên công bố thương mại hóa 5G tại Việt Nam, phủ sóng tại 63 tỉnh thành, sau 6 tháng đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) với số tiền 7.533 tỷ đồng.

Hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk hôm qua 14/10, đã phóng thành công tàu vũ trụ Starship trong vụ thử nghiệm lần thứ 5. Đây cũng là lần đầu tiên SpaceX thử nghiệm khả năng cho tên lửa đẩy Super Heavy đáp xuống đất thành công.

Diễn đàn quản trị doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 vừa được Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức với chủ đề “Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ”.

Meta thông báo sẽ sớm triển khai trợ lý ảo Meta AI tại nhiều quốc gia, gồm có Việt Nam trong “vài tuần tới”.

Tối 5/10, tại sân vận động Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Báo Tiền Phong và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đồng tổ chức khai mạc “Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival” dành cho giới trẻ.

Tại sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 được tổ chức tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham quan mô hình Việt Nam SuperPort™ - “siêu cảng” đầu tiên trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất miền Bắc.

Lần thứ hai được tổ chức, Ngày hội Đổi mới sáng tạo năm 2024 khai mạc ngày 1/10 tại Hà Nội tiếp tục là điểm hẹn thu hút cộng đồng đổi mới sáng tạo với nhiều giải pháp công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế.