Hết "sốt đất", nhà đầu tư mắc kẹt tại đất ven đô

(HanoiTV) - Nhiều nhà đầu tư không chuyên đã lao vào các cơn "sốt đất", nhưng khi thị trường hạ nhiệt, họ bị mắc kẹt lại, thậm chí bán cắt lỗ để thoát hàng. Dù thế, không phải cứ chấp nhận lỗ họ sẽ bán được hàng.

Đầu năm 2022, thấy bất động sản ven đô tăng cao, bà Nguyễn Thị Châu (một nhà đầu tư) gom tiền tiết kiệm và vay thêm người thân để đầu tư. Được một nhân viên môi giới tư vấn, bà Châu tìm mua một mảnh đất ở Hoà Bình với giá 4 tỷ, lô đất rộng khoảng 1000m2, bao gồm đất thổ cư và đất vườn. Chỉ sau vài tháng, lô đất của bà Châu đã được môi giới thông báo có khách trả gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Châu chưa bán, chờ thêm một thời gian để lời cao hơn.

Một thời gian sau đó, giá đất ven đô có dấu hiệu chững lại khi giao dịch không còn nhiều. Bà Châu sốt ruột vì số tiền vay thêm người thân phải trả. Bà như ngồi trên đống lửa khi không có khách nào hỏi thăm. Bà liên hệ với nhân viên môi giới thì đều bị từ chối vì khách hỏi mua không còn nhiều như trước. Trước áp lực tài chính, bà Châu hạ mức lợi nhuận xuống chỉ còn hơn 4,3 tỷ đồng nhưng không có khách chốt.

Sau thời gian "sốt nóng" đất nền phân lô ven đô rơi vào tình trạng kém thanh khoản (Ảnh: Hà Phong).

Tương tự như bà Châu, anh Nguyễn Tuấn Hà, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, chia sẻ, đầu năm 2021 thấy thị trường bất động sản "nóng", anh đã không ngần ngại vay tiền để mua một lô đất tại Đông Anh (Hà Nội).

Đến đầu năm nay, thấy môi giới tại khu vực này tiếp tục đồn thổi "sốt đất", vì cũng đang cần tiền nên anh tranh thủ ăn theo bán lô đất đang nắm giữ. Anh Hà kể, anh rao bán suốt 4 tháng mà chỉ có 2 người thiện chí đến tận nơi xem đất, còn lại thì chỉ hỏi để biết giá mà không có nhu cầu mua thực. Những người mua cho nhu cầu thật thì lại chê giá cao.

"Trước khi rao bán, tôi có tham khảo người môi giới bán mảnh đất này, họ định giá mảnh đất của tôi phải được gần 50 triệu đồng/m2, còn nói thêm nên giữ lại vì sẽ tăng giá tiếp. Nhưng rao bán mãi không thấy ai mua mà tôi đang cần tiền nếu bán thì phải chấp nhận cắt lỗ vì ai cũng chê giá cao. Còn giữ lại, tôi lo khi thị trường vẫn trầm lắng thế này giá có thể tiếp tục đi xuống, thậm chí chôn vốn", anh Hà than thở.

Tình cảnh tương tự cũng đến với anh Thành Công (Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Công cho biết, cuối năm 2021, anh xuống tiền mua mảnh đất 82m2 tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với mức giá gần 1,6 tỷ đồng, tương đương 19 triệu đồng/m2.

Theo anh Công, tại khu vực Hòa Lạc hiện nay đã xuất hiện tình trạng cắt lỗ nếu muốn thoát hàng, mức độ lỗ sẽ tùy thuộc vào vị trí mảnh đất.

Không ít nhà đầu tư tay ngang thời gian qua tham gia thị trường bất động sản với hy vọng "lướt sóng" kiếm lời. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản đột ngột "quay xe" hạ nhiệt, nhiều người không thoát kịp hàng đã mắc kẹt lại.

Nhiều dự án tăng giá nhưng không có khách hỏi mua. Ảnh: Hoàng Hà

Ở góc độ nhà đầu tư lâu năm, anh Quang Hưng, một nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết: "Nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm tham gia thị trường lúc đang sốt nóng, họ chỉ chứng kiến được câu chuyện lướt sóng kiếm lời. Đến khi thị trường bất động sản chững lại, họ là những người bán đầu tiên. Nhưng không phải ai rao bán cũng được bởi khi thị trường trầm lắng đa phần những người có tiền trong tay đều đứng ngoài quan sát, dù cắt lỗ họ cũng không mua".

Nhà đầu tư này nhìn nhận, lúc thị trường lên cơn "sốt" các nhà đầu tư sành sỏi sẽ bán hàng đã găm từ trước, khi đó lợi nhuận cũng đã tăng 50 - 100% so với lúc mua, với bất động sản là sản phẩm giá trị cao thì số tiền lãi này là rất lớn. Sau đó, tận dụng cơn "sốt" họ tiếp tục "lướt sóng" một vài thương vụ kiếm lời, rồi lại chờ khi thị trường hạ nhiệt để "săn" quỹ đất đẹp đầu tư lâu dài từ 3 - 5 năm.

TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho rằng, thực trạng “mua dễ, bán khó” đang hiện hữu. Tâm lý thị trường đang xuống thấp, người mua nhà tỏ ra dè dặt nên các dự án khó bán hàng. Hơn nữa, khi nguồn vốn tắc nghẽn sẽ dễ dẫn đến nguy cơ các dự án nhà ở hình thành trong tương lai nói riêng, thị trường bất động sản nói chung rơi vào tình trạng “nằm im, thở khẽ”.

Theo VARS, việc mua nhà để đầu tư, đặc biệt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính cần được cân nhắc. Dòng tiền cần chờ đợi những cơ hội thực sự an toàn trong tương lai sau khi cân nhắc kỹ càng những yếu tố vĩ mô.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.

Tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nghị định số 10 nhằm “cởi trói” vấn đề cấp sổ đỏ/ sổ hồng từng là hy vọng cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, trong đó condotel kỳ vọng sẽ được “phá băng”. Nhưng các vướng mắc trong quá trình triển khai khiến kỳ vọng này chưa thể thành hiện thực.

Nguồn cung ít, giá bán giảm, thanh khoản chậm là những khó khăn đang đeo bám bất động sản nghỉ dưỡng từ đầu năm đến nay. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều động thái tích cực nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi nhưng BĐS nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.

Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những yếu tố tác động đến tình trạng người dân gặp nhiều lúng túng khi tham gia đầu tư bất động sản là do cơ sở dữ liệu của thị trường bất động sản đang rất mơ hồ, thiếu những đơn vị, cơ quan độc lập thống kê, lưu trữ. Thị trường thiếu rõ ràng, minh bạch, các quyết sách, nghị quyết từ đó cũng khó có thể đi vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Hiện nay, điểm sáng của thị trường bất động sản vẫn là phân khúc bất động sản công nghiệp. Nhiều nhà đầu tư cùng nguồn vốn FDI vẫn đang tiếp tục đổ vào thị trường này, trở thành “ đòn gánh” trong kinh doanh và quyết định sự sống còn của nhiều doanh nghiệp.

Sau những ngày hân hoan với việc ngưng thi hành một số nội dung của Thông tư 06, điều mà các doanh nghiệp BĐS cần làm lúc này là phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội vàng để tìm cách thoát hiểm. Về bản chất, không ít doanh nghiệp tiếp tục bị kẹt giữa hai “gọng kìm”, một bên là thủ tục pháp lý dự án bế tắc, một bên là áp lực tài chính.

Thiết lập sàn giao dịch bất động sản là giải pháp giúp thị trường hoạt động công khai, minh bạch, bền vững

Thị trường bất động sản đang có tín hiệu "ấm dần". Nhiều chủ đầu tư giới thiệu và ra mắt các dự án căn hộ cùng chính sách ưu đãi hấp dẫn, là cơ hội để người mua chớp cơ hội trong tháng cô hồn.

Cuối tháng 8 này, sẽ có 301 lô đất tại Ninh Bình, Bắc Giang và vùng ven Hà Nội được đưa ra đấu giá.

Nhiều chủ đầu tư đưa ra các chính sách ưu đãi như giãn tiến độ thanh toán, hỗ trợ lãi suất vay, kéo dài ưu đãi sau bàn giao nhà để thị trường bất động sản hồi phục.

Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung của bất động sản công nghiệp quý II/2023 tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Vì đã có nhà xưởng và kho xây sẵn, giá cho thuê ổn định

Trước thông tin Thanh Trì dự kiến sẽ lên quận từ nay đến năm 2025, BĐS tại các khu vực này càng được săn đón. Tuy nhiên, để có chiến lược phát triển lâu dài, nhà đầu tư phải thận trọng trước những làn sóng đẩy giá có thể diễn ra trong thời gian tới.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tiếp tục hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (Vicem Tower).

Cùng với các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp tháo gỡ đối với thị trường bất động sản là nhanh chóng gỡ vướng pháp lý cho các dự án bất động sản.

Hiện nay có ba chương trình tín dụng hỗ trợ người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đã và đang phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn triển khai các gói tín dụng này.

Các ngân hàng thương mại đã áp dụng giảm lãi suất 1,5 - 2%, đồng thời đưa ra những khoản vay ưu đãi. Tuy nhiên, để người có nhu cầu thật có thể mua nhà thì lãi suất vay mua nhà nên tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Dự án bất động sản chưa đủ điều kiện kinh doanh vẫn được vay tín dụng. Đây là động thái mới nhất của Ngân hàng Nhà nước trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Gần đây, sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về nguồn cung và giá bán, khiến các nhà đầu tư tập trung sự chú ý vào thị trường phía đông. Vậy nhà đầu tư nên chọn thời điểm nào để mua và có được lợi nhuận tốt nhất.

Nhiều nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển từ thị trường địa ốc sang bất động sản vùng ven, khu vực lân cận, đặc biệt ở những cửa ngõ Thủ đô có tiềm năng phát triển. Đây những vị trí có hạ tầng tốt, pháp lý rõ ràng.

Ngày 26/8, huyện Sóc Sơn sẽ đấu giá quyền sử dụng 28 thửa đất ở tại xã Hiền Ninh. Mức giá đấu khởi điểm đối với các thửa đất thấp nhất là 8,5 triệu đồng/m2.

Việc thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là phù hợp với thực tiễn cuộc sống và thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Quỹ giúp giải quyết vấn đề vốn dài hạn trên cơ sở lấy số đông giúp số ít, xã hội hóa việc phát triển nhà ở.

Với mức giá khoảng 3-4 tỷ đồng, diện tích từ 30 - 35m2, những căn nhà trong ngõ ở khu vực Cầu Giấy, Mỹ Đình sát các trường đại học lớn được giao dịch nhộn nhịp.

Nhằm đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, các sở, ngành, địa phương của thành phố Hà Nội đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị gỡ vướng, cũng như triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ.

Giá đất nền tại nhiều quận, huyện ven đô Hà Nội đã ngừng đà giảm sau khi được điều chỉnh về mức hợp lý. Tuy nhiên, phân khúc đất nền của thị trường bất động sản vẫn còn diễn biến phức tạp.

Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu sớm hình thành Quỹ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, để giúp người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở.

Lãi suất hạ đã giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với không ít doanh nghiệp bất động sản.

Vị trí đắc địa, quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại là những lí do khiến giá nhà tại đây lên tới cả trăm triệu đồng/m2. Tuy nhiên, với mặt bằng giá quá cao như vậy, liệu rằng đã thực sự hợp lý?

Trước việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp công ích ở một số địa phương trên địa bàn bộc lộ bất cập, thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã rà soát lại quỹ đất này, đồng thời tổ chức đấu giá quyền thuê đất nông nghiệp công ích để quản lý và khai thác hiệu quả. Thành phố Hà Nội cũng đang rà soát để tiến hành đấu giá cho thuê đối với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.

Nhà đầu tư nước ngoài, dành sự quan tâm đặc biệt đối với thị trường BĐS Việt Nam là do chính sách kinh tế mở và hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam. Nổi bật trong đó là nhóm các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tiếp tục đối mặt với 3 nhóm khó khăn đó là khó khăn về pháp lý, tổ chức thực hiện và nguồn vốn.

Nằm trên những tuyến phố thuộc khu vực trung tâm Hà Nội, dân cư đông đúc, từng có hoạt động mua bán sầm uất, nhưng hiện tại, rất nhiều mặt bằng ở trong tình trạng chưa có khách thuê dù đã hạ giá và treo biển mấy tháng nay.

Dự thảo luật chỉ quy định đặt cọc từ thời điểm nhà ở, nền nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và giao kết hợp đồng.

Biên độ giá nhà đất tại một số quận như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông có xu hướng tăng cao trong vòng 5 năm trở lại đây.

Sau khi có thông tin quy hoạch khu vực phía Đông với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, khiến cho giá BĐS phía Đông tăng trưởng “nóng” không chỉ trong dự án mà cả ở ngoài khu dân cư.

80 lô đất ở huyện Chương Mỹ và Ứng Hòa (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá trong tháng 8. Mức giá khởi điểm cao nhất hơn 5,8 tỷ đồng/lô.

Trên thị trường bất động sản hiện đang có những sản phẩm giảm 30-40%, nhiều người cho rằng đây là thời điểm phù hợp để đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư cần kiên nhẫn và xem xét thật kỹ trước khi quyết định.

Hiện tại, dù giá bán của các căn hộ tập thể cũ ở Hà Nội đã giảm nhẹ hơn so với 5 năm trước, nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Nhiều căn hộ tập thể cũ ở khu vực các quận trung tâm thành phố có giá đắt ngang ngửa chung cư cao cấp mới.

Nhiều doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý 2 năm 2023, trong đó, nhóm doanh nghiệp BĐS đang có lợi nhuận giảm sâu.

Hàng loạt các khách sạn có giá vài chục đến vài trăm tỷ được rao bán nhưng ít có khách hỏi.

Sang tháng 8 tới, tỉnh Hưng Yên sẽ đấu giá 119 suất đất tại các huyện Tiên Lữ, Yên Mỹ và Phù Cừ. Giá khởi điểm từ 9,6 triệu đến 22,4 triệu đồng/m2.

Nhiều chủ sở hữu rao bán các căn biệt thự với giá giảm hơn so với thời điểm trước nhưng giao dịch vẫn trầm lắng.