Hết thời nhà siêu mỏng, siêu méo

UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai, có hiệu lực từ ngày 7/10/2024. Liệu có còn tồn tại các căn nhà siêu mỏng, siêu méo nữa hay không?

Việc mở đường thường tạo ra cơ hội để chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, sau khi triển khai thu hồi đất xây dựng đường, những căn nhà siêu mỏng, siêu méo mọc lên, thậm chí, có những căn có diện tích nền chưa đến 15m2.

Theo Quyết định 61, các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại đối với đất ở, thửa đất sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m2, kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m. Thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa cũng sẽ không được tồn tại.

Sống tại nhà siêu mỏng

Căn nhà duy nhất còn lại sau khi dự án mở rộng ngõ 102 đường Trường Chinh vào năm 2007, từ 60 mét vuông, sau giải phóng mặt bằng chỉ còn vỏn vẹn còn 9 m2. Số tiền đền bù khoảng 70 triệu đồng không đủ để gia đình ông Kỳ tìm nơi ở mới. Vậy nên dù thiếu điện, thiếu nước, thiếu không gian sống nhưng gia đình ông không còn cách nào khác ngoài tiếp tục sinh sống tại đây.

Ông Nguyễn Ngọc Kỳ (phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Nói chung là sống như thế này không giống ai cả. Ở đây nó chỉ tiện cái là ở mặt đường thôi chứ còn thật sự rất vất vả".

Không gian tầng 1 vô cùng chật hẹp được ông Kỳ tận dụng làm nơi nấu ăn và làm nghề sửa chữa máy móc. Lối lên tầng 2,3 được ông thiết kế cầu thang leo dựng đứng với chiều rộng khoảng 40cm chỉ đủ cho một người đi lại. Cách đó vài bước chân là phần còn lại của ngôi nhà, có diện tích hơn 1 mét vuông, ban đầu được xây với mục đích làm nhà vệ sinh, tuy nhiên diện tích quá nhỏ nên nay được tận dụng làm nơi chứa đồ sửa chữa.

Ông Nguyễn Ngọc Kỳ cho biết: “Mình ở với 2 con, nhưng khi giải tỏa thì bạn thứ 2, sinh năm 1994, có công việc dạy học nên phải đi ra ngoài thuê, riêng tiền thuê nhà thêm đã mất khoảng 5 triệu/tháng rồi nên cũng rất vất vả". Ông bày tỏ: “Mong muốn có một chỗ ở thì ai cũng mong muốn, bởi vì bây giờ đến lúc này rồi thì mình già cả không làm được nữa mà chỗ ở không có. Con cái nó lớn như thế rồi mà không có chỗ ở thì cũng bất tiện".

Tương tự căn nhà của ông Kỳ, hiện nay còn rất nhiều căn nhà siêu mỏng, siêu méo có chiều rộng chưa đến 1 mét vuông, gần như không thể ở được.  Những căn nhà siêu mỏng, với đủ các hình thù kì quái chồng lên nhau nhiều tầng không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào...

Xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo

Với Quyết định 61/2024/QĐ-UBND, những căn nhà này khó có thể tồn tại. Theo quyết định này:

+ Thửa đất nằm vào diện “không đủ điều kiện tồn tại” nếu sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m²

+ Có kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m

+ Thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 61/2024/QĐ-UBND.

- Đối với đất khác: Thửa đất sẽ không đủ điều kiện tồn tại nếu sau khi thu hồi có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m2.

Đây được coi là giải pháp mạnh để xóa bỏ tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo gây mất mỹ quan đô thị vốn xuất hiện khá phổ biến sau mỗi dự án mở đường ở Hà Nội.

Tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ dần biến mất.

Cần nói thêm là để giải quyết tình trạng này, nhiều giải pháp cũng đã được đề ra trong đó có việc hợp thửa, hợp khối nhưng chỉ trên tinh thần khuyến khích, tự nguyện nên kết quả không như kỳ vọng. Ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, cho biết: "Việc hợp khối đấy có nhiều chủ đầu tư khác nhau, dẫn đến sự liên thông và giải quyết quyền lợi của tất cả các chủ đầu tư cũng có những vấn đề. Điều đó đòi hỏi phải có thỏa thuận giữa các chủ đầu tư với nha, để đảm bảo không chỉ có công năng sử dụng mà còn phải hình thái kiến trúc nữa".

Việc hợp thửa đất đối với các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại cũng đã được quy định rõ:

- Trường hợp người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp: UBND cấp huyện thông báo, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định…

- Trường hợp đất chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận: UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa đất…

Quy định này đã nhận được nhiều ủng hộ trong giới chuyên gia. Bên cạnh đó, có ý kiến đề xuất việc mở rộng thêm hành lang đất 2 bên đường và tổ chức đấu giá. Đây cũng là kinh nghiệm từ các nước phát triển.

Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, cho rằng: "Có thể ngăn chặn nhà siêu mỏng, siêu méo bằng việc mở rộng phạm vi, diện tích thu hồi 2 bên đường khi thực hiện quy hoạch áp dụng cơ chế góp đất, và điều chỉnh đất đai, tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ".

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, cho biết: "Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đã dùng cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai trong việc mở đường tại các đô thị. Một phần đất còn lại sau khi đền bù được đấu giá để lấy tiền xây dựng con đường. Với phương thức này, lợi ích từ hạ tầng mới được chia sẻ hợp lý giữa Nhà nước và người đang sử dụng đất".

Đường Nguyễn Tuân mở rộng không còn nhà siêu mỏng, siêu méo

Đường Nguyễn Tuân đang thực hiện GPMB là dự án đầu tiên thực hiện Quyết định 61 của UBND thành phố. Đường Nguyễn Tuân mở rộng có điểm đầu giao với đường Nguyễn Trãi, điểm cuối đến ngõ 162 Nguyễn Tuân, dài 720m. Tuyến đường sẽ có mặt cắt ngang 21m, gồm phần lòng đường rộng 15m và 2 bên lề rộng 3m.

Để thực hiện Dự án, đến nay đã có 11 tổ chức và 160 hộ gia đình, cá nhân đồng thuận bàn giao mặt bằng. Trong đó có những diện tích không đủ điều kiện để xây nhà ở theo quyết định 61 của UBND thành phố

Ông Phạm Anh Đức (phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) cho biết: "Có những nhà chỉ rộng có 3m, sâu vào 4 m, có những nhà sâu có 2 m thôi nhưng trải dài đến 7, 8 m thì đó là những đặc thù rất khó khăn, bởi vì cái mưu cầu cuộc sống của mỗi người cần phải đảm bảo cho họ có chỗ để kinh doanh, bày bán trên mặt phố. Do đó, chỉ mong sao chính sách có thể giúp đỡ, người dân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ để chúng ta cùng đồng lòng, dù nhà cửa có diện tích nào cũng phải được thực hiện chính xác, cụ thể".

Ồng Bùi Đức Hùng - Phó Giám đốc BQL Dự án quận Thanh Xuân, cho biết: "Diện tích nhỏ hơn 15 m2, và các cạnh tường nhỏ hơn 3 m, thì chúng tôi được phép cưỡng chế thu hồi. Trường hợp thứ 2, sau khi GPMB thì diện tích đất còn lại thuộc diện không có đường vào, không đủ điều kiện tách thửa theo quy định thì quận Thanh Xuân cũng sẽ tổ chức thu hồi. Tất nhiên, chúng tôi vẫn thực hiện theo đúng yêu cầu của thành phố, tiếp tục vận động để người dân tự nguyện cho phép thu hồi đất, tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng tôi sẽ có báo cáo cụ thể với thành phố".

Không còn tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, sau khi hoàn thành, đường Nguyễn Tuân được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông, cảnh quan đô thị khu vực cũng được chỉnh trang, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ sở pháp lý từ Quyết định 61 của UBND TP Hà Nội giúp các quận nội thành sẽ không có những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo.

Những quy định mới trong Quyết định 61 của UBND TP Hà Nội được đánh giá là cơ sở pháp lý quan trọng để các quận nội thành không có thêm những ngôi nhà siêu mỏng siêu méo như trước. Còn đối với những căn nhà siêu nhỏ, lô đất méo mó hiện vẫn đang tồn tại, thành phố đã yêu cầu các địa phương rà soát, thu hồi sử dụng vào mục đích công cộng.

User
Ý KIẾN

UBND TP Hồ Chí Minh vừa giao Sở Xây dựng tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành, đơn vị liên quan hoàn thiện nội dung dự thảo Đề án sửa chữa, xây dựng mới 16 chung cư hư hỏng nặng trên địa bàn.

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành ít nhất 428 nghìn căn nhà ở xã hội (NƠXH). Đến nay, các địa phương đã hoàn thành khoảng 36% kế hoạch.

UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai, có hiệu lực từ ngày 7/10/2024. Liệu có còn tồn tại các căn nhà siêu mỏng, siêu méo nữa hay không?

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.

Trong đó, tổng giá trị 9 trên 11 thương vụ đạt hơn 1,8 tỷ USD, tập trung ở phân khúc nhà ở, bất động sản công nghiệp và logistics.

Dự kiến từ nay đến cuối tháng 10, tại Hà Nội sẽ diễn ra các phiên đấu giá đất ở Ba Vì, Hà Đông, Thường Tín...

Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.

Sáng ngày 17/10, tại họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng khẳng định tình trạng đầu cơ và tâm lý thị trường là nguyên nhân chính khiến giá nhà đất tăng cao phi lý thời gian qua.

Luật Nhà ở mới cho phép người ở Hà Nội được mua nhà ở xã hội tại TP. HCM và chỉ cần xác nhận chưa có nhà ở tại đây.

Theo báo cáo quý 2 của CBRE, nguồn cung bất động sản mới mới tại Hà Nội trong năm 2024 sẽ tăng gấp đôi năm ngoái, song sẽ có sự dịch chuyển từ các quận trung tâm sang khu Đông thành phố.

Khi chuyển đất nông nghiệp lên đất thổ cư, người dân sẽ phải nộp 4 khoản phí cơ bản: tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.

Theo các chuyên gia, trong những tháng còn lại của năm 2024, niềm tin của người mua nhà sẽ có sự cải thiện rõ rệt hơn sau giai đoạn thăm dò và quan sát.

Mới đây, trên một trang mua bán bất động sản xuất hiện thông tin rao bán căn nhà tập thể tầng 1 mặt phố Vọng Đức, có diện tích 30m², mặt tiền 3m với giá 9,8 tỷ đồng, tương đương hơn 326 triệu đồng/m² đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau những ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và đã trực tiếp đề xuất mức giảm theo phương án 2 là 30%.

Ngày 16/10, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất và UBND huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị công bố 4 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc.

Trên thị trường bất động sản hiện nay đang có những dấu hiệu tạo nhiệt. Tình trạng này thể hiện qua việc đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà ở và phát sinh các giao dịch bất động sản thiếu minh bạch.

Trong báo cáo thị trường mới đây, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, sản phẩm nhà ở ngày càng kém đa dạng bởi tình trạng lệch pha nghiêm trọng.

Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Với việc các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản bắt đầu đi vào thực tiễn cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến những luật này tới các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 với mức giảm đến 30% để có thêm nguồn lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Hai cuộc đấu giá đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đầu tháng 10 này tại Hà Nội đã không còn tình trạng đẩy giá, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và siết chặt chế tài đối với đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Theo luật nhà ở mới thi hành, trình tự phát triển nhà ở xã hội đã rút ngắn rất nhiều thủ tục hành chính, bao gồm 3 bước.

Thời gian gần đây, nhiều người liên tục nhận được cuộc gọi từ môi giới hỏi mua chung cư ở Hà Nội với giá cao, thậm chí "cò" hứa có khách đặt cọc ngay, nhưng khi một số chủ nhà đồng ý bán thì không thấy ai tới mua, "cò" cũng biến mất.

Các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank đều đang đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho người mua nhà ở quanh mức 5-7% tùy kỳ hạn.

Ngày 15/10, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Hiệp hội bất động sản Việt Nam tổ chức đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp về cách hiểu, vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Trước những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở theo kế hoạch diễn ra vào đầu tháng 10 này đã không còn xuất hiện tình trạng trả giá cao.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, để đưa đấu giá đất về đúng bản chất là đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thì cần phải có những quy định cụ thể. Việc này sẽ hạn chế các bất cập trong việc mua đi bán lại đất đấu giá.

27 thửa đất ở quận Hà Đông, Hà Nội, sẽ được đưa ra tổ chức đấu giá vào ngày 19/10, với hình thức bỏ phiếu từ 5 đến 11 vòng đấu bắt buộc.

Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại để tháo gỡ nguồn cung ra thị trường.

Theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trên cả nước trung bình đạt 75%, là con số khá cao.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.

Khi loại hình chung cư đang dư thừa nguồn cung cao cấp và thiếu nhà ở giá rẻ, trên thị trường đang có không ít lời mời chào mua nhà ở xã hội theo hình thức “ủy quyền”.

Đại diện quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, đến ngày hôm nay đã có 157/160 trường hợp đồng thuận bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân.

Trải qua gần 20 tiếng với 12 vòng, cuộc đấu giá 54 thửa đất ở thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai đã kết thúc vào 1h30’ sáng nay. Thửa đất có giá trúng cao nhất là 54.480.000 đồng/m2, cao hơn khoảng 30% so với giá thị trường. Thửa thấp nhất là 44.480.000đồng/m2.

Trải qua 7 vòng, huyện Quốc Oai mới đấu giá thành công 10/54 thửa đất ở thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn. Trong đó, thửa đất có giá đấu trúng cao nhất là 50,48 triệu đồng/m2, thấp nhất là 44,48 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá vẫn đang tiếp tục và dự kiến kéo dài đến tận đêm dù gần 300 khách hàng đã trải qua hơn 12 tiếng đấu giá.

Quy định mới tại Quyết định số 61 sẽ giúp giải quyết tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo sau mở đường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Luật Nhà ở 2023 đã dành Chương 5 quy định về vấn đề cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, luật hóa thời hạn sử dụng nhà chung cư, đồng thời bổ sung một loạt cơ chế để việc cải tạo chung cư cũ được thuận lợi hơn.

Nghị định 123/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như chậm sang tên, tự sửa thông tin trên sổ đỏ.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 54 thửa đất ở tại thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.

Thị trường bất động sản hiện nay chủ yếu là mua đi bán lại, nhà đầu cơ được hưởng lợi nhiều nhất bởi họ dễ dàng đẩy giá nhà đất để trục lợi - đó là nhận định của ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Khi 3 luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản có hiệu lực, nhiều dự án bất động sản khó khăn về pháp lý được cho là sẽ hồi sinh. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn đó những khó khăn về thủ tục đầu tư cũng như giải phóng mặt bằng.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Hoà Lạc, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa phận hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai với diện tích đất khoảng hơn 1.879 ha.

Chỉ trong 9 tháng của năm 2024, tổng nguồn cung mở bán mới căn hộ chung cư tại Hà Nội đã đạt mức hơn 19.000 căn. Đây cũng là con số lớn nhất ghi nhận được tại Hà Nội trong vòng 5 năm trở lại đây.

Phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, Phúc Thọ tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đồng thời, huyện đã và đang xây dựng 6 cụm công nghiệp trên địa bàn.

Số liệu thống kê cho thấy, nguồn cung bất động sản khu công nghiệp quý III không có nhiều thay đổi so với quý trước. Song, nhờ có dòng vốn FDI liên tục tăng mạnh đã đưa mặt bằng giá thuê bất động sản công nghiệp tăng theo.