Hiện thực hoá khát vọng phát triển Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
Hiện thực hoá khát vọng phát triển Hà Nội; Hà Nội đã có 373 phiếu lý lịch tư pháp được cấp qua VNeID; Trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập được miễn học phí... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.
Hiện thực hoá khát vọng phát triển Hà Nội
Ngày 28/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Có thể khẳng định, dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội. Các đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian và tâm huyết đóng góp nhiều ý kiến cho Luật Thủ đô (sửa đổi).
Các đại biểu đều nhất trí dự thảo luật sửa đổi có tính kế thừa cao, bám sát các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với sự phát triển của đất nước nói chung và Thủ đô trong thời gian tới nói riêng. Dự thảo Luật Thủ đô lần này đã cụ thể hóa khá đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều điểm mới thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ gắn với thực tiễn sản xuất, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 7 chương và 54 điều (giảm 5 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, trong đó bỏ 7 điều, bổ sung mới 2 điều). Dự thảo luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng Luật Thủ đô chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù. Đặc biệt, dự thảo luật thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội nêu ý kiến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những thay đổi căn bản và mang tính đột phá với tinh thần là trao quyền quyết định nhiều hơn cho Thủ đô trong việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quyết định khác biệt so với quy định chung của cả nước.
Tại kỳ họp này, bên cạnh xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), Quốc hội cũng cho ý kiến về hai quy hoạch là quy hoạch Thủ đô và quy hoạch chung Thủ đô. Để tạo ra định hướng phát triển và mang tính chất đột phá theo các phương án quy hoạch đặt ra thì phải có cơ chế, chính sách để khai thác, huy động, sử dụng tốt nhất các nguồn lực cho phát triển. Cơ chế, chính sách để khai thác, tạo ra nguồn lực tốt nhất để phát triển Thủ đô phải được thể chế hóa thành một khuôn khổ luật pháp. Việc Quốc hội xem xét ba nội dung này cùng với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi và đưa ra trong khuôn khổ về mặt pháp lý để tạo ra sự thay đổi, đột phá của Thủ đô trong thời gian tới.
Sự phát triển của Thủ đô sẽ tạo ra động lực lan tỏa cho khu vực và cho cả nước. Muốn vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô phải tính trong tổng thể mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các địa phương ở khu vực, của vùng và của cả nước. Yêu cầu này có thể được giải quyết thông qua các nội dung về quy hoạch đặt ra trong dự thảo luật. Quy hoạch Thủ đô phải tạo ra sự kết nối liên thông để Thủ đô có thể chia sẻ cho các địa phương nhiều nguồn lực phát triển và nhận lại về sự chia sẻ, đóng góp.
Phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Thủ đô mà còn là trách nhiệm của cả nước. Luật Thủ đô (sửa đổi) phải giúp Hà Nội giải quyết được các hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ.
Việc sửa đổi Luật Thủ đô thực sự là trách nhiệm nhưng cũng là tình cảm với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội". Với phạm vi điều chỉnh khá toàn diện, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô. Hy vọng rằng khi được thông qua, Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội chủ động, linh hoạt bám sát tình hình thực tế hơn trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch với những cơ chế cụ thể tạo đà cho Hà Nội bứt phá, vươn lên tầm cao mới, xứng đáng là Thủ đô của cả nước.
Hà Nội đã có 373 phiếu lý lịch tư pháp được cấp qua VNeID
Từ ngày 22/4 đến 14/5/2024, Sở Tư pháp thành phố thực hiện tiếp nhận 3.206 hồ sơ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID; tổng số hồ sơ đã trả kết quả điện tử về VNeID là 373 hồ sơ. Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được thực hiện với thủ tục đơn giản, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Hà Nội là một trong hai địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Thành phố cũng đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp, xây dựng 28 mô hình điểm về chuyển đổi số để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và Chỉ thị số 04 trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Từ ngày 1/6/2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID cho công dân Việt Nam thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội. Người dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID chỉ với vài thao tác đơn giản trong vài phút. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử này có thể sử dụng nhiều lần, nộp ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, người dân không phải mất phí đề nghị cấp thêm bản giấy. Các cơ quan Nhà nước sẽ tái sử dụng các kết quả, phiếu lý lịch tư pháp điện tử để áp dụng ngay vào các thủ tục hành chính, không yêu cầu người dân xuất trình bản giấy, qua đó giảm chi phí và tiết kiệm cho xã hội. Theo ước tính, việc triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID hiện nay giúp người dân không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Đại tá Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết việc triển khai này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và chuyển đổi từng bước các quy trình cấp, ứng dụng phiếu lý lịch tư pháp từ thủ công sang quy trình điện tử, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với thành phố Hà Nội, việc thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu từ ngày 22/4 đến ngày 22/6. Từ việc thí điểm thành công, chính sách này sẽ được nhân rộng trên địa bàn cả nước, nhất là ở các địa phương có nhu cầu lớn về cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập được miễn học phí
Đây là thông tin được nêu trong văn bản ngày 13/5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các khoản thu năm học 2024 - 2025. Bộ lưu ý các địa phương thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 81. Như vậy, tất cả trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập (chưa tự chủ) sẽ được miễn học phí bắt đầu từ ngày 1/9.
Nghị định 81 quy định trần học phí của tất cả bậc học giai đoạn 2021 - 2026. Ở mầm non, từ năm học 2022 - 2023, các trường công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên (chưa tự chủ) được thu tối đa 50.000 đến 540.000 đồng mỗi học sinh mỗi tháng (tùy địa bàn). Hàng năm, mức này có thể tăng, nhưng không quá 7,5%. Do ảnh hưởng của Covid-19 nên chính sách trên chưa được thực hiện. Năm học vừa qua, các địa phương vẫn áp dụng mức thu từ 2021 trở về trước, cao nhất là 200.000 đồng một tháng.
Trước đó, Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn giảm đối với các đối tượng chính sách như trẻ khuyết tật, diện hộ nghèo, mồ côi, ở vùng sâu, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Việc Nhà nước đã phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi nhưng lại chỉ miễn học phí cấp tiểu học đã gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi. Chính vì vậy, chính sách miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập rất có ý nghĩa để thúc đẩy phát triển giáo dục, tạo sự bình đẳng, mang lại cơ hội học tập cho mọi người.
Hiện nay, Nhà nước chưa đáp ứng đủ cơ sở trường lớp cho bậc học mầm non nên nhiều gia đình phải gửi trẻ vào trường tư thục. Số đông trong nhóm trẻ này lại là con em của công nhân, lao động tự do từ quê nghèo lên thành phố làm việc, không có hộ khẩu đúng tuyến nên không thể vào học trường công. Do đó, các chuyên gia giáo dục cũng đề nghị cần có chính sách hỗ trợ một phần học phí cho trẻ ở mầm non tư thục.
TIN LIÊN QUAN
Sử dụng duy nhất tài khoản VNeID với dịch vụ công | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu kéo dài | Hà Nội tin mỗi chiều
Năm 2035, Hà Nội di dời trụ sở cơ quan, trường học khỏi nội thành | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội dự kiến giảm tới một nửa học phí công lập | Hà Nội tin mỗi chiều
Hơn 50.000 học sinh Hà Nội không có suất vào lớp 10 công lập | Hà Nội tin mỗi chiều
Ý KIẾN
Phố lên đèn cũng là lúc bữa tiệc của những tay chơi bắt đầu. Những âm thanh chát chúa vang lên. Tất nhiên không thể thiếu đồ uống có cồn và cả bóng cười. Thoạt nhìn, những quả bóng được thổi lên chẳng khác nào chiếc bóng bay thông thường. Nhưng bên trong nó lại không hề đơn giản.
Theo quy định hiện hành, đổ rác sai quy định có thể bị phạt đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến phố, ngõ trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại khá nhiều “điểm đen” rác thải. Ngoài lý do một số người dân có ý thức kém, việc khó xử lý người vi phạm là nguyên nhân khiến tình trạng đổ rác bừa bãi còn phổ biến và ảnh hưởng đến môi trường sống, mỹ quan đô thị.
Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hoá qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hoá làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Hà Nội vừa có đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m²/tháng và cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng. Hiện đề xuất này đang trong thời gian lấy ý kiến rộng rãi.
Xe buýt có lẽ là phương tiện vận tải công cộng phổ biến không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành. 10 năm qua, một chiếc vé xe buýt ở Thủ đô chỉ với giá chưa tới 10.000 đồng. Nhưng kể từ 1/11 tới đây, Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt, liệu có tác động gì đến người dân?
Một hoa hậu đầy tai tiếng với scandal chưa đọc hết một cuốn sách lại sắp phát hành một cuốn tự truyện cuộc đời ở tuổi 28. Có điều gì đáng bàn ở câu chuyện này?
Những âm thanh tưởng chừng có trong một bộ phim hành động nhưng thực chất lại là âm thanh nẹt bô, rú ga của những cô, cậu học trò trên đường được ghi lại. Điều gì đang xảy ra thế này?
Temu - một sàn thương mại điện tử nữa đã âm thầm vào Việt Nam. Giao diện khi tải về hoàn toàn là tiếng Việt, đơn giản và khá dễ dùng. Vậy Temu là gì mà tạo nên cơn lốc khuấy đảo thị trường trong nước đến vậy?
Một ly trà đá cho mùa hè hay một ly trà nóng cho mùa thu đông là thức uống quen thuộc với bất cứ ai sống ở Hà Nội. Sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng ta ngồi uống nước ở vỉa hè nào đó chứ không phải tại vài điểm ở các nhà vệ sinh công cộng. Vì sao nhà vệ sinh công cộng lại thành quán nước như vậy?
Ông Vương Tấn Việt hay còn được biết đến với tên gọi Thượng toạ Thích Chân Quang đã thừa nhận bằng cấp ba bổ túc văn hoá của ông không hợp pháp và đằng sau câu chuyện này lại có rất nhiều vấn đề cần phải nói đến.
Giờ đã gần hết tháng thứ hai của năm học mới, nhưng rất nhiều sinh viên vẫn loay hoay tìm chỗ ở. Lý do thật sự là gì?
Hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi” tổ chức hồi đầu năm nay với sự tham gia của 500 đại biểu là hiệu trưởng các trường trên địa bàn Thủ đô và cả nước. Đã 9 tháng sau khi hội thảo kết thúc, năm học mới đã được gần 2 tháng, liệu những mục tiêu nào đã được ngành giáo dục Thủ đô đặt ra và kỳ vọng?
“Vinh dự, tự hào và trách nhiệm”, “Em ấy rất xứng đáng”, “Chúc mừng chàng trai xứ Nghệ”… là những lời khen mà nhiều người dành cho Phạm Quang Linh, nhân vật có biệt danh Quang Linh Vlog - cái tên đã không còn xa lạ với nhiều người, nhất là các bạn trẻ.
Tại các bệnh viện, giờ cao điểm luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng trực bất cứ lúc nào nên công việc của các nhân viên y tế, các bác sĩ vô cùng căng thẳng. Xã hội luôn mặc định một điều rất hiển nhiên rằng hễ làm trong cơ quan Nhà nước như bác sĩ, công an, quân đội thì lương cao, thu nhập ổn. Nhưng sự thật chỉ có người trong cuộc mới hiểu.
Ngày 19/10, chương trình hoà nhạc Hanoi Concert với chủ đề: "Đoài Melody – Giai điệu Đoài" của Đài Hà Nội sẽ diễn ra tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Những ai dùng mạng xã hội video ngắn TikTok mấy ngày nay có lẽ không còn xa lạ với những clip trên top thịnh hành với từ khóa "bắt pen". Thế nhưng, nếu bạn đã từng bắt trend và có ý định sáng tạo nội dung theo từ khóa này thì hãy dừng lại.
Nếu những tiếng chuông vang lên trong không gian tập trung của lớp học, việc học sẽ diễn ra thế nào khi chiếc điện thoại liên tục nhấp nháy màn hình và chuông rung bần bật dưới hộc bàn?
Dấn thân và sẵn sàng đối diện hiểm nguy để có những dòng tin nhanh nhất, chính xác nhất, phục vụ công chúng, đó là sứ mệnh của chúng tôi - những phóng viên Đài Hà Nội.
Trước thực tế quá tải các bệnh viện công, Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Thận Hà Nội tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, quy mô giường bệnh đạt 250 giường.
Kể từ ngày 11/10/2024, giá điện chính thức được điều chỉnh tăng. EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Sau gần hai năm xây dựng, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã khánh thành. Bệnh viện có kiến trúc hiện đại, rộng rãi, trang thiết bị y tế đồng bộ, chất lượng cao, đã thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội vừa trình UBND thành phố Hà Nội dự thảo đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô. Điểm đáng chú ý là dự thảo đề án này bổ sung 5 tuyến mới và điều chỉnh lộ trình 3 tuyến đã được quy hoạch trước đó.
Con giáo viên được đề xuất miễn học phí là thông tin vừa được đưa ra chiều ngày hôm qua, 8/10 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận dự án Luật Nhà giáo.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa trình UBND thành phố dự án nghiên cứu, sửa chữa cầu Long Biên trong giai đoạn ngắn hạn.
Bộ phim "Đào, Phở và Piano" - một hiện tượng đặc biệt đã tạo nên cơn sốt phòng vé trong mùa phim Tết 2024. Đây là bộ phim do Nhà nước đặt hàng ăn khách nhất từ trước đến nay.
"Ai có gì góp nấy, ai có của góp của, ai có công góp công, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít để nhanh chóng kết thúc việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào". Đây là lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025.
Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 được khai mạc tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài".
Nằm ngay trung tâm quận Long Biên (Hà Nội), dự án xây dựng công viên, hồ điều hòa tại phường Thượng Thanh với mức đầu tư 173 tỷ đồng đang được triển khai và sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Công an vừa có nội dung trả lời công dân về chế tài xử lý đối với những cá nhân có hành vi tự ý sửa chữa, làm giả bill, tức biên lai chuyển khoản số tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai để đăng lên mạng xã hội.
Sáng 2/10, gió mùa ùa về, tràn phố phường Hà Nội. Hà Nội bỗng thu, thật thu hơn, gương mặt, nụ cười như phấn chấn, tươi rói, mỗi con đường ngõ phố đông vui nhộn nhịp, đa thanh đa sắc hơn. Và khách phương xa về Hà Nội cũng đông hơn…
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định về việc thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội.
Công việc thi công, cải tạo cảnh quan hồ Ngọc Khánh đang khẩn trương và gấp rút nhằm kịp tiến độ đưa phố đi bộ vào hoạt động đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Vậy có điều gì hấp dẫn ở khu phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sắp khai trương?
Mùa đông năm nay ở miền Bắc được dự báo sẽ rét hơn, và điều này đã bắt đầu thể hiện từ những ngày đầu thu.
Từ ngày 1/10, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc sẽ đồng loạt ra quân thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển; các chủ phương tiện và phụ huynh chở học sinh vi phạm các quy định về vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt.
Việc bỏ cọc đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường bất động sản, nếu chỉ công khai danh tính người bỏ cọc đấu giá liệu đã đủ sức răn đe?
Đến năm 2035, Việt Nam sẽ có tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Khi đó hành trình Hà Nội - TP. HCM sẽ chỉ mất hơn 5 tiếng. Tuyến đường sắt này có thể đóng góp 1% tăng trưởng GDP.
Trong bối cảnh cả nước đang tập trung hỗ trợ đồng bào chịu thiệt hại do bão lũ gây ra, Hà Nội quyết định dừng bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi là ứng dụng thông minh giúp kết nối chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Tích hợp bốn chức năng chỉ trong một phần mềm, ứng dụng iHanoi được UBND thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng từ cuối tháng 6 năm nay và dần trở nên quen thuộc với người dân.
Hà Nội sẽ sớm khởi công cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo. Thông tin vừa được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đưa ra đúng lúc tình trạng các cây cầu bắc qua sông Hồng đang được nhiều người quan tâm.
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa thông tin về hai hình thức lừa đảo chủ yếu qua điện thoại trong thời gian gần đây.
Sau 3 năm thi công, với mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã khánh thành vào sáng 21/9.
26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão lũ chiếm đến 41% GDP và 40% dân số cả nước. Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, giãn hoãn nợ để hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông - Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất bổ sung 29 cầu vượt cho người đi bộ qua đường tại các vị trí đông dân cư, cổng trường học, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 300 tỷ đồng.
Thầy Nguyễn Xuân Khang Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) sẽ nhận nuôi tất cả trẻ thoát nạn vụ lũ quét Làng Nủ đến năm 18 tuổi.
Trong khi Hà Nội và cả nước vẫn còn đang khắc phục hậu quả của bão số 3 và hoàn lưu của bão, thì gần Biển Đông đang xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.
Những ngày qua, siêu bão Yagi - cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử tại các tỉnh phía Bắc đã để lại hậu quả nặng nề. Tính đến hôm nay, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 261 người, 67 người vẫn còn mất tích và rất nhiều tài sản của người dân bị cuốn theo bão lũ... Bàng hoàng, đau xót đến tận cùng - đó là những gì người dân vùng bão lũ phải trải qua và có lẽ cũng chính là cảm xúc của người dân Việt Nam vào lúc này.
0