Hình ảnh đầu tiên về tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội

Sáng 7/8, Ban quản lý đường sắt Hà Nội và đơn vị vận hành là Metro Hà Nội đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh toàn tuyến, chuẩn bị những công tác cuối cùng trước ngày tuyến tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào vận hành.

Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng 10 đoàn tàu được nhà sản xuất Alstom (Cộng hòa Pháp) thiết kế riêng. Với chủ đề “Hành trình xanh”, đoàn tàu gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng. Màu đỏ tượng trưng cho quả thanh long, màu xanh tượng trưng cho cây lúa. Thiết kế này đã đạt giải thưởng thiết kế ngoại thất tại Pháp.

Ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Trưởng ban Ban Quản lý đường sắt Hà Nội chia sẻ: “Tuyến sắt thí điểm đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Tuyến sắt độ thị số 3) được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, các thiết bị và hệ thống điều khiển đều áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Chúng tôi tin rằng, tuyến này là một tuyến tốt, chất lượng an toàn, đầy đủ tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân”.

Quầy bán vé tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.

Phó Trưởng ban Ban Quản lý đường sắt Hà Nội cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã đào tạo được 353 nhân sự cần được đào tạo cho dự án này. Các nhân sự này cũng đã thực hiện vận hành thử trong vòng hơn hai tháng và họ đã minh chứng được khả năng vận hành của họ, được tư vấn chứng nhận an toàn hệ thống của Pháp đánh giá đảm bảo tính sẵn sàng. Chúng tôi tin tưởng bộ máy này sẽ vận hành tốt”.

Máy bán vé tự động.

“Toàn bộ công tác thi công cũng như các thủ tục cần thiết cho công tác nghiệm thu dự án đã hoàn thành và có đầy đủ điều kiện để đưa vào vận hành thương mại. Tuy nhiên theo quy định, UBND thành phố Hà Nội cấp quyết định đầu tư của dự án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về thời điểm đưa tuyến vào vận hành thương mại. Trong buổi kiểm tra hiện trường ngày 6/8, Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng đã yêu cầu các bên hoàn thiện thủ tục cuối cùng để đưa tuyến vào vận hành thương mại trong đầu tháng 8. Hiện nay chúng tôi cũng đang chờ văn bản chính thức của thành phố Hà Nội về ngày sẽ vận hành”, ông Sơn chia sẻ thêm.

Sơ đồ tuyến tàu và thời gian tàu chạy.

Toàn bộ tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 12,5 km và đã hoàn thành toàn bộ 8,5 km đoạn đi trên cao, sẵn sàng đưa vào vận hành thương mại. Đối với 4 km tuyến đi ngầm vẫn tiếp tục triển khai thi công. Ngày 30/7, đơn vị đã khởi công khoan hầm bằng máy đào hầm TBM.

Hiện nay, máy đào hầm vẫn tiếp tục làm việc 24/24h cả tuần. Theo kế hoạch, toàn bộ đoạn hầm này sẽ được hoàn thành vào tháng 11 năm 2025. Sau đó, các nhà thầu tiến hành lắp đặt thiết bị vào nhà ga và lắp đặt đường ray trên toàn bộ tuyến hầm, tích hợp các hệ thống để đưa toàn bộ đoạn ngầm cũng với đoạn trên cao vào vận hành vào năm 2027 theo đúng tiến độ.

Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo đơn vị vận hành xe buýt điều chỉnh lại các luồng tuyến xe buýt nhằm kết nối, các tuyến xe buýt vào các ga trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội giúp hành khách di chuyển thuận lợi.

Để chuẩn bị đưa dự án vào vận hành thương mại, ngoài các thủ tục về nghiệm thu, các nhà thầu thi công cũng đã tiến hành vệ sinh công nghiệp toàn bộ nhà ga trên cao, rà soát toàn bộ hệ thống để đảm bảo tính sẵn sàng dự án.

Tuyến đường dài 8,5 km metro Nhổn - ga Hà Nội dự kiến sẽ vận hành từ ngày 8/8.

TS. Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hà Nội Metro chia sẻ: “Thứ nhất về phần tàu, đoàn tàu của tuyến 3.1 có bốn toa như tuyến Cát Linh – Hà Đông, nhưng tuyến Cát Linh – Hà Đông có sức chứa 960 hành khách (bao gồm khách ngồi và đứng), tỷ lệ ghế ngồi là 144/960 (95%). Còn tuyến Nhổn – Ga Hà Nội có sức chứa 944 hành khách (bao gồm khách ngồi và đứng), nhưng tỷ lệ ghế ngồi chỉ chiếm 10%”.

Trải nghiệm vận hành thử tuyến đường sắt trên cao.

Chia sẻ thêm về sự khác biệt giữa hai tàu, TS. Vũ Hồng Trường cho hay: “Khác biệt thứ hai của tàu tuyến Cát Linh – Hà Đông với tàu tuyến 3.1 là tốc độ và tính năng gia tốc của tàu 3.1 cao hơn. Khi trải nghiệm có thể thấy, lúc bắt đầu tàu sẽ dúi một cái nhưng mà rồi sẽ quen vì đó là theo tiêu chuẩn của châu Âu. Một đặc điểm nữa là đối với tuyến tàu 3.1 có nút chống ngủ gật, cho nên trong quy trình tác nghiệp của lái tàu không phải cứ mỗi một bến là phải xuống, đi ra. Tuyến này còn có camera để lái tàu không phải rời vị trí tàu”.

Vận hành thử tuyến đường sắt trên cao.

TS. Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hà Nội Metro cho biết thêm: “Thời điểm này, về phía đơn vị tiếp nhận, chúng tôi đã chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng đưa vào vận hành, phục vụ nhu cầu người dân một cách tốt nhất. Tất cả kinh nghiệm và bài học từ tuyến Cát Linh – Hà Đông đã vận hành được ba năm đã được chúng tôi rút kinh nghiệm để phối hợp với chủ đầu tư, các đơn vị liên quan để phục vụ vận hành tuyến 3.1 một cách tốt nhất. Chúng tôi đã tiếp cận với dự án này rất sớm.

Ở giai đoạn nước rút, chúng tôi đồng thời triển khai 7 nhóm công việc: Hình thành tổ chức tiếp nhận; Đào tạo và tuyển dụng nhân sự; Phối hợp với chủ đầu tư vận hành thử; Phối hợp với chủ đầu tư và tư vấn để rà soát các quy trình bảo dưỡng của tuyến; Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thực hiện những nhiệm vụ đánh giá an toàn hệ thống; Xây dựng phương án vận hành trong giai đoạn đầu khai thác và những giai đoạn tiếp theo; Chuẩn bị xây dựng đơn giá tạm, đặt hàng, chính sách giá vé. Đến hôm nay, tất cả nhiệm vụ chúng tôi đặt ra đã được thực hiện theo đúng tiến độ, đưa vào vận hành một cách tốt nhất”.

1. Thông tin về tuyến:

Đoạn trên cao: Chiều dài 8,5 km từ Nhổn đến Cầu Giấy, bao gồm 8 ga:

Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8).

2.  Thông tin vận hành tuyến:

(I) Trong 03 tháng đầu:

- Giờ mở tuyến: 05h30

- Giờ đóng tuyến: 22h00

- Giãn cách chạy tàu: Đều đặn 10 phút/chuyến.

(II) Trong thời gian tiếp theo:

Tuỳ theo nhu cầu hành khách sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

3. Về giá vé:

(I) Vé lượt (vé chặng): Đi một ga 8.000đ và đi cả tuyến 12.000 đồng/lượt.

(II) Vé ngày: 24.000 đồng, có giá trị trong một ngày và không hạn chế số lượt.

(III) Vé tháng (phổ thông, ưu tiên):

- Phổ thông: 200.000 đồng/ tháng;

- Ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là 100.000 đồng/ tháng.

(IV) Vé tập thể: 140.000 đồng/ tháng.

(V) Vé miễn phí: Dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người cao tuổi trên 60 tuổi, người khuyết tật.

(VI) Trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Nằm trong khuôn viên tòa biệt thự Pháp cổ ở góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, cây si khổng lồ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của Thủ đô. Tuy nhiên trong cơn bão số 3 vừa qua, cây si lâu niên này đã bị bật gốc. Nhằm bảo tồn nguyên vẹn quần thể công trình có giá trị này, các cơ quan chức năng đã nỗ lực hồi sinh cây si cổ thụ hiếm có này.

Sáng 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tổ hợp Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ được khánh thành vào thứ 7 ngày 21/9.

Nhà máy điện rác Seraphin - nhà máy điện rác thứ hai của Thủ đô Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 12 năm nay.

Hiện nay, một số tuyến đê không thể chống tràn do mực lũ quá lớn, cần được đầu tư nâng cấp, tu bổ để đáp ứng được những diễn biến bất thường của thời tiết.

Tính đến ngày 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức hai đợt phân bổ cho 12 tỉnh, thành phố với tổng số tiền 81,5 tỷ đồng.

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Dự án Cung Thiếu nhi mới của Hà Nội đã và đang hoàn thiện sau gần 3 năm thi công, với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động, nơi đây sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho việc học tập, vui chơi của thanh thiếu niên Thủ đô là môi trường phát triển cho các tài năng tương lai của Thành phố.

Nhà máy điện rác Seraphin - nhà máy điện rác thứ hai của Thủ đô Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 12 năm nay.

Giờ cao điểm sáng 19/9 đã xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông nghiêm trọng trên đường gom Đại lộ Thăng Long hướng từ Hòa Lạc về trung tâm, tại km 6+200 đoạn trước khu đô thị Vinsmart City. Nguyên nhân là do thi công sửa chữa đường ống nước sông Đà.

Qua kiểm tra, các tổ công tác đã ghi nhận nhiều cơ sở trường học trên địa bàn huyện Thanh Oai vẫn tồn tại các vi phạm, gây tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Các tổ công tác đã yêu cầu các trường nhanh chóng khắc phục, đảm bảo an toàn PCCC.

Sở GTVT Hà Nội đề xuất Thành phố đầu tư 392 tỷ đồng triển khai hệ thống giao thông thông minh, trong đó có việc lắp đặt 600 camera giám sát phương tiện giao thông tại khu vực nội đô.

Khu vực đường quanh hồ Tây luôn thu hút nhiều người dân và du khách đến dạo chơi, tuy nhiên, tình trạng ô tô cá nhân dừng đỗ tùy tiện trên vỉa hè diễn ra ngày càng phổ biến.

Báo Telegraph của Anh vừa đưa Hà Nội vào danh sách những điểm đến tốt nhất thế giới, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người đi du lịch, đặc biệt là những du khách độc hành.

Hà Nội luôn coi trọng và ủng hộ hợp tác toàn diện, thực chất giữa Hà Nội với các địa phương của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Phúc Kiến.

Do khối lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được giải tỏa nhiều, trong suốt 10 ngày qua, các đơn vị duy trì cây xanh đã huy động nhân lực làm việc ngày đêm.

Chiều 18/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tiếp đoàn doanh nghiệp Anh do ông Michael Mainelli, Thị trưởng Trung tâm tài chính London dẫn đầu tới thăm và làm việc tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) Bùi Văn Triều khẳng định, không có chuyện lái đò chùa Hương đi cứu trợ bão lũ bị cắt suất, không cho phục vụ khách.

Sáng 18/9, UBND quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường Quang Trung, Hà Cầu (quận Hà Đông).

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cho biết, do lũ sông xuống chậm, hiện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khoảng 23.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt, chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa.

UBND thành phố vừa ban hành quy định tạm thời yêu cầu tất cả các điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố phải duy trì thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt.

50 tác phẩm đặc sắc bằng chất liệu màu nước từ những hình ảnh đời thường quen thuộc, phong cảnh thiên nhiên đến con người Thủ đô đang được trưng bày tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cũ, 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Để sớm bàn giao mặt bằng phục vụ thi công kênh La Khê dẫn nước vào trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, chính quyền quận Hà Đông đang chuẩn bị thực hiện cưỡng chế đợt 3 đối với 33 hộ dân sinh sống trên hành lang kênh La Khê.

Trước thềm Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, ngày 17/9, tại Viêng Chăn - Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hà Nội đã tới chào xã giao Bí thư Thành ủy Viêng Chăn Anouphap Tounalom.

Sáng 17/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ hai, với sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Ngày 17/9, Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã đến Thủ đô Viêng Chăn (Lào) tham dự Hội nghị thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN.

Sau một tuần từ khi bão số 3 đi qua, góc phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ vẫn rực rỡ bởi khung cảnh đẹp mắt của các giàn hoa giấy.

Sau đợt vận động toàn dân tham gia tổng vệ sinh sau bão số 3, tất cả các cây xanh bị gãy, đổ tại các tuyến phố đã cơ bản được dọn dẹp. Các quận huyện, đặc biệt là 12 quận nội thành đã hoàn tất việc bố trí điểm tập kết tạm cũng như hoàn tất việc dọn cây gãy đổ về các điểm này.

Sau bão số 3, Hà Nội ghi nhận hơn 36.000 ha lúa bị gãy, đổ và bị ngập, hơn 11.700 ha rau màu và hơn 8.800 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

Sau khi cơn bão số 3 đi qua, một số khu nhà tái định cư càng lộ rõ nguy cơ mất an toàn, gây lo lắng cho cư dân, đặc biệt là tại khu nhà tái định cư A6 Nam Trung Yên.

Trên phố Hàng Mã vào dịp Trung thu, tình trạng tự ý chiếm dụng vỉa hè, lòng đường tổ chức trông xe tự phát đã gây ảnh hưởng tới trật tự giao thông.

Tháng cao điểm học sinh đến trường, Phòng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội tăng cường biện pháp xử lý học sinh vi phạm luật giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Xuyên tập trung quyết liệt khắc phục những tồn tại, triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chỉ số cải cách hành chính của huyện.

Thời điểm này, khi các tỉnh miền Bắc đang nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề sau bão lũ, nhiều trường học ở Hà Nội đã dừng tổ chức các chương trình vui Tết Trung thu để dành nguồn lực ủng hộ đồng bào tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Nhân dịp Tết Trung thu, TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em trên địa bàn, đặc biệt là những trẻ em bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tại Trường Tiểu Học Chương Dương, chiều 16/9, Sở LĐTB&XH phối hợp với quận Hoàn Kiếm tổ chức trao tặng quà cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Sau 2 ngày triển khai tổng vệ sinh môi trường toàn thành phố, nhiều đường phố ở khu vực trung tâm, các tuyến đường chính thoáng đãng, sạch sẽ và an toàn hơn.

Khi nước ngập đã rút dần, thầy cô trường Yên Mỹ khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh lớp học để đón học sinh tới lớp sớm nhất có thể.

Chiều ngày 16/9, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội tổ chức chương trình "Vầng trăng cổ tích, dẫn lối yêu thương", dành tặng 150 suất quà Trung thu cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các trường chuyên biệt trên địa bàn thành phố.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy, vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và dông cho khu vực tỉnh Bắc Ninh.

Sáng nay 16/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã tới thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân và học sinh các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.

Ngay sau khi nước rút, Hội người cao tuổi huyện Sóc Sơn, Hà Nội, phối hợp với 8 doanh nghiệp trên địa bàn thăm hỏi, trao quà hỗ trợ các gia đình khó khăn.

Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 là hoạt động trọng điểm của ngành Dân vận Thủ đô, thiết thực chào mừng các ngày kỷ niệm của ngành Dân vận và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Công tác chuẩn bị cho vòng chung khảo hội thi đang được các địa phương, đơn vị tích cực chuẩn bị.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Hà Nội cho biết, đến cuối ngày 14/9, các quận, huyện thị xã đã tổ chức di dời hơn 75.000 người đến nơi an toàn. Trong đó, có khoảng 44.000 người đã quay trở về nơi ở cũ, tập trung tại các địa bàn các quận: Tây Hồ, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm.

Do bị ngập sâu, nước rút rất chậm nên nhiều gia đình trên địa bàn xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ phải sơ tán đến nơi an toàn. Hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống là việc làm cần thiết ngay trong lúc này.