Hình tượng Rồng trong mỹ thuật đương đại
Từ hàng ngàn năm nay, hình tượng rồng đã gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của người Việt. Đặc biệt, trong lĩnh vực mỹ thuật hình tượng rồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và được thể hiện rất phong phú với nhiều góc độ khác nhau, tất cả đều làm nổi bật lên ý chí, khát vọng vươn lên của dân tộc...Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại hình tượng rồng vẫn tiếp tục được các thế hệ nghệ sĩ trẻ theo đuổi, sáng tạo để hình tượng rồng tiếp tục tỏa sáng và trở nên gần gũi với đời sống.
Xuất hiện trong mỹ thuật Việt từ hàng ngàn năm trước, phổ biến nhất trong khoảng thế kỷ thứ X đến XIX, đến ngày nay, hình tượng Rồng vẫn tiếp tục được áp dụng, kế thừa, phát huy trong mỹ thuật hiện đại. Những nghệ sĩ trẻ hiện nay vẫn tiếp tục sáng tạo hình tượng Rồng với những thay đổi, từ tạo hình, bố cục, chất liệu với cách thể hiện mới mẻ, sinh động, hiện đại nhưng vẫn tôn trọng truyền thống với những góc nhìn mới mẻ phù hợp với đời sống đương đại ngày nay.
Nằm trong bộ linh vật 12 con giáp, Rồng là vật đứng đầu mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Từ xa xưa dân tộc Việt luôn tự hào và kiêu hãnh với nguồn gốc của tổ tiên mình là “con Rồng cháu Tiên”.
Nhìn từ góc độ văn hóa, hình tượng Rồng gợi nhiều cảm hứng sáng tạo, nhất là trong nghệ thuật tạo hình của người Việt, được các họa sĩ, nhà thiết kế thể hiện trong hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ứng dụng… Hòa vào dòng chảy của mỹ thuật đương đại, các họa sĩ sáng tác dòng tranh hiện thực vẫn giữ lối đi riêng, mang đến sự sống động qua từng ý tưởng, màu sắc và chất liệu.
Năm 2024 là năm Giáp Thìn, một lần nữa hình tượng Rồng lại trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ với đôi bàn tay khéo léo, cùng trí tưởng tượng và tài năng của mình. Những người nghệ sĩ đã tạo nên nhiều tác phẩm sinh động, độc đáo trên nhiều chất liệu, giúp cho người xem hiểu thêm về hình tượng Rồng trong lịch sử và văn hóa Việt Nam. Hình tượng rồng Việt đã hiện diện đa dạng trong mọi mặt đời sống xã hội từ kiến trúc, trang phục, đồ mỹ thuật ứng dụng cho đến sinh hoạt lễ hội.
Để chào đón năm Giáp Thìn nhiều nghệ nhân đã lấy nguồn cảm hứng từ hình tượng con Rồng để đem đến các tác phẩm nghệ thuật giới thiệu đến với công chúng. Hình tượng con Rồng được các hoạ sĩ thể hiện trên chất liệu gốm mang phong cách thiết kế truyền thống đặc trưng kết hợp với những cách nhìn mới, không gò mình vào một khuôn dáng hay hình thức nào mà hoàn toàn tự do, sáng tạo. Đôi khi là những chiếc vẩy, cái đuôi, đôi mắt rồng, hay chỉ là tư thế uốn lượn của linh vật này, nhưng đều toát lên một vẻ đẹp mới, mang đến khát vọng về sự tốt đẹp, an lành của năm mới.
Những ngày này các lò gốm ở Bát Tràng liên tục cho ra mắt nhiều bộ sưu tập rồng độc bản gốm có giá trị. Kỳ linh Giáp Thìn hay Long phi vận hội là một trong những bộ sưu tập độc đáo năm 2024.
Ở mảng tranh sơn mài, 5 năm trở lại đây cái tên Nguyễn Tấn Phát như một từ khóa ‘hot’ trên mạng xã hội. Rồng cũng là nguồn cảm hứng để nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm để chào đón Tết Giáp Thìn 2024 với tên gọi "con Rồng cháu Tiên", được làm từ nhiều chất liệu như gỗ, sơn mài, gốm, kim loại kết hợp với nghệ thuật sơn mài.
Bằng chính tài năng điêu khắc sơn mài của mình khi tạo tác hình tượng Rồng, thay vì tạo tác trên gốm, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát ở Đường Lâm, Sơn Tây lại giới thiệu tới công chúng những tượng Rồng bằng gỗ được sơn mài tỉ mỉ, đẹp mắt. Tính ứng dụng của bộ sản phẩm này rất cao khi có thể làm đồ trang trí, đế đốt trầm.
Một trong những sản phẩm độc bản rất giá trị trong bộ sưu tập của nghệ nhân trong bộ sưu tập Rồng năm 2024 là chiếc ghế hình con rồng với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, đuôi rồng như lá bồ đề, tư thế uốn lượn mang đậm ý nghĩa về văn hóa cội nguồn của người Việt Nam. Điều đó cho thấy, trải qua thời gian hình tượng Rồng đã đi sâu vào đời sống, ứng dụng trên nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
Hình tượng Rồng trong văn hóa Việt Nam không chỉ đơn thuần là một biểu tượng văn hóa mà còn mang những giá trị tinh thần sâu sắc và ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự nối kết giữa con người và thiên nhiên, tôn vinh lòng tự hào của người Việt trong tiến trình chinh phục tự nhiên và xã hội. Biểu tượng Rồng qua thời gian và không gian lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, kiến tạo và phát huy bản sắc đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và hội nhập văn hóa thế giới.
Bước sang năm 2024, qua góc nhìn và nét vẽ của các nghệ sĩ trẻ, linh vật Rồng trở nên độc đáo, ấn tượng, với nhiều góc nhìn thú vị, vui vẻ cho cộng đồng người yêu sáng tạo trước thềm Tết đến Xuân về. Triển lãm vẽ rồng dành cho người trẻ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đưa người xem có góc nhìn mới, linh vật rồng trở nên độc đáo, ấn tượng là sự kế thừa hình tượng con rồng từ truyền thuyết, từ lịch sử mỹ thuật để đem vào sử dụng trong mỹ thuật hiện đại.
80 tác phẩm độc đáo vừa được trưng bày tại triển lãm tranh “Vẽ con Rồng” là thành quả sáng tạo của hơn 75 họa sĩ trẻ với góc nhìn mới lạ. Đó là những con Rồng rất gần gũi, thân thương từ những góc độ lịch sử, như truyền thuyết Lạc Long Quân và u Cơ, đến những triều đại lịch sử Lý, Trần, Lê, Nguyễn; đặc biệt có những tác phẩm lại thể hiện hình ảnh con Rồng gắn với đời thường cuộc sống đương đại.
Từ hình ảnh con Rồng trong truyền thuyết qua các triều đại lịch sử, mỹ thuật đương đại đã biến những con rồng trở nên thân thuộc hơn, dung dị và đầy sức sống, nhất là trong không gian di tích, hay trong tranh, trong gốm, điêu khắc…. Qua góc nhìn sáng tạo của các nghệ sĩ, linh vật Rồng trở nên độc đáo, ấn tượng, với một sức sống mới. Các tác phẩm được thể hiện đa dạng chất liệu, đa dạng góc nhìn và phong cách, giúp lan tỏa giá trị không chỉ đến những người làm nghệ thuật, mà còn hướng đến sự đón nhận của công chúng và cộng đồng người yêu sáng tạo.
Nhìn lại lịch sử mỹ thuật truyền thống cũng như đương đại, qua nghệ thuật điêu khắc và trang trí đã cho thấy sự cao quý của hình tượng Rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa.
Ngày nay, hình tượng Rồng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... mang dấu ấn thẩm mỹ, khẳng định vị trí, vai trò riêng và có tính nghệ thuật cao.
Trong đời sống mỹ thuật đương đại, có thể thấy, sự đa dạng về chất liệu và góc nhìn đã mang đến cho hình tượng Rồng một hơi thở mới, một diện mạo Rồng mới trên nền tảng của sự kế thừa và phát huy truyền thống. Và dù ở bất cứ thời điểm nào, hình tượng Rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt nói chung và là nét độc đáo khơi nguồn cảm hứng trong mỹ thuật nói riêng.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.
Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung của hàng chục nhiếp ảnh gia cao tuổi. Đam mê sáng tạo, ngay cả thành viên tuổi ngoài 80 cũng không ngại xách máy tới các làng nghề ngoại thành để tác nghiệp.
Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, Triển lãm "Hồn Dó" với 50 tác phẩm được thực hiện trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng đã tạo nên ấn tượng đặc sắc với công chúng yêu nghệ thuật.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hộp Ký ức 4.0".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm. Trong đó, nhiều người đặc biệt ấn tượng với tổ hợp triển lãm nghệ thuật được trưng bày tại Đại học Khoa học Tự nhiên, với nét kiến trúc và các tác phẩm mỹ thuật mang phong cách Đông Dương.
Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang (LLVT) - Chiến tranh cách mạng, giai đoạn 2019 - 2024.
Tối 14/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo.
Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.
Lễ hội kỷ niệm 735 năm ngày hóa của Đức thánh Thành hoàng làng Linh Ứng, thượng đẳng Thần Đại vương đền Cống Yên đã được nhân dân địa bàn dân cư số 3, 4, 5 phường Vĩnh Phúc tổ chức trang trọng.
Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí vào đầu tháng 11/2024, thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã thể hiện nhiều hành vi xấu xí, phản cảm ở nơi là không gian văn hóa.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.
Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.
Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.
Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, bầu không khí trong lành.
Tại đình Nhật Tân, quận Tây Hồ - di tích cổ kính nằm ven đê sông Hồng, có một cây sanh cổ thụ hàng ngày tỏa bóng mát. Cây di sản này đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân nơi đây.
Vườn hoa Cửa Nam sau cải tạo đã hoàn toàn thay đổi từ cảnh quan kiến trúc đến cách bố trí các tiểu cảnh, trở thành một không gian nghệ thuật sắp đặt độc đáo của Thủ đô.
Tối 11/11, show diễn thời trang đẳng cấp của cuộc thi "Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024" đã diễn ra tại thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật.
Tiếp nối thành công của cuốn sách “Miền Tây du hí”. nằm trong dự án “trẻ em viết sách cho trẻ em”, cuốn "Miền Trung du hí" vừa được ra mắt, kể về những câu chuyện trong hành trình giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của các tác giả nhí.
Sau khi ra mắt và phát hành vào cuối tháng 10, tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã bán hết ngay 1.000 bản sách trong lần in đầu tiên, chỉ sau 5 ngày.
Thành cổ Sơn Tây là biểu tượng của vùng đất xứ Đoài. Với những bức tường đá ong đỏ sậm, rêu phong, công trình giao hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc cổ kính, mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một không gian văn hóa, triển lãm độc đáo, giàu tính thẩm mỹ. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật mang đến góc nhìn trung thực và đầy đủ về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
Trong năm thứ 4 tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo, hơn 500 nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế thăng hoa trong cảm xúc, thể hiện những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy công nghiệp văn hóa của Hà Nội phát triển.
Nhà báo, nhà văn Phạm Việt Tiến vừa chính thức cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết “Mưa ở lung chừng đồi”, với những trang văn đầy chân thực về thân phận của những người phụ nữ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho những cung đường ra trận.
Nét độc đáo của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đó là mỗi một nhà ga đều được thiết kế màu sắc và hình ảnh riêng biệt gắn liền với từng địa danh cụ thể. Sáng 9/11, thêm một tác phẩm nghệ thuật công cộng với tên gọi ‘’Năm giờ sáng, Hà Nội thức giấc’’ được khánh thành tại nhà ga S8 Cầu Giấy.
Một trong những điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đó là không gian Pavillon Viglacera Aurora độc đáo, thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã mở cửa đón du khách vào tham quan và trải nghiệm các không gian nghệ thuật. Trong đó, Cung thiếu nhi Hà Nội được coi là “trái tim” của tuyến lễ hội, với các hoạt động sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Trong bối cảnh đô thị hiện đại, nghệ thuật đường phố đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và xã hội. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian công cộng, nghệ thuật đường phố còn tạo ra những khoảnh khắc kết nối tuyệt vời giữa con người với con người, giữa nghệ sĩ và cộng đồng.
Tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ vừa diễn ra lễ công bố fashion show "Sắc màu di sản". Chương trình do Bản Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội và Công ty Cổ phần Media Tân Thành An phối hợp tổ chức.
Tối nay (9/11), UBND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024.
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.
Ga Hà Nội được xây dựng từ năm 1902 với tên gọi ban đầu là ga Hàng Cỏ. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà ga vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính pha lẫn hiện đại, trở thành một điểm nhấn kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
Triển lãm gốm nghệ thuật "Hiện Linh" của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/11, tại không gian sáng tạo ngoài sân vườn của Bảo tàng Hà Nội.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào tối ngày 9/11 với chương trình nghệ thuật và diễu hành chủ đề “Giao lộ”, lấy cảm hứng từ khung cảnh đô thị Thăng Long xưa với những tiếp biến từ quá khứ tới hiện tại.
0