Hình tượng rồng Việt trên trang phục cung đình các vương triều

Rồng là biểu tượng của sự linh thiêng, của sức mạnh thần thánh và quyền lực các quân vương. Dưới thời quân chủ, rồng được suy tôn là biểu tượng của vương quyền, gắn liền với hình ảnh vua chúa, là đỉnh cao của khái niệm quyền uy. Vì thế, hình tượng rồng thường được thể hiện trên trang phục của các bậc đế vương. Cùng ngắm nhìn hình tượng Rồng trên hoàng bào được phục chế bởi bàn tay của các bạn trẻ yêu văn hóa và cổ phục của Vạn Thiên Y.

Long bào đại triều phục thời Lê Trung Hưng 

Long bào đại triều phục thời Lê Trung Hưng là áo bào được hoàng đế thời Lê sử dụng trong các buổi thiết đại triều, áo dùng màu vàng chính sắc, trên áo có 8 hoa văn rồng cuộn tròn, được gọi là rồng ổ (viên long - bàn long).

Thời Lê Trung Hưng kéo dài hơn 250 năm, với nhiều giai đoạn. Vì vậy long bào của hoàng đế cũng có rất nhiều sự biến đổi trong kiểu dáng, kiểu dáng long bào có 4 hoặc 8 ổ rồng là kiểu dáng long bào của giai đoạn thế kỷ 17.

Rồng trên long bào được thêu xen kẽ với mây theo hình tròn.
Trên long có 8 hoa văn rồng cuộn tròn, được gọi là rồng ổ
Ổ rồng trên áo bào thời Lê Trung Hưng được tham khảo từ ổ rồng điêu khắc trên hương án đá tại đền bà chúa Mụa (Kim Động, Hưng Yên).
Mũ của long bào thời Lê là mũ xung thiên.

Mũ của long bào thời Lê được tham khảo từ mũ trên hai tượng là bức tượng Lý Thần Tông do vua Lê Ý Tông sai tạc và cung tiến vào chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai) và tượng Lê Thần Tông tại chùa Mật (Thanh Hóa).

Long bào đại triều phục thời Nguyễn

Long bào đại triều phục thời Nguyễn cũng có cùng công dụng như thời Lê, đều là trang phục cho hoàng đế mặc vào ngày thiết đại triều. Long bào có màu vàng chính sắc và lấy hoa văn rồng năm móng làm chủ đạo. Tuy nhiên, hình rồng trên long bào triều Nguyễn ở dáng đang bay lên, vờn trong mây, các hoa văn trên long bào đại triều phục Nguyễn cũng dày đặc hơn long bào thời Lê.

Hình rồng trên long bào triều Nguyễn ở dáng đang bay lên, vờn trong mây.

Rồng trên long bào được thêu 9 con xen kẽ với mây theo dạng “long vân đại hội”. Trong đó, 2 con rồng ở thân trước và thân sau là phi long (rồng bay) với mặt rồng nhìn chính diện được thêu bằng chỉ bóng và chỉ kim tuyến đại. Bên cạnh đó, hình ảnh 9 con rồng đều có 5 móng, biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối “cửu ngũ chí tôn”.

Từng họa tiết trên long bào đều thể hiện cho quyền lực tuyệt đối của vua.

Hình rồng xuất hiện trên trang phục cung đình thời Nguyễn rất đa dạng về hình thức, kiểu dáng, với những quy định rất nghiêm ngặt về số lượng, chất liệu và quy cách thể hiện. Rồng chỉ được thêu trên áo của vua và của hoàng thái tử, còn áo của hoàng tử chỉ được thêu con mãng, một biến thể thứ cấp của rồng. Rồng xuất hiện trên long bào của vua dưới các hình thức phi long (rồng bay) hay hồi long hướng nhật (rồng quay đầu về phía mặt trời), kích thước cân đối, mặt rồng uy nghi, chân có 5 móng.

Hai ống tay áo và hai cánh đều có một hình rồng.

Mặt trước và sau long bào đều có hai chữ “vạn thọ” là một sáng tạo riêng biệt của triều Nguyễn. Hai chữ này xuất phát từ một sự kiện dưới thời vua Minh Mạng. Trên long bào chữ “vạn thọ” được thêu nổi ở phía trước và sau áo theo lối chữ triện, đó như là lời chúc dành cho thiên tử được “vạn thọ vô cương”.

Thủy ba (sóng nước) được trang trí ở phần vạt áo và hai tay của long bào. Hình ảnh này kết hợp cùng hình tượng rồng từ dưới biển bay lên thể hiện ý nghĩa “sơn hà thống nhất” và non sông gấm vóc này đặt dưới sự cai quản của thiên tử.

Nếu như mũ đội trên long bào thời Lê là mũ xung thiên, thì mũ đội với long bào thời Nguyễn là mũ cửu long thông thiên, với số trang sức rồng, mây, hỏa châu dày đặc, đính cùng vô số đá quý và ngọc trai, tạo cảm giác lộng lẫy choáng ngợp.

Mũ đội với long bào thời Nguyễn là mũ cửu long thông thiên.
Đôi hia màu đen thêu hình rồng.

Rồng là biểu tượng cao quý của chế độ quân chủ nên được thể hiện một cách công phu, cẩn trọng trên trang phục cung đình. Ngoài ý nghĩa là biểu tượng của quyền uy, hình ảnh của rồng còn là lời cầu mong cho sự trường trị, cho hạnh phúc và phồn thịnh của đất nước./.

User
Ý KIẾN

Tại Nhà rông Kon Klor, thành phố Kon Tum, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 - Vietnam Dance Week 2024 với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”. Tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã công diễn vở múa đương đại SeSan.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo là Bảo vật Quốc gia.

Với ý nguyện “Sách để lại cho chúng ta tri thức, nhưng sách còn có thể để lại cả một rừng cây xanh”, sáng nay, 14/10, buổi ra mắt sách của hai cố tác giả Nguyễn Kim Ánh và Nguyễn Anh Vũ đã diễn ra với sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà thơ là những người bạn thân thiết mang đến những câu chuyện, kỷ niệm quý giá.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 294 về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo.

Triển lãm nghệ thuật Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc) đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Việt Nam, với nhiều tác phẩm đặc sắc của các nghệ sĩ Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước.

Với những người yêu thích văn hoá, lịch sử, thì chương trình thực cảnh “Chuyện phố Hàng” tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây sẽ mang đến một trải nghiệm mới về văn hoá của khu phố cổ Hà Nội.

Khi hiểu về phát triển công nghiệp văn hóa, nhiều người mới chỉ nghĩ đến việc khai thác thế mạnh về văn hóa di sản vật thể, phi vật thể của Thủ đô. Trong khi đó, có một lĩnh vực nhiều tiềm năng khác không thể không kể đến, đó là giá trị to lớn của văn hóa ẩm thực mang thương hiệu Hà thành.

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Việt Nam đã khai mạc Triển lãm nghệ thuật Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc). Sự kiện do Hội Nghệ sĩ trẻ quốc tế Hồng Kông tổ chức với nhiều tác phẩm đặc sắc của các nghệ sĩ Hồng Kong (Trung Quốc) và Việt Nam.

Sáng nay (12/10), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết và Trao thưởng Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương”.

Sự tinh tế trong thưởng thức nghệ thuật của người Hà Nội được thể hiện rõ nét qua các sự kiện văn hóa và lễ hội nghệ thuật được tổ chức trong tháng 10, nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

UBND quận Tây Hồ vừa khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật “Tây Hồ - Đất và Người” năm 2024 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn.

Sở Công Thương Hà Nội vừa tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024, vinh danh 90 sản phẩm xuất sắc, mang đậm dấu ấn nghệ thuật, văn hóa và có tính ứng dụng cao trong đời sống đương đại.

Triển lãm mang tên “Hồn của Đất” đã diễn ra tại Bát Tràng, Gia Lâm, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Bát Tràng.

Tối nay (10/10), UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội - Bản hùng ca phố" tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng hai nhiếp ảnh gia Andy Soloman và Lê Bích tổ chức Triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ - 46 Hàng Bài.

Kẻ Mọc (làng Mọc Quan Nhân - nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) trước đây vốn được biết đến là một trong những “cái nôi” âm nhạc truyền thống bậc nhất của đất Hà thành, ngày nay đang được Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung cùng CLB Dân ca làng Mọc nối tiếp gìn giữ.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Hội khoa học lịch sử Việt Nam – Tạp chí Xưa và Nay tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội ngày tiếp quản” và chiếu phim tư liệu “Ký ức Hà Nội” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm – 2 Lê Thái Tổ.

Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ.

Báo Nhân dân đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội và giới thiệu phụ san đặc biệt gồm một trang nội dung về Cột cờ Hà Nội và một trang cắt dán mô hình thông qua mã QR.

Chương trình thực cảnh “Chuyện phố Hàng” - show diễn lấy ý tưởng từ 36 phố phường Hà Nội xưa vừa ra mắt công chúng Thủ đô vào tối 9/10 tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm.

Sáng 9/10, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bộ TT&TT phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VH-TT&DL, UBND TP. Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Tranh của Bùi Xuân Phái, Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Tỵ và nhiều danh hoạ khác được giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật trong Triển lãm chuyên đề “Hà Nội - Sức sống và niềm tin” khai mạc sáng 8/10 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Trưng bày “The La - Ngàn năm canh cửi” của nghệ nhân Lê Đăng Toản, người tiếp nối và gìn giữ tinh hoa nghề dệt the - lụa làng La Khê đã khai mạc sáng 9/10 tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngày 8/10, Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 17 năm 2024 diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trao 4 giải thưởng, trong đó Giải thưởng lớn được trao cho Giáo sư, tiến sĩ, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - một “hiệp sĩ của những di tích kiến trúc”.

Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng nay (8/10), Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long – Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa tổ chức trưng bày “Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hoá”.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò diễn ra cuộc trưng bày chuyên đề “Bàng ơi", mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng.

Diễn ra trong 5 ngày từ 2-6/10, những hoạt động văn hóa nghệ thuật, không gian triển lãm trưng bày phong phú của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và bạn bè quốc tế tại Làng Pháp ngữ.

Chương trình “Đêm hội Áo dài 2024” đã mang đến những bộ sưu tập áo dài ấn tượng, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Bộ sưu tập gần 300 cổ vật của các hội viên, nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội sắp ra mắt công chúng tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đầu máy tự lực số hiệu 141-179 là một trong rất ít đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “Made in Viet Nam” còn sót lại.

Sáng 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long, Hội Lien hiệp phụ nữ thành phố tổ chức đồng diễn dân vũ và carnaval áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” năm 2024 với chủ đề “Duyên dáng Áo dài Hà Nội”.

Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 đã chính thức khai mạc, mở ra cho du khách trong và ngoài nước một không gian văn hóa nghệ thuật mang đậm nét truyền thống. Thông qua tà áo dài, Lễ hội góp phần quảng bá và phát triển du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

Chương trình Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 đang diễn ra với nhiều sự kiện hấp dẫn. Đây không chỉ là nơi tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt qua tà áo dài truyền thống mà còn mang đến một không gian văn hóa độc đáo với các gian hàng trưng bày đầy sáng tạo.

Lễ trao giải thưởng và khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), vinh danh 33 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc và trưng bày 250 tác phẩm phục vụ công chúng thưởng lãm.

Sáng nay 5/10, ngày thứ 2 diễn ra Lễ hội Áo dài Du lịch 2024, chương trình nghệ thuật tổng hợp đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm di sản Hoàng Thành Thăng Long và một số tuyến phố phụ cận.

Công ty Cổ phần Bảo tàng cầu Long Biên, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cầu Long Biên - cây cầu huyền thoại”, do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tối 4/10, chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài" đã diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội.

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài" đã khai mạc tối 4/10, nhằm tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa của tà áo dài truyền thống Việt Nam, biến áo dài thành sản phẩm quà tặng lưu niệm ấn tượng cho du khách quốc tế.

Thứ trang phục lịch lãm sang trọng ấy từng có thời là thường phục của những phụ nữ thành thị. Trong không gian Hà Nội, ở những nơi phù hợp, với những vị trí công việc phù hợp, hẳn đã đến lúc áo dài hòa vào đời sống thường nhật.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 được tổ chức vào 20h tối nay (4/10) tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội. Với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", chương trình sẽ làm sống lại một phần hình ảnh của thủ đô Hà Nội 70 năm lịch sử. Đây là một trong các sự kiện đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Sáng 4/10, Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển” đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 4/10 tại không gian bích họa Phùng Hưng, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với Tạp chí Xưa và nay, cùng các họa sĩ tổ chức chương trình "Ký ức Hà Nội" sắp đặt, tái hiện không gian Hà Nội mùa thu năm 1954.

Hội LHPN huyện Ứng Hòa đã vận động hội viên tham gia chụp ảnh với trang phục áo dài tại các địa danh và làng nghề, nhằm quảng bá tới du khách trong nước và quốc tế biết về truyền thống lịch sử cũng như làng nghề truyền thống lâu đời trên quê hương Ứng Hòa.

Ngày 3/10, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khai mạc Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 và trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Đầu máy tự lực số hiệu 141-179 - một trong rất ít đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “made in Viet Nam” sắp được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.