Hoa, cây cảnh rộn ràng xuống phố đón Tết

Còn hơn chục ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, thời điểm này, trên nhiều tuyến đường Hà Nội các loại hoa, cây cảnh như: đào, mai, lan hồ điệp, bưởi… đã được bày bán với số lượng lớn phục vụ người mua chơi Tết. Hoa Tết ra phố luôn là dấu hiệu nhắc mỗi người Hà Nội hãy sống chậm lại một chút để tận hưởng một cái Tết đang đến rất gần.

Những ngày này, dọc tuyến đường Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), các nhà vườn, người trồng hoa, tiểu thương kinh doanh hoa tết đã tấp nập đưa các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Đủ loại hoa (đào, mai, lan, cúc, đồng tiền, đỗ quyên…), cây cảnh (quất, bưởi…) đã xuống phố, sắc xuân ngập tràn phố phường.

Đủ loại hoa, cây cảnh đã xuống phố, sắc xuân ngập tràn phố phường.

Chị Vũ Thị Lan (ở Nam Định), một người bán hoa, cây cảnh bên đường Tố Hữu đã nhiều năm cho biết, chị bán hoa, cây cảnh ở đây quanh năm, ngày thường thì bán cây nội thất, còn vào mỗi dịp Tết, chị sẽ nhập thêm nhiều cây hoa các loại về bán như: cúc mâm xôi, kim ngân lượng, đỗ quyên, trạng nguyên, trà tứ quý.

Để chuẩn bị lượng hàng bán dịp Tết, từ khoảng ngày 10 tháng Chạp, chị đã bắt đầu nhập các loại cây hoa về bán.

Chị chia sẻ, cả tuần nay chóng mặt với những chậu hoa mới liên tiếp nhập về. Kinh nghiệm bán hàng nhiều năm đã cho chị biết cách khéo sắp xếp những loại hoa đặc trưng mà khách đặc biệt thích chơi Tết ra bên ngoài, để dù khách có đi trên đường cũng dễ thấy sự xuất hiện của chúng mà dừng lại xem.

Trà tứ quý, một trong những loại hoa được nhiều ưa chuộng trưng bày vào dịp Tết.

Anh Nguyễn Ngọc Long, người làng Đào Ngọc Trục cho biết, hàng năm, cứ khoảng từ ngày 8 tháng Chạp, anh sẽ đưa những cây, cành hoa đào ra bày bán trên phố. Dịp Tết này anh dự kiến sẽ nhập bán khoảng 500 cây đào, mỗi ngày anh bày bán hàng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối, càng sát Tết, anh sẽ bày bán muộn hơn, có hôm đến 11, 12 giờ đêm.

Theo chia sẻ của anh Long, thời điểm này, khách hàng chủ yếu đi ngắm hoa, cây cảnh và tham khảo giá. Từ ngoài ngày 20 tháp Chạp trở đi, lượng khách mua hoa sẽ đông.

Thời điểm này, khách hàng chủ yếu đi ngắm hoa, cây cảnh và tham khảo giá. Từ ngoài ngày 20 tháp Chạp trở đi, lượng khách mua hoa sẽ đông.

Là người bán quất cảnh lâu năm, đến hẹn lại lên, từ ngày 10 tháng Chạp năm nay, anh Lê Minh Dũng (quận Tây Hồ), đã bày bán các cây quất cảnh. Anh chia sẻ, thời điểm này cũng lác đác có khách rồi, nhưng là từ khoảng ngày 20 tháng Chạp trở đi, khách sẽ mua đông hơn.

Những cây quất cảnh trưng tết được các nhà vườn đưa về phố.

Càng gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, càng có nhiều chuyến hoa, cây cảnh được các nhà vườn, người trồng hoa, tiểu thương về phố bày bán, đáp ứng nhu cầu chơi hoa, cây cảnh tết của người tiêu dùng. Hoa, cây cảnh đang rộn ràng xuống phố đón tết, mang sắc xuân rực rỡ đến với mọi nhà. Hoa Tết ra phố luôn là dấu hiệu nhắc mỗi người Hà Nội chậm lại một chút và tận hưởng một cái Tết đang đến, rất gần rồi.

User
Ý KIẾN

Hà Nội hiện có khoảng 2.300.000 học sinh trong lứa tuổi từ mầm non đến hết THPT. Trừ những học sinh sử dụng các phương tiện công cộng và những học sinh tự đến trường, mỗi ngày, có cả triệu người làm cha mẹ len lỏi giữa những đám tắc đường để đưa con đi học.

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Lang thang phố phường Hà Nội về đêm, thấy nhịp sống không phút giây ngưng nghỉ. Đêm ở Thủ đô không quá ồn ào, các căn hộ đóng chặt cửa, nhiều người đã chìm trong giấc ngủ. Đó là thời điểm làm việc tất bật của những người làm nghề giao đồ ăn đêm.

Có tiếng là một trong những chợ đầu mối nông sản lớn ở Hà Nội, chợ đầu mối Minh Khai luôn tấp nập người mua bán từ sáng sớm. Chợ không chỉ thu hút dân buôn đến lấy hàng mà còn là địa chỉ mua thực phẩm giá rẻ của người dân Thủ đô.

Thay vì phải ra chợ để mua thực phẩm, người nội trợ có thể đặt hàng qua điện thoại, qua mạng Internet để mua rau, thịt cá. Hình thức kinh doanh mới này đang dần được nhiều người dân đón nhận bởi sự tiện lợi và chất lượng thực phẩm đảm bảo.

Hoa loa kèn không mang màu sắc nổi bật nhưng màu trắng đặc trưng của nó đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho loài hoa tháng tư của Hà Nội.

Bến xe Mỹ Đình trong dịp nghỉ lễ luôn tấp nập và bận rộn. Để phục vụ người dân di chuyển thuận lợi, nơi đây đã không ngừng được đầu tư đồng bộ, khang trang và hiện đại.

Patin đã và đang trở thành môn thể thao được yêu thích, nhất là giới trẻ. Tại các công viên, dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ chơi patin. Để chơi môn này không quá khó, nhưng để trượt patin thành thạo thì đòi hỏi sự kiên trì luyện tập.

Những chiếc xích lô thong dong trên những con phố cổ Hà Nội đã trở thành một hình ảnh hấp dẫn khách du lịch mỗi khi tới Thủ đô.

Mùa cưới, một dịch vụ mà đám cưới nào cũng cần là trang trí hoa cưới. Dịch vụ này không ngừng phá triển, không chỉ có nhiều loại hoa đẹp mà còn nhiều mẫu mã mới.

Hồ Nam Đồng sau khi được cải tạo đã trở thành không gian xanh - sạch - đẹp. Không chỉ là nơi thư giãn, rèn luyện thể chất lý tưởng cho mọi người, nơi đây còn là lá phổi xanh trong lành, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân trong khu vực.

Họ đến từ Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa....Từ thợ đến cai thầu đều là người ngoại tỉnh, đến Hà Nội để xây mới, sửa chữa những căn nhà.

Nhà ở dành cho công nhân do nhiều công ty đầu tư đã và đang mang lại nhiều lợi ích, giúp người lao động yên tâm gắn bó với công ty.

Vẫn là những nguyên liệu từ xưa đến nay như bột gạo, đậu xanh, đường, thêm chút vừng … những chiếc bánh rán nhỏ nhắn, vàng ruộm vẫn được nhiều người yêu thích bao năm nay.

Trong kháng chiến, Hòa Xá là nơi chuyên sản xuất, cung cấp cho quân đội màn xô chống muỗi. Ngày nay, nghề truyền thống của làng vẫn được duy trì để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Không ít bạn trẻ lựa chọn lối sống độc thân. Dù có nhà, có gia đình, cha mẹ, song họ vẫn muốn thuê một căn hộ nhỏ để sống một mình.

Những bức tranh bích hoạ vừa được thực hiện tại vườn hoa Cửa Nam. Các poster giới thiệu tà áo dài Việt Nam với nhiều mẫu mã tân thời giúp cho khu phố thêm sinh động.

Áp lực từ cuộc sống và công việc khiến cho ngày càng có nhiều người tìm đến yoga cười như cách để tái tạo năng lượng tích cực cho bản thân và những người xung quanh.

Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, khoe sắc, tỏa ngát hương thơm.

Bảo tàng Dân tộc học là nơi để du khách tham quan và tìm hiểu các tư liệu, hiện vật về văn hóa và lịch sử của 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Việc mua những món đồ xa xỉ là thú vui của nhiều người có thu nhập cao, từ túi xách, đồng hồ, quần áo, giày dép cho đến rất nhiều vật dụng làm đẹp khác. Và sinh ra một loại công việc là phục chế những sản phẩm đồ hiệu bị hư hỏng.

Khi thời điểm giao mùa tới cũng là lúc người dân mang đồ ra tiệm giặt là. Đủ loại quần áo, chăn, thảm được mang ra. Đây là mùa của các tiệm giặt là.

Lượng khách đi trải nghiệm tàu Cát Linh - Hà Đông nay đã giảm, thay vào đó là người đi học, đi làm có nhu cầu thực sự, thường xuyên, với 70% tổng lượng hành khách mỗi ngày.

Ngay trong khu phố cổ Hà Nội đông đúc, chật hẹp, vẫn có những căn hộ được biến cải thành homestay phục vụ du khách.

Đủ chất, tiện lợi, giá cả hợp lý và chuẩn cơm nhà nấu. Cơm bình dân ở Hà Nội vẫn luôn được nhiều người lựa chọn, như một thói quen mỗi ngày.

Trên khắp các con phố, đâu đâu cũng thấy những mầm non nhu nhú trên những cành cây khẳng khiu trơ trụi hay trên những cành xanh lá mới. Sự biến chuyển của thời tiết Hà Nội tạo nên sự kỳ diệu về sắc màu của cây cối.

Sau một tuần làm việc và học tập vất vả, đi xem phim ngoài rạp cũng là cách để những người trẻ có thêm kiến thức về điện ảnh và tiếp thêm năng lượng cho một tuần làm việc mới.

Dù loại nhà nào cũng có những ưu và nhược điểm của nó. Song với những người sống ở những thành phố lớn như Hà Nội, đặc biệt là những người trẻ, thì có nhiều lý do để họ tìm đến thuê nhà chung cư.

Tết Hàn thực, hay tết bánh trôi bánh chay, rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Trong truyền thống văn hóa của người Việt, đây là một trong những ngày để thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên, cũng là dịp quan trọng để gia đình sum họp, thể hiện tình cảm bằng cách chung tay nặn bánh trôi, bánh chay, dâng lên thờ cúng ông bà.

Bánh trôi là loại bánh truyền thống của người Việt Nam được thưởng thức vào ngày Tết Hàn thực mùng 3/3 âm lịch hằng năm. Năm nay, những viên bánh trôi trắng tròn đã được sáng tạo thành nhiều hình thù với màu sắc khác nhau, giúp món ăn truyền thống này trở nên lạ lẫm, thú vị và ngon mắt hơn rất nhiều.

Dù không tấp nập như các khu chợ truyền thống khác, nhưng chợ Cầu Đông - khu chợ sắt nổi tiếng nằm giữa khu phố cổ đông đúc của Hà Nội vẫn luôn tồn tại trong tâm thức của nhiều người Hà Nội.

Hoạt động từ sáng sớm, bếp ăn trong mỗi khu công nghiệp của Hà Nội là một phần không thể thiếu với mỗi công ty tại đây.

Trong mắt những người yêu Hà Nội, thì Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa, Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa lá, mùa hanh, mùa mưa, mùa nồm… rất phong phú và quyến rũ.

Nhiều người thường nghĩ môn nhảy hip hop chỉ dành cho giới trẻ, nhưng trên thực tế điệu nhạc sôi động của hip hop cũng khiến nhiều bậc cao niên say mê.

Uống cà phê, ngắm Hà Nội từ trên cao đã trở thành cái thú không chỉ của những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, mà với cả những du khách đến Thủ đô.

Thú chơi tiểu cảnh không phải bây giờ mới có, song qua thời gian, thú chơi này lại có nhũng thay đổi. Không còn những tiểu cảnh hàng trăm mét vuông, mà giờ đây, những tiểu cảnh thu nhỏ những nếp nhà xưa nơi thôn quê lại thu hút người Hà Nội.

Đủ loại lá với đủ tác dụng, lá cây làm thuốc là mặt hàng không thể thiếu ở các chợ truyền thống của Hà Nội.

Được xây dựng vào thế kỷ 19, ngôi nhà này có kết cấu kiến trúc rất đơn giản, chỉ với hai bức tường và chồng lên nhau. Con người sống trong ngôi nhà cũng đơn giản và yên bình.

Cây cỏ hồi sinh khi mùa xuân đến, những bông hoa bung nở theo mùa, những dòng sông trong xanh, nhưng cũng có những đỉnh núi không thể hồi sinh, ngay cả khi mùa xuân trở lại.

Giờ cao điểm là nỗi ngán ngại của người thành phố. Nhưng khi đã chọn sống và làm việc ở các đô thị đang phát triển như Hà Nội, không thể không lao ra đường giờ cao điểm..

Thú chơi cờ tướng ngày càng phát triển. Tại các khu tập thể, bàn cờ tướng trở thành điểm hẹn của nhiều lứa tuổi là nơi gắn kết tình hàng xóm.

Không quá đắt, có thể chơi được mọi lúc, mọi nơi, ghita trở thành loại nhạc cụ quen thuộc với giới trẻ Hà thành hiện nay và là cầu nối giữa các bạn trẻ.

Khi đời sống phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung ngày càng lớn, trong đó có sức khỏe răng miệng. Vì lẽ đó, phòng khám nha khoa đã và đang mọc lên như nấm với trang thiết bị hiện đại.

Xây dựng và đưa vào sử dụng đầu thập niên 90 của Thế kỷ trước, khu tập thể Cao Thắng trở thành địa chỉ quen thuộc với những người mưu sinh tại chợ Đồng Xuân.

Cứ mỗi độ tháng 3 đến, những người dân sống tại xã An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Nội) lại được chiêm ngưỡng vẻ tuyệt đẹp của hoa gạo. Những cây gạo nở hoa đỏ rực như thắp những đốm lửa giữa khoảng trời mênh mang, tô điểm quang cảnh và tạo nên nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

Mua sắm hàng cũ đang trở thành một xu thế tiêu dùng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người thích dùng đồ cũ vì chúng rẻ và hợp túi tiền, có người lại mê cái vẻ xưa cũ nhuốm màu thời gian của đồ cũ.