Hoài niệm Hà Nội xưa tại không gian 'Đêm Trúc Bạch'
Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại Đảo Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) sẽ là những trải nghiệm độc đáo cho du khách tại một khu vực trung tâm du lịch của Thủ đô - quận Ba Đình. "Đêm Trúc Bạch" cũng chính là sản phẩm du lịch mới được Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình lựa chọn để thực hiện Chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội năm 2024.
Không gian hoài cổ, nhân văn
Trong khuôn khổ Chương trình quảng bá sản phẩm du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”, Sở Du lịch đã công bố quyết định công nhận ba điểm du lịch cấp thành phố tại quận Ba Đình gồm: Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, đền Voi Phục và Đảo Ngọc - Trúc Bạch và hai nghề truyền thống của quận Ba Đình. Đó là nghề truyền thống đúc đồng Ngũ Xã, niềm tự hào về một di sản văn hóa lâu đời của vùng đất ven kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm từ cốm phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực.
Cũng nhân sự kiện này, các không gian văn hóa Hà Nội xưa trên Tuyến tàu điện số 6 đã mở ra, như một sản phẩm văn hóa ý nghĩa và quen thuộc, đưa du khách đến với một không gian nhân văn, hoài cổ, gợi nhớ đến những ký ức Hà Thành.
Theo bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững. Đêm Hà Nội, với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.
Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị và quay trở lại với ký ức của một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước: Thời kỳ bao cấp của thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ trước. Lần đầu tiên tại Hà Nội, toàn bộ không gian sự kiện sẽ được thiết lập như một phim trường với bối cảnh là một khu phố thật sự, với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hoá. Trong một không gian đậm chất xưa cũ, gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm của Hà Nội một thời gian khó nhưng đầy ắp tình người ấy, du khách sẽ được tham quan và trải nghiệm “Bảo tàng đường phố Hà Nội” với các hoạt động nghệ thuật đặc sắc, thưởng thức ẩm thực phong phú và những câu chuyện đậm chất Hà Nội; tận hưởng không khí sôi động, náo nhiệt của các hoạt động biểu diễn.
Còn từ góc nhìn của địa bàn trung tâm phát triển du lịch của Thủ đô, ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho rằng: Ba Đình thực sự là vùng lõi của du lịch Hà Nội, địa phương đang phát huy thế mạnh của truyền thống lịch sử và văn hóa, với 74 di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long, khu di tích đặc biệt Phủ Chủ tịch, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột, Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, đền Quán Thánh… Những năm qua, UBND quận Ba Đình đã tập trung đẩy mạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa du lịch gắn với các di tích lịch sử, lễ hội, sản phẩm văn hóa truyền thống, sản phẩm ẩm thực đặc sắc.
“Chúng tôi cũng đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, vườn hoa cây xanh, tạo cảnh quan môi trường văn minh, hiện đại, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, gắn với những đặc thù về văn hóa, lịch sử, kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của quận” - ông Tạ Nam Chiến cho biết thêm.
Trong ba ngày diễn ra sự kiện, du khách và người dân Thủ đô được tham gia các hoạt động trải nghiệm không gian văn hóa bao gồm: tham quan trải nghiệm, cảnh đẹp tại một số địa điểm tham quan xung quanh khu vực diễn ra sự kiện như: Đền Thủy Trung Tiên, hồ Trúc Bạch, Đảo Ngọc Ngũ Xá; tham gia workshop trải nghiệm theo chủ đề trang trí tem phiếu bao cấp, trò chơi ghép hình, cho thuê trang phục, chụp ảnh; tham gia các gian hàng bao cấp.
“Bước vào trong không gian này, em cảm giác như là mình đang được ngược dòng thời gian về với thời của bố mẹ, ông bà của mình và có thể biết thêm về nhiều nét văn hóa của Việt Nam”, chị Trần Minh Phương - một tình nguyện viên sự kiện “Đêm Trúc Bạch” chia sẻ.
Còn với những người đã có tuổi, “Đêm Trúc Bạch” như là đêm mà họ có thể nhìn lại những ký ức tuổi thơ của một thời son trẻ: “Tàu điện, những món đồ cổ, cái chạn bát, cái mâm, cái đũa, những đồ thời bao cấp, đến những đồ ăn, những sản phẩm của làng đúc đồng Ngũ Xã đã gợi lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm xưa”, ông Đào Đức Toàn - một người dân phường Ngọc Hà, Ba Đình bồi hồi xúc động.
Nét văn hóa thời bao cấp
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Nhắc đến văn hóa Hà Thành không thể không nhắc đến nét văn hóa phong phú, giàu bản sắc và tinh tế được thể hiện qua ẩm thực, tín ngưỡng, trang phục. Nét đẹp ấy được tái hiện trong ba ngày xuyên suốt của sự kiện “Đêm Trúc Bạch” (từ ngày 29/11 đến 1/12). Với rất nhiều các hoạt động trình diễn và biểu diễn, người dân đã được hòa cảm xúc của mình vào những bức tranh phố cổ, những gói hoa thời bao cấp, được mãn nhãn với các show trải nghiệm “Dòng chảy của phở”, show trải nghiệm “Hương cốm”, show trải nghiệm “Ký ức ẩm thực thời bao cấp”.
Chị Hạnh Trinh cùng con trai là Quốc Huy (quận Tây Hồ) đã có chuyến đi bộ "ngược thời gian" thông qua những triển lãm, trưng bày đa màu sắc về quá khứ tại phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xá. Chị Trinh chia sẻ: "Thông qua hoạt động văn hóa tại đây, các bạn trẻ được hiểu thêm về một thời khó khăn đã qua, thấu hiểu những gì ông bà, bố mẹ đã trải qua để có được hiện tại đủ đầy như ngày nay. Đồng thời, những con người từng đi qua gian khó có được chút hoài niệm về quá khứ, thương nhớ những gì đã rời đi và thêm trân trọng những điều còn ở lại".
Có nhiều điều nếu không được tái hiện lại qua những hoạt động tại sự kiện "Đêm Trúc Bạch", nhiều bạn trẻ sẽ không biết được tường tận về chúng. Kể đến như nghề làm hoa cúng đang dần bị mai một tại Hà Nội, nhiều bạn trẻ không khỏi trầm trồ khi chiêm ngưỡng mẹt hoa đa sắc, thơm tho được các bà, các chị nhiệt tâm chuẩn bị để dâng lên tổ tiên. Nào hoàng lan, ngọc lan, cúc bách nhật hay hồng tỉ muội... từng đóa hoa như gom góp hương đất trời và cả lòng người thơm thảo gói vào phiến lá xanh. Ngày nay, rất khó để tìm được một gánh hoa cúng đúng "chất" Hà Nội thuở xưa. Có chăng đó là những gánh hàng của các cụ bà lớn tuổi, trong một chợ cóc nho nhỏ tại một góc yên bình nào đó giữa phồn hoa đô thành.
Bạn trẻ Lưu Tuệ Anh (Cầu Giấy) bày tỏ: "Không gian bao cấp được tái hiện thật đẹp và được khéo léo lồng ghép những gợi nhắc tinh tế về sự khó khăn đã qua trong quá trình đất nước đổi mới. Là một người trẻ, mình cho rằng những giá trị tinh thần của thời kỳ bao cấp cần được chú trọng hơn nữa. Thế hệ đi trước dù bất tiện, gian lao đến đâu vẫn tìm ra được chất thơ, cái đẹp từ những điều giản dị, gần gũi nhất. Đó là điều mình cho rằng giới trẻ chúng mình ngày nay còn thiếu sót.
Chúng mình mải chạy theo những điều xa xôi, hào nhoáng mà đôi lúc quên đi việc quay đầu nhìn lại phía sau, nhìn xung quanh bản thân để ghi nhớ và trân trọng những gì mình đang có. Giờ mình đã hiểu tại sao bố mình luôn kể: "Ngày ấy bạn bè chia nhau cái kẹo là quý lắm, thân lắm, đến bây giờ vẫn còn chơi chung. Cái quý giá của tình thân, tình bạn thời ấy là sự gắn bó, sẻ chia chân thành giữa người với người. Nó khắc ghi trong tâm khảm của những con người đi qua khốn khó, để giờ đây lúc đủ đầy vẫn luôn nhắc đến với niềm hạnh phúc và biết ơn sâu sắc dành cho nhau".
Thông qua những trải nghiệm đặc sắc tại Lễ khai mạc tour du lịch "Đêm Trúc Bạch", một góc Hà thành xưa của những năm 80 - 90 hiện về đầy giản dị nhưng không kém phần nhộn nhịp, đông vui và nên thơ.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Sáng nay, Sở Nội vụ thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị, cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên.
Sáng 7/1, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị. Theo đó, năm 2025, sẽ có Đề án chi tiết sáp nhập các sở và cơ quan tương đương sở; các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện thị xã thống nhất theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy.
Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp xuân Ất Tỵ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì và phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt.
Trên các cánh đồng trồng đào Vân Tảo, nông dân đang tất bật chăm bón, chuẩn bị giai đoạn cuối để xuất bán. Nhiều người tin giá đào năm nay sẽ tăng cao.
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Xuân nhân ái – Tết sẻ chia”, trao quà từ quỹ “Vì người nghèo”.
Nỗ lực dọn vệ sinh môi trường để hạn chế ô nhiễm, Thành phố cũng luôn giữ gìn những lá phổi xanh, trong đó có Vườn Quốc gia Ba Vì. Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 60km, không gian xanh mát này một điểm đến hấp dẫn đối với người dân và du khách vào dịp cuối tuần.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho người dân, Công ty môi trường đô thị Urenco đã điều chỉnh thời gian phun nước rửa đường, tăng lượt phun rửa làm sạch các tuyến phố.
Theo công bố kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Hà Nội tiếp tục xếp vị trí đầu bảng, khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh mạng lưới tuyến buýt giai đoạn 1.
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa công bố kế hoạch phân luồng giao thông tại các tuyến đường cửa ngõ thành phố.
Trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời của những người từng lầm lỡ, có sự động viên, giúp đỡ của gia đình, sự hỗ trợ đầy nhân văn của chính quyền địa phương, lực lượng công an cơ sở.
Trong ngày đầu tuần mới, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc sẽ duy trì trạng thái nắng ấm. Thời tiết vẫn se lạnh về đêm và sáng sớm. Sau đó, gió mùa sẽ tràn về làm thay đổi hình thái hiện tại.
Hà Nội triển khai nhiều giải pháp xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc bảo đảm chỗ ở an toàn cho dân. Nỗ lực của hệ thống chính trị và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn đã tạo nên một Thủ đô phát triển toàn diện và bền vững.
Theo đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065 vừa được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thông qua, Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km. Sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư khoảng trên 55 tỷ đô la Mỹ.
Trong năm qua, Liên đoàn Lao động quận Ba Đình đã quyết liệt triển khai công tác phát triển đoàn viên, thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động.
Ngày 4/1, huyện Thanh Trì tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trên địa bàn.
Sáng 4/1, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn năm 2024; triển khai nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2025.
Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá có đầy đủ cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu. Với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội đang có tiềm năng để phát triển, thu hút đầu tư trong lĩnh vực này đúng như định hướng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 là trở thành thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.
Hơn một năm nay, người dân sinh sống ở phố Phó Đức Chính (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) luôn bất an bởi điểm sạt lở bờ kè thuộc cụm dân cư số 1. Tình trạng này đang có nguy cơ gây hư hại đến các công trình giao thông, nhà cửa và đe dọa tính mạng của cư dân.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thương vong về người tại các vụ cháy nhà riêng lẻ chủ yếu do không có lối thoát hiểm. Vấn đề này đã được khắc phục bước đầu khi có sự tuyên truyền, vận động của chính quyền cơ sở.
Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.
Tính đến thời điểm này, Mê Linh là huyện duy nhất của Hà Nội đã được thông qua kế hoạch sử dụng đất trong năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc huyện, doanh nghiệp và người dân chủ động khi thực hiện các công việc liên quan đến triển khai, thủ tục và sử dụng đất.
Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Năm 2024, huyện Đông Anh đã giải ngân cho trên 3.320 lượt khách hàng là hộ cận nghèo được vay vốn.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 01 rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền của thành phố.
Quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức Hội nghị sơ kết phương án thí điểm mô hình “Quản lý, phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn" trên địa bàn và phát động phong trào thi đua "sáng - xanh - sạch - đẹp".
Thực hiện đợt cao điểm chuẩn bị cho dịp lễ Tết 2025, quận Hai Bà Trưng đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra công vụ năm 2025.
Ngày 3/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tòa án năm 2024, triển khai công tác năm 2025. Theo đó, trong năm nay, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến sẽ đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn được dư luận đặc biệt quan tâm.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 01 về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền thành phố Hà Nội.
Chiều nay, 3/1, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết chương trình công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng 3/1, Quận ủy Thanh Xuân, Hà Nội, tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và tổng kết triển khai các nghị quyết chuyên đề.
Chiều nay, 3/1, Khối thi đua số 10 - UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chiều nay, 3/1, Văn phòng Thành uỷ Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác Văn phòng cấp uỷ năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong dự và chỉ đạo hội nghị.
Sáng 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và phát động đợt thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn trong năm 2025. Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn dự hội nghị.
Năm 2024, công tác tư pháp được triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ chính trị của thành phố Hà Nội.
Sáng 3/1, tổ công tác đặc biệt của UBND thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố họp phiên thứ 6. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh - Tổ trưởng tổ công tác chủ trì phiên họp.
Sáng nay, 3/1, quận Nam từ liêm tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động HĐND quận năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà.
Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định tất cả mọi người phải thực hiện phân loại rác từ nhà, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều người vẫn chưa có ý thức chấp hành phân loại rác tại nhà.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị.
UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Theo kế hoạch, Thanh tra TP. Hà Nội sẽ thực hiện 10 cuộc thanh tra trong quý II và quý III, mỗi cuộc thanh tra có thời hạn là 45 ngày.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án "Một số nhiệm vụ đột phá về chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2025".
Thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, UBND quận Hà Đông ra mắt đơn vị hành chính mới phường Quang Trung trên cơ sở sáp nhập ba phường Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng tổ công tác đặc biệt của thành phố tiếp tục gỡ vướng cho các dự án đang gặp khó khăn về mặt bằng và thủ tục đầu tư.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 3/1/2025, thời tiết tại khu vực Hà Nội khá dễ chịu với trạng thái có mây.
0