Học Bác suốt đời

Dâng hiến trọn vẹn cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh, phấn đấu quên mình vì Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Cho dù Người đã đi xa hơn nửa thế kỷ nhưng cho tới tận hôm nay và mãi mãi sau này, tư tưởng của Người sẽ luôn là ngọn đuốc sáng soi đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam đi tới tương lai.

Được học Bác, làm theo Bác, tu dưỡng mình theo đạo đức của Bác luôn là nhu cầu khao khát của mỗi người con nước Việt, từ những thứ tưởng chừng đơn giản nhất như: lối sống giản dị, nói phải đi đôi với làm, hay những nhận thức cao hơn “hết lòng vì nước vì dân, vì sự nghiệp cách mạng nước nhà, vì sự tiến bộ của xã hội”.

Một thế hệ vàng người Việt thưở đầu cách mạng đã đi theo Bác, học Bác, làm theo sự chỉ bảo, răn dạy của Bác trên những hành trình cách mạng khó khăn, gian khổ của dân tộc và đã góp phần công sức của mình làm nên thành công của sự nghiệp cách mạng Việt Nam thuở đầu dựng nước, để rồi có được cơ đồ đàng hoàng, to đẹp như hôm nay.

*

Đồng tiền vàng đúc nổi hình chân dung Bác, do chính tay Bác trao tặng những thành viên chính phủ lâm thời thưở đầu cách mạng, hay chiếc đồng hồ đeo tay có in hình Bác, được Bác dành tặng cho các thành viên đoàn đàm phán sau khi Hội nghị Fontainebleau kết thúc là những kỷ vật thiêng liêng, vô giá mà các con cháu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên giờ đây đang trân trọng lưu giữ tại bảo tàng tư nhân mang tên cha ông mình.

Những hiện vật đã lưu dấu quãng thời gian Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục Nguyễn Văn Huyên được làm việc bên Bác, được Bác giáo dục, rèn luyện để có thể làm tốt công tác của mình. Nhưng đặc biệt hơn cả, trong rất nhiều kỷ vật đang lưu giữ tại bảo tàng cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên này là lá đơn xin vào Đảng của giáo sư Nguyễn Văn Huyên và bức tâm thư ông gửi Bác để đề đạt nguyện vọng cá nhân của mình.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, giáo sư Nguyễn Văn Huyên đã tự mình viết đơn xin gia nhập Đảng, nhưng lá đơn chứa đầy tâm huyết của vị Bộ trưởng giáo dục không bao giờ là một phần tài liệu trong hồ sơ cán bộ của ông. Giờ đây lá đơn ấy là một kỷ vật vô giá, một minh chứng tiêu biểu rõ nét cho tầm nhìn chiến lược, toàn diện trong công tác cán bộ, trong sự nghiệp phát triển cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên làm đơn xin gia nhập Đảng vào năm 1959. Tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị chủ trương ông "ở ngoài Đảng thì có lợi cho cách mạng hơn".

Lời Bác dạy, giáo sư Nguyễn Văn Huyên luôn khắc cốt ghi tâm. Gần 30 năm ở cương vị lãnh đạo cao nhất ngành giáo dục nước nhà, ông đã dành trọn tài năng tâm huyết của mình và cùng với một thế hệ những nhà tri thức, những nhà giáo dục mẫu mực đặt tiền đề vững chắc cho nền giáo dục nước nhà thưở đầu khởi dựng.

Lời Bác dạy “việc gì có lợi cho dân, cho cách mạng thì làm” đã giúp giáo sư Nguyễn Văn Huyên có nhiều những quyết sách quan trọng trong điều hành lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam, vượt qua nhiều thách thức để có được những thành quả quan trọng ban đầu. Tiêu biểu nhất phải kể đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy các bậc học vô cùng sáng tạo và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Hay việc ông cương quyết thay đổi cách dạy học bằng tiếng Việt, thay vì bằng tiếng Pháp như đã tồn tại. Chính với quyết định khó khăn nhưng quan trọng ấy, chúng ta mới có nền giáo dục đại học tiên tiến như hôm nay.

Được gần Bác, luôn có được sự chỉ dạy của Bác ngay từ thưở đầu cách mạng thành công, người tri thức Hà thành Nguyễn Văn Huyên đã lưu lại dấu ấn của mình trong sự nghiệp cách mạng nước nhà với tư cách một vị bộ trưởng ngoài Đảng lãnh đạo ngành giáo dục lâu nhất. Những lời dạy của Bác đã soi sáng suốt chặng đường gần 30 năm lãnh đạo ngành giáo dục nước nhà của ông và đã lưu lại một dấu ấn Nguyễn Văn Huyên trong sự nghiệp giáo dục nước nhà nói riêng, sự nghiệp cách mạng dân tộc nói chung.

**

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định là một trong những nghệ sĩ nhiếp ảnh thưở đầu hình thành nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là nghệ sĩ nhiếp ảnh duy nhất may mắn được ở gần Bác, phục vụ Bác và ghi lại những khoảnh khắc công việc đến cuộc sống đời thường của Bác trong suốt 17 năm, từ những ngày đầu kháng chiến gian khổ.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đầu năm 1947 theo đoàn quân Trung đoàn thủ đô rút lên căn cứ Việt Bắc, chàng thanh niên Hà thành Đinh Đăng Định lại có cơ hội phát huy năng khiếu nhiếp ảnh của mình. Với chiếc máy ảnh trong tay, ông ghi lại đươc những khoảnh khắc quý giá của buổi đầu kháng chiến trên chiến khu. Trong một triển lãm cá nhân được ông tổ chức tại chiến khu Việt Bắc, một người bí thư của Bác tham quan, nhận thấy biệt tài sáng tạo nhiếp ảnh của Đinh Đăng Định đã chuyển ông về công tác tại Văn phòng chính phủ với nhiệm vụ ghi lại hình ảnh của Vị Chủ tịch nước kính yêu trong công việc cũng như trong đời sống. Sự kiện đó đã đưa nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định bước sang trang mới của cuộc đời với 17 năm liên tục được sống gần Bác, ghi lại những hình ảnh quý giá về Vị Chủ tịch nước kính yêu và hơn cả 17 năm đặc biệt ấy, ông đã học được từ Bác nhiều điều, được Bác chỉ dạy cho nhiều những bài học quý giá để ông sau này bước đi trên con đường nghệ thuật phục vụ cách mạng với nhiều thành công và đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của cách mạng nước nhà.

17 năm làm việc, tu dưỡng dưới sự chỉ dạy của Bác, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định đã lưu dấu hình ảnh Bác trong lịch sử cách mạng Việt Nam vô cùng đặc biệt. Nhiều tác phẩm ảnh ông chụp về Bác đến giờ vẫn là những khoảnh khắc kinh điển ghi dấu vị Chủ tịch nước Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng nước nhà. Những tấm hình có một không hai về Bác ấy đã in đậm dấu ấn trong lòng nhiều thế hệ người Việt Nam về tình cảm bao la, sự quan tâm của Bác tới từng giới, từng ngành, từng lĩnh vực đời sống xã hội.

Những năm kháng chiến gian khổ trên chiến khu Việt Bắc, lưu dấu một sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã được tổ chức ở đây. Những tấm hình hiếm hoi về sự kiện đặc biệt này của cách mạng nước nhà cũng lại là những nỗ lực sáng tạo, nỗ lực vượt khó của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định. Những bài học quý giá ấy đã trau dồi được nhờ những ngày được ở bên Bác kính yêu.

Hình ảnh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951) tại chiến khu Việt Bắc dưới góc máy NSNA Đinh Đăng Định.

Quãng thời gian 17 năm được sống làm việc bên Bác là đoạn đường đời vô cùng ý nghĩa không thể phai mờ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định. 17 năm ý nghĩa đó đã giúp ông có được bản lĩnh sống ý nghĩa với nhân sinh quan cao đẹp. Đó là tiền đề quan trọng để những chặng đường đời tiếp sau này người nghệ sĩ nhiếp ảnh ấy có thể vững vàng bước tiếp với tài năng tâm huyết luôn hướng về cách mạng, luôn phục vụ nhân dân, cho dù ở những cương vị, vị trí công tác khác nhau. Những giá trị cao quý ấy ông có được nhờ những năm tháng quý báu ông vinh dự được bên Bác, học tập Bác và tu dưỡng mình bằng những giá trị cao đẹp ông thấm được từ Bác kính yêu.

***

Cuốn tiểu thuyết "Búp Sen Xanh" cho tới giờ vẫn là tác phẩm văn học duy nhất viết thành công nhất về tuổi thơ của Bác kính yêu, cho dù nó đã ra đời cách nay hơn 4 thập kỷ. Cuốn sách cũng xác lập kỷ lục được tái bản đều đặn hàng năm và tái bản nhiều nhất, được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ nhất. Đặc biệt hơn nữa, tác phẩm văn học ấy được ra đời bởi một người thương binh nặng hạng1/4 và chỉ còn 19% sức khoẻ. Ông là nhà báo, nhà văn Sơn Tùng.

Giờ cái tên Sơn Tùng đã là một dấu son đậm nét trong dòng chảy văn học nghệ thuật cách mạng nước nhà với hàng chục đầu sách viết thành công về đề tài Bác kính yêu và về đề tài danh nhân dân tộc. Ông chọn cho mình con đường làm nghệ thuật, phần vì yêu thích từ thưở đầu đời, phần vì ông quyết tâm học những điều Bác đã răn dạy những người đã để lại một phần xương máu của mình trên chiến trường như ông: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Nhà văn Sơn Tùng có may mắn là người con trên quê hương xứ Nghệ, thưở đầu đời tham gia cách mạng với tư cách cán bộ tỉnh đoàn, ông lại hữu duyên được quen biết, gần gũi với bà Nguyễn Thị Thanh và ông Cả Khiêm là chị gái và anh trai Bác Hồ. Nhà văn được bà Thanh và ông Cả Khiêm kể nhiều chuyện về tuổi thơ của Bác kính yêu. Chính những may mắn đó đã thôi thúc ông dành cả cuộc đời mình đi tìm hiểu và viết đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, để những thế hệ không chỉ hôm nay mà cả mai sau hiểu nhiều hơn về một con người vĩ đại của dân tộc.

Những ngày đầu thủ đô được giải phóng thì cũng là giai đoạn chàng thanh niên Sơn Tùng gắn bó mảnh đất Hà Thành với công việc làm báo. Ông may mắn được nhiều lần đi cùng Bác trong các chuyến công tác đi thực tế. Những năm tháng quý báu ấy ông đã thấm trong mình những đạo lý cao đẹp từ Bác.

Năm 1967 nhà báo Sơn Tùng vượt Trường Sơn vào Nam phụ trách tờ báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp thanh niên miền Nam. Trong một trận càn của giặc Mỹ, ông bị thương nặng với thương tật 81%.

Rời chiến trường ra Bắc điều trị thương tật với chỉ 19% sức khoẻ, nhiều mảnh đạn còn găm trong sọ não, cánh tay phải, cánh tay cầm bút thì bị co quắp không thể cầm bút viết. Những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi ấy đã dần dần được nhà văn hóa giải, bởi trong ông luôn văng vẳng lời Bác dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”. Vượt qua bao hạn chế về thân thể bởi thương tật, những khó khăn của một thương binh nặng 1/4, nhà văn Sơn Tùng lặn lội vào Nam ngay sau những ngày thống nhất để gặp những người quen của Bác, tìm hiểu, sưu tầm tư liệu nghe kể những câu chuyện về Bác với quyết tâm thoả mong ước viết về Bác thật đầy đủ, thật sâu sắc về vị Lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh.

Những trang sách của nhà văn Sơn Tùng luôn cho người đọc có được cái nhìn thấu đáo về con người cách mạng Hồ Chí Minh với một hệ tư tưởng lớn mang tầm thời đại, trong mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội. Và hơn thế, con người vĩ đại mà giản dị Hồ Chí Minh còn để lại một di sản vô cùng to lớn về đạo đức, về nhân cách sống., điều đã khiến Người hơn hẳn những nhà tư tưởng cùng thời. Và đó cũng là sự khác biệt đặc trưng trong sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài Bác kính yêu của nhà văn Sơn Tùng.

Tìm hiểu và viết về Bác, học tập Bác, làm theo Bác cả cuộc đời mình, nhà văn Sơn Tùng đã tu dưỡng đạo đức, và hơn thế ông cũng luôn mong muốn ngày càng có nhiều hơn thế hệ người Việt thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thông qua những buổi nói chuyện về Bác mỗi khi có dịp.

Với những người bạn, đồng nghiệp văn chương không may mắn như mình khi đã phải để lại một phần cơ thể nơi chiến trường, ông cũng hết sức động viên, giúp đỡ. Bằng chính nghị lực sống, nhân cách sống của mình, ông đã cảm hoá, khích lệ những người cùng cảnh ngộ vượt qua khó khăn để có đươc những thành công trên con đường nghệ thuật mà họ đã và đang đi.

Nằm lòng lời Bác dạy, cả cuộc đời nhà văn Sơn Tùng đã tu dưỡng theo lời Bác. Ông đã hiện thực hoá thành những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt xuất sắc về đề tài Bác kính yêu để không chỉ hôm nay mà mãi mãi mai sau hiểu thấu hơn về một người con vĩ đại của dân tộc - một vị lãnh tụ đã hiến trọn đời mình vì nước, vì dân.

Những nỗ lực của người thương binh tàn nhưng không phế Sơn Tùng đã không chỉ khẳng định mình trong dòng chảy văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam, mà hơn thế, những đóng góp quý báu ấy của ông đã góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của văn học nghệ thuật cách mạng nước nhà.

Ông và một thế hệ văn nghệ sĩ, những nhà tri thức thưở đầu cách mạng đã đi theo Bác, dành trọn cả cuộc đời để tu dưỡng đạo đức, tư tưởng của Bác và đã góp phần tạo nên những thành quả của cách mạng nước nhà, để Việt Nam được được cơ đồ, vị thế như ngày hôm nay.

Thực hiện: Lê Đức Minh
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/11), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần thứ 12 (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với tư cách khách mời đặc biệt của Đảng Nhân dân Campuchia, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam và cam kết đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của ICAPP.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu chính sách tại Trường Đại học Malaya.

Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.

Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santo Dominigo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.

Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.

Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".

Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.

Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.

Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, ngày 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đến thủ đô Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11.

Sáng nay, 21/11, tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Vọng.

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Không phải hợp thức hóa sai phạm mà là chống lãng phí. Với quan điểm này, đại biểu Quốc hội đồng tình về việc cho phép thí điểm Nghị quyết thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.

Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21 đến 23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai có báo cáo vào ngày 31/10 gửi UBND tỉnh về kết quả kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan theo Kết luận số 06/KL-TTr ngày 29/3/2024 của Thanh tra tỉnh về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở và Ban Tôn giáo.

Công an TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.

Sáng 21/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến 23/11/2024 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Cục Thuỷ sản - Bộ NN&PTNT phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức “Hội nghị về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2024”, tại Hà Nội.

Sáng 20/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã chủ trì Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản thành phố.

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11, giờ địa phương (tức sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader và Phu nhân.

Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội khẳng định dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình tích cực nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những kỳ tích phát triển của dân tộc”.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại hội trường. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.

Bước sang ngày tranh tài thứ ba tại Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN lần thứ 32 (AARM-32) đang diễn ra tại Philippines, các vận động viên đoàn tuyển thủ bắn súng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thi đấu bắn đĩa bài 3 và đoạt được 15 huy chương Bạc.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Đúng 22h, ngày 19/11, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quôc tế Las Amesricas, Santo Domingo. Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Luis Abinader và Phu nhân.

Sáng nay, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường, thảo luận Luật Nhà giáo. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác, do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.