Hội nghị thượng đỉnh Kazan - Kỳ vọng đột phá của BRICS
Hội nghị thượng đỉnh Kazan diễn ra trong bối cảnh khái niệm “thế giới đa cực” đang được nhắc đến thường xuyên trong các bài diễn văn quan hệ quốc tế và là một thực tế toàn cầu mới. Sự mở rộng BRICS+ là một bằng chứng cho thực tế đó. Có tới 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia BRICS; 30 quốc gia đã nộp đơn.
Môi trường thân thiện
Có nhiều lý do khiến các quốc gia đến với BRICS để tìm kiếm các cơ hội hợp tác và phát triển. Tại hội nghị Kazan, các thành viên dự kiến phê duyệt quy chế mới - đó là quốc gia đối tác của BRICS để đáp ứng sự quan tâm của các quốc gia.
Nếu kết nạp thêm các thành viên mới, tỉ trọng của các nước BRICS trong GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ tiếp tục tăng và sẽ đạt khoảng 38% vào năm 2028. Theo Thủ tướng Nga Mishustin, tỉ trọng của các quốc gia thân thiện trong kim ngạch thương mại nước ngoài của Nga đang không ngừng tăng lên và điều này cũng có thể tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh chóng của toàn bộ nhóm BRICS. Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỉ trọng của G7 trong GDP toàn cầu đã giảm đều trong vài năm qua, từ 50,42% năm 1982 xuống còn 30,39% vào năm 2022 và dự kiến giảm còn 29,44% trong năm nay.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng các nước BRICS là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của các nền kinh tế trong nhóm này dự kiến sẽ vượt trội hơn G7.
BRICS chỉ vừa được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Sau đó, Nam Phi tham gia vào năm 2011. Năm nay, bốn quốc gia gồm Ai Cập, Iran, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) - đã chính thức trở thành thành viên BRICS. Saudi Arabia cũng đã được mời tham gia nhóm và tham gia các cuộc họp BRICS, nhưng chưa trở thành thành viên chính thức. Hơn 30 quốc gia khác, bao gồm cả thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ, đã nộp đơn xin gia nhập.
Mới đây nhất, nước ứng viên EU Serbia cho biết đang tìm hiểu khả năng gia nhập BRICS thay vì Liên minh châu Âu. Serbia nộp đơn xin gia nhập EU vào năm 2009 và đã là nước ứng viên EU kể từ năm 2012. Trong những năm sau đó, EU nêu thêm điều kiện với Serbia là phải bình thường hóa quan hệ với Kosovo bằng cách công nhận nền độc lập của tỉnh ly khai này, đồng thời yêu cầu Serbia cắt đứt quan hệ và áp đặt lệnh trừng phạt Nga.
"Một trong những lý do khiến tôi rất hào hứng về BRICS là không ai yêu cầu Serbia phải làm gì cả. Họ nói, ‘cứ sống theo cách của bạn. Hãy làm theo cách bạn nghĩ là tốt cho mình'. Và họ đem lại cho chúng tôi nhiều hơn những gì chúng tôi yêu cầu. Người Serbia có muốn tham gia BRICS hay không? Còn quá sớm để khẳng định. Tôi không thể nói điều đó. Nhưng tôi có thể nói rằng chúng tôi muốn tìm hiểu cơ hội đó. Lần đầu tiên, chúng tôi có cơ hội thực sự. Chúng tôi có lựa chọn thay thế thực sự cho Liên minh châu Âu".
Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin
Bình luận về kế hoạch của Serbia, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cho hay, các quốc gia ở châu Âu đang bắt đầu nhận ra rằng BRICS có thể đảm bảo tính đa cực toàn cầu. Ông Volodin chỉ ra rằng, các thành viên và quan sát viên BRICS không bị ép buộc hoặc đòi hỏi tuân thủ "các điều kiện hợp tác vô lý". Tương tự như vậy, "các vấn đề thuộc chủ quyền" của họ không bị can thiệp. Theo ông Volodin, các chính sách can thiệp của Mỹ và EU dẫn đến "hiệu ứng ngược" so với dự định và đã giúp tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế BRICS. "EU đang trì trệ: GDP ở Đức, Áo, Phần Lan, Estonia đang suy giảm và ngành công nghiệp đang phải chịu những tổn thất đáng kể".
Ngay cả trong định dạng 5 quốc gia ban đầu, BRICS có dáng dấp một liên minh năng lượng quan trọng. Khối này bao gồm Nga, nước xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới và Trung quốc, nước tiêu thụ tài nguyên năng lượng lớn nhất. Sau khi mở rộng vào ngày 1/1/2024, nhóm này đã thực sự nổi lên như một người khổng lồ về năng lượng.
“Nga vẫn là một trong những quốc gia tham gia hàng đầu vào thị trường năng lượng toàn cầu. Trong 2 năm rưỡi qua, các công ty trong nước đã có thể chuyển hướng nguồn cung cấp dầu, sản phẩm dầu, than. Ví dụ, trước đây, thị phần của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong xuất khẩu năng lượng của chúng tôi là khoảng 39%, nhưng đến cuối năm ngoái đã tăng gấp rưỡi và đã vượt quá 60%. Nhìn chung, hơn 90% xuất khẩu năng lượng của Nga là sang các nước thân thiện.Chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển các dịch vụ và công nghệ của riêng mình trong lĩnh vực khí hóa lỏng, tạo ra các trung tâm trung chuyển, lưu trữ và giao dịch khí đốt tự nhiên hóa lỏng, sẽ cung cấp tàu chở khí đốt và tất nhiên là tăng năng lực của các cảng biển Bắc Cực và phía Đông, tăng cường kết nối, cơ sở hạ tầng của Tuyến đường biển phía Bắc".
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Với sự bổ sung của ba cường quốc dầu khí, BRICS hiện nắm giữ khoảng 40% trữ lượng dầu đã được chứng minh của thế giới và hơn 50% trữ lượng khí đốt. Trong khi nhóm này chiếm 47% tiêu thụ năng lượng chính của thế giới, cao hơn gần 50% so với các nước G7 (bao gồm cả Liên minh châu Âu). Nói cách khác, vai trò của các nhà lãnh đạo thế giới thứ nhất và thứ ba đang đảo ngược.
Kỳ vọng của Nam bán cầu
Với chủ đề “BRICS và Nam bán cầu: cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”, Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng sẽ tập trung trao đổi về hợp tác giữa các nước BRICS và Nam bán cầu trong giải quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự quốc tế, trong đó có tình hình khu vực và quốc tế, phát triển bền vững, an ninh lương thực và năng lượng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng phức tạp với sự nổi lên gay gắt của nhiều thách thức, đòi hỏi các nước tăng cường phối hợp để ứng phó hiệu quả.
Thuật ngữ “Nam bán cầu” xuất hiện lần đầu trong Chiến tranh Lạnh để chỉ sự phân chia kinh tế rộng lớn giữa các quốc gia phía bắc giàu có, công nghiệp hóa nói chung và các nước đang phát triển ở phía nam. Cho đến cuối những năm 1960 và 1970, nhiều quốc gia trong số đó vẫn là một phần của thuộc địa Tây Âu, đế quốc hoặc bị chủ nghĩa thực dân mới phương Tây thống trị. Theo nghĩa rộng hơn, Nam bán cầu nhằm nói đến các quốc gia có thu nhập thấp hoặc các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp tương đối kém so với các quốc gia giàu có ở phía bắc. Nhưng Nam bán cầu, gồm các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và các nước đang phát triển ở châu Á - cũng đang ngày càng thể hiện quyền lực trong nỗ lực thiết lập trật tự thế giới đa cực, thách thức sự thống trị của phương Tây.
Chuyên gia an ninh lương thực Ấn Độ và lãnh đạo doanh nghiệp nông nghiệp Vijay Sardana hoan nghênh 'sự đa dạng hóa và mở rộng' của khối BRICS như một 'sự cân bằng' với các nhóm liên kết với phương Tây như G7. Với 30 % đất nông nghiệp và 45% dân số toàn cầu, các thành viên BRICS sẽ có vai trò chính trong an ninh lương thực toàn cầu.
"Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đều là những nền kinh tế nông nghiệp lớn và là một trong những thị trường lớn nhất; ngay cả Nga và Trung Quốc là những thị trường lớn và cũng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, nông nghiệp và an ninh lương thực mà không có BRICS sẽ rất, rất khó khăn".
Ông Vijay Sardana - Chuyên gia An ninh lương thực Ấn Độ
BRICS đem lại cho các quốc gia cơ hội hợp tác để thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phương Tây về phát triển kinh tế và công nghệ.
"Tôi nghĩ BRICS là một tổ chức rất quan trọng cam kết thúc đẩy chương trình nghị sự của Nam Bán cầu. Cơ chế này đã trở thành một trong những cơ chế đa phương lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới xét về dân số, quy mô kinh tế và diện tích. Nó cam kết thúc đẩy sự phát triển của Nam Bán cầu..."
Ông Mohsen Bakhtiar, Đại sứ Iran tại Trung Quốc
Sự trỗi dậy của khối BRICS, bao gồm 4 quốc gia Nam Bán cầu Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cùng với Nga đang tìm cách thiết lập nền tảng trật tự thế giới đa cực, đang làm dấy lên nhiều hy vọng. Trong đó, giới chuyên gia nhận định rằng tình trạng mất cân bằng và bất bình đẳng về kinh tế - xã hội hiện nay giữa Bắc và Nam bán cầu có thể dần được giải quyết thông qua những lựa chọn thay thế cho các thể chế và liên minh do phương Tây thiết lập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sự độc lập của các quốc gia Nam bán cầu.
Trụ cột mới trong hệ thống đa phương
Hợp tác của BRICS dựa trên ba trụ cột, gồm hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế - tài chính, văn hóa và giao lưu nhân dân. Các cơ chế hợp tác nổi bật gồm Hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành, Ngân hàng phát triển mới (NDB), các hội đồng/ liên minh/ cơ chế hợp tác chuyên ngành và các cơ chế đối thoại với các nước không phải thành viên. BRICS được thành lập với mục tiêu ban đầu là trở thành một thể chế chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu nhằm phản ánh tương quan lực lượng theo hướng công bằng, cân bằng và có tính đại diện cao hơn. Trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành, BRICS đang nổi lên có tiềm năng trở thành một trụ cột mới trong hệ thống đa phương.
BRICS hiện tập trung vào một số định hướng hợp tác và phát triển, gồm: Thúc đẩy quá trình mở rộng thành viên nhằm mở rộng quy mô và ảnh hưởng của Nhóm trên phạm vi toàn cầu; Nghiên cứu thúc đẩy thể chế hóa cao hơn (ví dụ như thành lập cơ quan thường trực - Ban Thư ký BRICS); Củng cố, mở rộng vai trò, ảnh hưởng của Ngân hàng NDB; Thúc đẩy các giải pháp giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và hệ thống tài chính - tiền tệ phương Tây, xây dựng hệ thống thanh toán nội khối…; Mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, hình thành một hệ thống riêng, phân tách với các hệ thống do Mỹ và phương Tây dẫn dắt: chuỗi cung ứng BRICS, hợp tác công nghệ mới, hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ, nền tảng thị trường chung, xây dựng kết cấu hạ tầng y tế, xã hội, thúc đẩy thương mại đa phương, đầu tư, chống biến đổi khí hậu...
BRICS có một số cơ chế tham gia dành cho các nước không phải thành viên BRICS: tham gia Ngân hàng NDB; tham gia các diễn đàn/đối thoại trong khuôn khổ BRICS mở rộng với tư các nước khách mời như Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS mở rộng và một số hội nghị, đối thoại về các lĩnh vực cụ thể (an ninh, phát triển đô thị,…).
Năm 2024, với tư cách là Chủ tịch luân phiên của BRICS, Nga đã lên kế hoạch tổ chức khoảng 250 hoạt động, hội nghị, diễn đàn tại 15 thành phố của Nga trong năm nay. Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay là Hội nghị lần thứ 16 nhưng là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên sau khi BRICS mở rộng với 10 thành viên, là sự kiện đối ngoại quy mô lớn nhất được tổ chức ở Nga trong những năm gần đây.
Nga với tư cách là Chủ tịch luân phiên của BRICS, ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong ba lĩnh vực chính gồm chính trị - an ninh, kinh tế - tài chính và văn hóa - nhân văn theo phương châm “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng” nhằm mục tiêu tăng cường vai trò của BRICS như một trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng, nâng cao vai trò của BRICS trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Khối BRICS đặt vai trò trung tâm của Liên hợp quốc là nền tảng trong bất kỳ loại chủ nghĩa đa phương nào. Tuyên bố chung năm 2009 của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh Yekaterinburg về Liên hợp quốc nêu rõ: “Chúng tôi bày tỏ cam kết mạnh mẽ của mình đối với ngoại giao đa phương với Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các thách thức và mối đe dọa toàn cầu. Về vấn đề này, chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết cải cách toàn diện Liên hợp quốc nhằm mục đích làm cho tổ chức này hiệu quả hơn để có thể giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay một cách hiệu quả hơn. Chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của Ấn Độ và Brazil trong các vấn đề quốc tế và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của họ trong việc đóng vai trò lớn hơn tại Liên hợp quốc”.
Vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong chủ nghĩa đa phương cũng đã được khối này khẳng định nhiều lần trong suốt 16 năm tồn tại.
Với mục tiêu xây dựng một thế giới đa cực công bằng hơn, BRICS 2024 tại Kazan, Nga đã thu hút được sự tham gia của nhiều quốc gia, trong đó có 9 nguyên thủ quốc gia gồm chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Có thể coi Hội nghị thượng đỉnh Kazan là bước ngoặt lịch sử của BRICS nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD cũng như hệ thống kinh tế được thiết lập từ cuối chiến tranh thế giới thứ hai và đã không còn phù hợp. Tại đây, chủ nhà Nga sẽ đưa ra nhiều đề xuất mới mẻ, táo bạo, nhằm mục tiêu tăng cường vai trò của BRICS như một trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng, nâng cao vai trò của BRICS trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
Một chiếc trực thăng đã đâm vào một bệnh viện ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật, khiến bốn người thiệt mạng, gồm hai phi công, một bác sĩ và một nhân viên trên máy bay. Không có ai bên trong tòa nhà hoặc trên mặt đất bị thương.
Cảnh sát Nigeria ghi nhận đã có ít nhất 13 người thiệt mạng trong hai vụ giẫm đạp nhận quà từ thiện tại nước này, đa số các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này đang đàm phán với Nga và Ukraine về giải pháp duy trì trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời khẳng định Budapest không muốn từ bỏ tuyến đường này.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck-soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp đặt thêm thuế quan với Liên minh châu Âu nếu lục địa già không tăng cường mua dầu khí của Mỹ.
Ukraine đang đưa những chiếc xe tăng Abrams cuối cùng tới tỉnh Kursk của Nga khi Moskva tăng tốc phản công dồn dập trong thời gian qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật - dự luật cấp ngân sách cho Chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025, tránh được nguy cơ phải đóng cửa một phần chỉ vài ngày trước dịp lễ Giáng sinh.
Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.
Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.
Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.
Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.
Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.
Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.
Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .
Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.
Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.
Con số cập nhật mới nhất cho thấy, có 5 người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em và ít nhất 200 người bị thương sau khi chiếc xe BMW lao vào đám đông tại chợ Giáng sinh Magdeburg của Đức.
Ngày 21/12, một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa một xe buýt chở khách và một xe tải trên đường cao tốc tại Brazil đã khiến ít nhất 30 người tử vong.
Khắp mọi nơi trên thế giới đang tưng bừng đón Giáng sinh năm 2024 với nhiều màu sắc và ánh sáng tràn ngập khắp nơi. Nhiều thành phố trên thế giới đã trang hoàng đường phố, tổ chức nhiều sự kiện thú vị để chào đón một mùa Giáng sinh và năm mới với mong ước hòa bình và hạnh phúc.
Sau Hạ viện, Thượng viện Mỹ hôm nay 21/12, đã thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn nhằm duy trì hoạt động của chính phủ liên bang tới tháng 3 năm sau.
Tư lệnh Tình báo quốc phòng Hàn Quốc, Thiếu tướng Moon Sang Ho đã bị bắt giữ ngày 20/12, với cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong việc ban bố thiết quân luật đêm 3/12.
Công đoàn IG Metall thông báo đã đạt được bước đột phá trong cuộc đàm phán thương lượng tập thể với Volkswagen. Theo đó, thỏa thuận này sẽ ngăn chặn việc đóng cửa các nhà máy và sa thải nhân viên.
Chính quyền Croatia cho biết có kế hoạch tổ chức quốc tang vào hôm nay (21/12) cho các nạn nhân của vụ tấn công bằng dao chưa từng có tại một trường học ở thủ đô Zagreb.
Chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này sẽ cung cấp vaccine đậu mùa khỉ cho Cộng hòa dân chủ Congo và đã cử một đoàn chuyên gia y tế đến thực địa để khảo sát cách tiến hành tiêm chủng. Động thái này nhận được sự hoan nghênh từ Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế.
Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, vào ngày 27/12 tới, ông sẽ ra quyết định liệu có giải tán quốc hội hay không.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại chợ Giáng sinh ở thành phố Madeburg của Đức, khiến hơn 60 người thương vong.
Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các, theo đó đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng cũ. Đây được coi là một trong những đợt cải tổ Nội các lớn nhất kể từ khi ông Trudeau lên nắm quyền cách đây 9 năm.
Một đối tượng đã lái xe đâm vào đám đông ở chợ Giáng sinh Magdeburg, miền đông nước Đức, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 60 người bị thương. Các quan chức địa phương xác nhận đây là một vụ tấn công khủng bố.
Với tỷ lệ phiếu áp đảo 366 phiếu ủng hộ trên 34 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ở Trung Đông ngày 20/12 thông báo đã tiêu diệt một thủ lĩnh của Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) trong một cuộc không kích ở Syria.
Ngày 20/12, một xe ô tô đã lao vào một khu chợ Giáng sinh ngoài trời đông đúc ở thành phố Magdeburg, miền Đông nước Đức, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hơn 60 người khác bị thương. Chính quyền địa phương gọi đây là một vụ tấn công khủng bố.
Công ty khởi nghiệp Energy Miner của Bavaria (Đức) đã phát triển một công nghệ tiên tiến nhằm khai thác thủy điện theo cách mới mà không cần xây đập hoặc đổ bê tông. Công ty này đang mong muốn hướng đến một cuộc cách mạng về thủy điện.
Từ một vườn thú, BuinZoo tại thủ đô Santiago (Chile) đã bắt đầu quá trình chuyển đổi thành công viên sinh thái, hướng đến mục tiêu bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái.
Tháng 1/2025, Bỉ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên thuộc EU cấm bán thuốc lá điện tử dùng một lần, nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em lạm dụng thuốc lá điện tử, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của thuốc lá điện tử đối với môi trường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây khẳng định, Nga đã đạt được các mục tiêu của mình tại Syria, bác bỏ những tuyên bố cho rằng sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Bashar al-Assad sẽ làm yếu đi sức mạnh của Nga.
Dự báo từ nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus cho biết, thị trường dịch vụ hàng không dân dụng của Trung Quốc sẽ trở nên lớn nhất thế giới trong vòng hai thập kỷ tới, với giá trị thị trường gần gấp ba lần so với hiện tại.
Tổng thống Joe Biden vừa đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: giảm khí thải nhà kính của Mỹ hơn 60% vào năm 2035, trong nỗ lực bảo vệ di sản chống biến đổi khí hậu của mình.
Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.
Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định sẵn sàng thảo luận với chính quyền của ông Donald Trump về việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.
Hơn 10 năm sau khi một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới xảy ra, ngày 20/12, Bộ trưởng Giao thông Malaysia tuyên bố, quốc gia này sẽ tiếp tục tìm kiếm máy bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thuộc đảng Lao động, sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 7 đã đưa ra một chương trình nghị sự nhiều tham vọng cả về đối nội và đối ngoại, nhằm đưa nước Anh thoát khỏi tình trạng hỗn loạn và trì trệ dưới thời chính phủ đảng Bảo thủ, thúc đẩy nền kinh tế của Anh tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng nhậm chức, kết quả thực hiện vẫn chưa được như kỳ vọng.
0