Hồi sinh sản phẩm thêu tay truyền thống

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Tốt nghiệp Đại học Y nhưng lại đam mê những chiếc áo nhung mịn màng, Thơ bắt đầu giấc mơ thời trang với một niềm tin "vẻ đẹp quý phái của phụ nữ Việt đến từ nhung lụa thêu hoa". Sau đó, cô lên ý tưởng, tự tìm tòi các khóa học, thu thập các tư liệu thời trang và cho ra đời những mẫu vẽ phác thảo đầu tiên. Nhờ gu thẩm mỹ tốt, Thơ dần tạo dựng được thương hiệu và đón nhận sự yêu thích của khách hàng.

Chọn chất liệu dân gian để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, qua đó cũng tạo nên hơi thở mới cho những giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện đại đang là xu hướng của giới trẻ ngày nay và cô gái 9x Nguyễn Thơ Thơ là một trong số đó.  Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách, biến những khó khăn thành thuận lợi để phát triển. Đó là những điều có thể nói về cô chủ tiệm Thơ khi bắt đầu xây dựng thương hiệu thời trang chuyên về nhung được thêu tay thủ công đúng vào thời điểm đỉnh dịch Covid-19 tại Hà Nội.

Ngay từ khi còn nhỏ, nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Thơ Thơ đã ảnh hưởng nhiều từ phong cách trang phục của bà nội và mẹ. Đặc biệt, bà nội của chị là người Hà Nội gốc, cũng là thế hệ cuối cùng mà người phụ nữ Việt Nam quấn khăn mỏ quạ, mặc quần lĩnh áo the. Sống cùng bà nội từ bé nên những hình ảnh đó đã dần in sâu vào tiềm thức của NTK Thơ Nguyễn khiến chị cảm thấy quen thuộc giống như một phần của cuộc sống.

Trong khi đó, mẹ chị lại là người phụ nữ khéo léo và có phong cách thời trang ấn tượng, luôn chọn những bộ cánh bay bổng và phóng khoáng. Nhờ sự ảnh hưởng từ bà và mẹ, NTK Thơ Nguyễn đã dần hình thành cho mình tư duy thẩm mỹ và phong cách ăn mặc rất riêng.

"Tiệm Thơ" ra đời trong lòng phố cổ của Hà Nội. Không gian tiệm trưng bày đồ lụa, nhung, gấm, rực rỡ. Cô chủ làm việc ngay tại tiệm, trực tiếp điều hành kinh doanh, tiếp khách hàng, tư vấn mẫu mã, sản phẩm, giám sát thợ, kiểm tra vải vóc, nguyên liệu… Mỗi tháng cửa hàng bán ra từ 500 đến cả nghìn sản phẩm.

Từ "Tiệm Thơ", trào lưu người trẻ mặc đồ nhung thêu tay được khởi xướng. Bằng tình yêu truyền thống tự nhiên, bằng niềm tin mang đến cho phụ nữ Việt một vẻ đẹp quý phái mà không hề phô trương, Thơ Thơ đang đi con đường riêng của mình. Và cô tin, con đường này sẽ dài, sẽ bền, sẽ vững, bởi nó được sinh ra từ những điều thiện lành và tốt đẹp.

Khi được hỏi, liệu rằng chất liệu nhung có phải chỉ dành cho người đứng tuổi, Thơ Thơ chia sẻ: "Tại sao người ta nghĩ là chất liệu già? Tại vì từ trước đến giờ nhung cũng đã là một dòng vải cao cấp. Thường thì vải cao cấp, những người lớn tuổi sẽ có điều kiện hơn những bạn trẻ. Lâu dần, lâu dần thì người ta cứ nghĩ là chất liệu nhung dành cho người già nhưng mà không phải. Các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới người ta khai thác chất liệu này cho người trẻ rất nhiều."

Bắt đầu xây dựng "Tiệm Thơ" từ con số 0 tròn chĩnh: Không vốn, không nghề, không kinh nghiệm, NTK Nguyễn Thơ Thơ chỉ có vốn liếng duy nhất và lớn nhất là tư duy thẩm mỹ riêng biệt.

Mỗi sản phẩm NTK Thơ Thơ tạo ra đều mang lại ấn tượng riêng biệt. Đặc biệt, sản phẩm váy cổ yếm và dáng váy hình quả lê là sản phẩm đặc trưng nhất của thương hiệu, nó đã tạo ra một trào lưu và phong cách mặc mới ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường thời trang nói chung. Đây là một việc hiếm hoi mà không phải NTK nào cũng có thể làm được. Đây chính là một trong những niềm tự hào của NTK  Nguyễn Thơ Thơ.

Để tạo ra sản phẩm độc đáo về mẫu mã và chất lượng, Thơ tìm từng người thợ thêu có tiếng, thuyết phục từng nghệ nhân ở các làng nghề thêu nổi tiếng về hợp tác với mình. Trước sự tâm huyết của cô, nhiều thợ thêu giỏi đã xuôi lòng theo cô về phố, cùng cô chinh phục đưa những dòng tranh dân gian truyền thống lên tranh phục nhung thêu.

Không dừng ở những bộ đồ được thiết kế trẻ trung, hiện đại từ chất liệu nhung lụa cùng những nét thêu tinh xảo từ những người thợ chuyên nghiệp, NTK Nguyễn Thơ Thơ mong muốn những sản phẩm của "Tiệm Thơ" đi xa hơn nữa và mang theo những giá trị văn hóa được kết nối từ truyền thống tới hiện đại.

"Những việc mình đang làm được xã hội công nhận, được mọi người biết đến, mình là một người đang có ích cho xã hội, đang đóng góp cho văn hóa, là một người làm sống dậy nghề truyền thống đang mai một và mình đem lại việc làm cho rất nhiều người. Mình nghĩ đó là một điều rất đáng tự hào, không phải đơn giản chỉ là việc bán hàng nữa. Chắc chắn mỗi năm mình sẽ làm một dự án để đánh thức di sản từ nhung thêu. Mình đã làm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống rồi thì sang năm mình cũng sẽ làm một hình ảnh văn hóa nào đấy đặc trưng của Việt Nam."

"Tiệm Thơ" bắt đầu từ một giấc mơ đẹp, đưa người trẻ lại gần hơn với văn hóa truyền thống, đưa nhung lụa và đời sống hàng ngày, tạo văn hóa mặc đặc trưng cho thế hệ người trẻ hiện đại. Qua những mẫu trang phục, người mặc không chỉ cảm nhận được độ sắc nét ở từng sợi chỉ thêu tay, chất vải nhung lụa cao cấp mà còn là niềm tự hào bởi đã góp phần trong việc gìn giữ nét văn hóa giá trị truyền thống đang dần mai một trong cuộc sống. Đó cũng là niềm mong mỏi của cô gái 9x Nguyễn Thơ Thơ khi đánh thức di sản từ nhung thêu.

User
Ý KIẾN

Diễn ra trong ba ngày cuối tuần qua, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội đã thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.

Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn bún riêu cua là món ăn nổi tiếng của Việt Nam vào danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới.

Trao đổi hàng hiệu đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Theo nhiều người trẻ ở Hà Nội thì đây chính là cơ hội để họ có thể thỏa mãn niềm đam mê đồ hiệu trong điều kiện thu nhập không quá cao.

Không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, bảo tàng còn là một không gian đặc biệt để nhìn lại những mốc son trong lịch sử dân tộc. Được xây dựng để bảo tồn những giá trị văn hóa, bảo tàng là nơi người ta có thể thấy được sự sống động của lịch sử qua các hiện vật, là ngôi trường lớn cho các tiết học về lịch sử dân tộc.

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Năm nay, cúc họa mi - sứ giả của mùa đông xuống phố muộn và cũng thưa vắng hơn, nhưng hình ảnh những gánh hàng hoa cũng tạo ấn tượng đẹp đối với nhiều người.

Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2024 đang diễn ra đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Bên cạnh việc tôn vinh những món ăn truyền thống, giá trị tiếp nối của những làng nghề ẩm thực, Lễ hội còn giới thiệu những xu hướng ẩm thực mới, ứng dụng công nghệ vào chế biến, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội như một điểm đến ẩm thực hấp dẫn và năng động.

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu" và công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng.

Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội quy tụ hàng loạt hoạt động đặc sắc, tạo nên không gian giao lưu văn hóa và ẩm thực quốc tế.

Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 đã khai mạc tại Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng.

Với những người chơi xe phân khối lớn, hành trình cùng với những chiếc xe phân khối lớn luôn là những hành trình của đam mê. Và với họ, mỗi chuyến đi, mỗi tiếng động cơ xe rung lên đều là một phần không thể thiếu trong nhịp sống của mình.

Theo quy hoạch, một nhà hát có quy mô lớn, hiện đại, tiêu biểu cho Thủ đô sẽ được xây dựng trong thời gian tới đây tại khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, quận Tây Hồ.

Những cơn gió mùa đang đổ về thôi thúc nhiều người Hà Nội tìm đến những hàng xôi sáng, nơi có món xôi vừa tiện lợi lại cung cấp đủ năng lượng cho một ngày mới.

Những ngày cuối năm tiết trời se lạnh, những vườn bưởi tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, lại thu hút rất đông du khách ghé thăm và tìm hiểu về một trong những giống cây ăn quả nổi tiếng của Thủ đô.

Lần đầu tiên Ban Tổ chức giới thiệu tới người dân chương trình "Phở số Hà Thành", với cái nhìn hoàn toàn khác biệt về ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong ngành ẩm thực Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.

Đồng hành cùng các em học sinh trên cung đường đến trường chính là những người tài xế xe buýt học đường. Nhờ có họ, cha mẹ các em luôn yên tâm khi các con được "đi đến nơi, về đến chốn".

Nổi bật giữa khung cảnh chớm đông của phố phường Hà Nội là sắc hồng thắm của hoa phượng, loài hoa được gọi là "hoa mỹ nhân" bởi vẻ đẹp mềm mại, yêu kiều.

Hồ Đầm Hồng mỗi buổi chiều buông. Trong tiết trời se lạnh, ánh hoàng hôn phủ lên mặt hồ một sắc vàng cam rực rỡ. Một khung cảnh yên bình như bức tranh đẹp giữa lòng đô thị.

"Trạm âm thanh - Chạm ký ức" là sự góp ý tưởng và công sức của phần lớn các bạn trẻ, những người luôn dành tình yêu đặc biệt với văn hóa dân gian truyền thống.

Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ ở Vườn quốc gia Ba Vì đang trở nên rực rỡ bởi sắc hoa dã quỳ vào mùa nở rộ.

Những ngày này, Hà Nội bắt đầu có cúc họa mi. Trên những con đường Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Thụy Khuê, Thanh Niên hay giữa lòng phố cổ, cúc họa mi e ấp trong những giỏ, những thúng con con làm ngây ngất những người Hà Nội.

Làm việc ở những công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện và sử dụng giàn giáo, chổi quét sơn, con lăn, đó là công việc hết sức thú vị và đầy sắc màu của những người hoạ sĩ vẽ tranh tường.

Bún Mạch Tràng, từ lâu đã trở thành một phần ký ức ấm áp của vùng ngoại thành Hà Nội, là món ăn giản dị nhưng lại mang trong mình một câu chuyện lịch sử đầy huyền bí. Nhắc đến bún Mạch Tràng, người ta không chỉ nhớ về những sợi bún trắng ngà, dai mềm mà còn là một món ăn truyền thống được gìn giữ qua bao thế hệ ở làng Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh.

Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.

Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Hồ Gươm vào cuối thu mang một vẻ đẹp dịu dàng và lãng mạn, tiết trời se lạnh, làn gió nhẹ thoảng qua mặt hồ phẳng lặng, lác đác những chiếc lá vàng rơi.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Cùng với áo dài và nón lá, guốc mộc từ thời xa xưa đã tạo nên một vẻ đẹp rất Việt. Theo thời gian, guốc mốc dần bị lãng quên. Thế nhưng nhà thiết kế Hoàng Huệ đã đưa guốc mộc từ ký ức trở về cuộc sống ngày nay, với những họa tiết hiện đại, có tính ứng dụng cao.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.