Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024 | Nông nghiệp nông thôn | 04/07/2024

Thời gian qua, Hà Nội tổ chức tôn vinh đặc sản nông sản gắn với du lịch vùng miền OCOP nhằm quảng bá giới thiệu tới du khách trên cả nước biết đến giá trị nông sản, qua đó giới thiệu văn hóa, con người Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hiện nay, Hà Nội có 28 cây mít đầu dòng, nhiều cây mít có tuổi đời từ 80 - trên 100 năm. Chất lượng về độ giòn, độ ngọt, mùi thơm, mật mít của các giống mít đặc sản truyền thống vẫn luôn giữ được sự vượt trội, ổn định và được người tiêu dùng ưa chuộng.

User
Ý KIẾN

Những năm gần đây và hiện nay, huyện Mỹ Đức đang tập trung hỗ trợ các xã, thị trấn trên địa bàn phát triển các mô hình trang trại, gia trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn.

Ba Vì là huyện có thế mạnh chăn nuôi quy mô lớn của thành phố Hà Nội. Nhờ diện tích tự nhiên rộng lớn, dồi dào các nguồn phụ phẩm, sự chuyển đổi cơ cấu kịp thời đã giúp chăn nuôi nhanh chóng trở thành ngành sản xuất chính, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Các mô hình chăn nuôi đã và đang trực tiếp góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân, mở ra hướng phát triển, làm giàu mới cho người dân Ba Vì.

Rau xanh có giá cao gấp đôi, thậm chí là gấp ba ngoài thị trường tự do. Mỗi vụ, lúa đạt năng suất từ 3 tạ/sào, trở lên. Mỗi sào trồng hoa cây cảnh, có thu nhập cao gấp 15 đến 20 lần cấy lúa. Đây là những con số ấn tượng mà các mô hình nông nghiệp giá trị cao đang mang lại cho người nông dân ở nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội.

Với phương châm “không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau”, nhiều năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phúc Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống.

Nông sản muốn gia tăng giá trị và kéo dài thời gian sử dụng, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá lại mất mùa thì phải trải qua chế biến. Lĩnh vực chế biến nông sản của Hà Nội đã được chú trọng hơn, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa tương xứng.

Với quyết tâm bù đắp thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, huyện Phúc Thọ chỉ đạo 21 xã, thị trấn dồn lực sản xuất vụ Đông 2024 theo phương châm “nước rút, có đất trống đến đâu gieo trồng đến đó”. Để có được một vụ Đông “ăn chắc”, “thắng lợi” toàn diện về diện tích, năng suất và sản lượng, huyện chỉ đạo mỗi tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận một mô hình sản xuất.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, những năm qua, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, đã tập trung phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2021, xã Khánh Thượng đã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Phú Xuyên được mệnh danh là đất trăm nghề, trong đó, có nghề thủ công lâu đời nhất của cả nước (ước tính khoảng 1.000 năm) là nghề khảm trai Chuyên Mỹ. Trải qua nhiều thăng trầm, các làng nghề Phú Xuyên vẫn tồn tại và có sức sống mãnh liệt, hiện tại đang hồi phục và phát triển mạnh mẽ, đóng góp tỷ trọng lớn vào sự phát triển chung kinh tế xã hội của địa phương.

Trong giai đoạn 2021-2025, nông nghiệp Hà Nội chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đa ngành đa giá trị, gắn với chế biến và phát triển chuỗi giá trị nông sản.

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây ngập úng và thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố Hà Nội. Tại các huyện ngoại thành, công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất đang được khẩn trương triển khai; đồng thời tiến hành rà soát, thống kê thiệt hại để có cơ chế chính sách hỗ trợ.

Sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện Phúc Thọ chịu ảnh hưởng khá lớn sau bão số 3. Hiện, chính quyền địa phương đang tập trung khắc phục thiệt hại sau thiên tai gắn với sản xuất vụ Đông năm 2024.

Huyện Quốc Oai là một trong những huyện chịu thiệt hại nặng nề bởi bão số 3. Sau khi bão tan, huyện đã tập trung khắc phục hậu quả của mưa bão, phục hồi sản xuất nông nghiệp, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Chương trình 04 của Thành ủy đề ra mục tiêu đến hết năm 2025, diện tích trồng hoa - cây cảnh của Hà Nội sẽ tăng từ 8.500ha đến 9.000ha. Hoa, cây cảnh sẽ trở thành sản phẩm giá trị cao của ngành nông nghiệp Thủ đô.

Với diễn biến bất thường của thời tiết và diện tích trồng hoa ngày càng bị thu hẹp dần do tốc độ đô thị hoá, trồng hoa bằng công nghệ cao là xu thế tất yếu hiện nay. Đây cũng là định hướng của huyện Mê Linh trong thời gian tới, đồng thời kết hợp với phát triển du lịch để vùng hoa phát triển bền vững.

Với sự đa dạng, phong phú về điều kiện tự nhiên cùng kinh nghiệm lâu năm của nhiều làng nghề, dư địa phát triển mặt hàng sinh vật cảnh của Hà Nội hiện rất lớn. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn Thành phố có khoảng 3.000ha cây cảnh các loại và hàng nghìn vườn cảnh quy mô lớn, giá trị cao. Nhờ nghề này, nhiều gia đình có cuộc sống sung túc.

Là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, huyện Hoài Đức luôn coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó hướng tới phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch, trải nghiệm, đặc biệt là nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương.

Hà Nội mảnh đất trăm nghề, nơi hội tụ biết bao nghệ nhân - thợ giỏi, trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Và ở đó cũng đã có những nữ nghệ nhân với đôi bàn vàng, góp phần làm rạng danh, tạo dựng thương hiệu cho các làng nghề truyền thống. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, những sáng kiến sáng tạo của chị em phụ nữ ở khu vực làng nghề đã trở thành nhân tố giữ lửa, giúp nhiều nghề, làng nghề truyền thống được lưu truyền và phát triển.

Việc thành lập Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP của làng nghề, bên cạnh tham gia các hoạt động tôn vinh nghề truyền thống mở ra hướng đi mới của làng nghề kết hợp với du lịch. Đây là tiền đề để làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ phát triển bền vững trong thời gian tới.

Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, doanh thu đạt hơn 24.000 tỷ đồng/năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã và đang góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn, bất cập đang làm hạn chế tiềm năng của làng nghề, cần quyết liệt tháo gỡ.

Bằng việc phát triển các mô hình mới theo quy hoạch phát triển nông nghiệp Thủ đô, các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, xúc tiến thương mại cho nông sản đã đưa Quốc Oai thành huyện có tốc độ phát triển nông nghiệp cao và hiệu quả.

Những năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, đặc biệt quan tâm, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ cao vào sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm tăng năng suất chất lượng và gia tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

Thời gian qua, Hà Nội tổ chức tôn vinh đặc sản nông sản gắn với du lịch vùng miền OCOP nhằm quảng bá giới thiệu tới du khách trên cả nước biết đến giá trị nông sản, qua đó giới thiệu văn hóa, con người Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hiện nay, Hà Nội có 28 cây mít đầu dòng, nhiều cây mít có tuổi đời từ 80 - trên 100 năm. Chất lượng về độ giòn, độ ngọt, mùi thơm, mật mít của các giống mít đặc sản truyền thống vẫn luôn giữ được sự vượt trội, ổn định và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp là định hướng lớn của thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua, giúp giảm công lao động, chi phí đầu vào, tăng năng suất.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang hỗ trợ chuyển đổi các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP. Mô hình nuôi trồng này cho năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, giảm được nhiều rủi ro từ dịch bệnh và cung cấp nguồn thực phẩm an toàn.

Mỗi tấc đất là một tấc vàng và để không bỏ phí tư liệu sản xuất, nhiều địa phương đã có có chủ trương gom đất, cho thuê đất, thực hiện chuyển đổi, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất. Cùng với đó là những chính sách hỗ trợ, nhằm thu hút người dân tham gia sản xuất, vừa không bỏ ruộng hoang, vừa tạo ra giá trị kinh tế lớn.

“Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là phong trào trọng tâm, nòng cốt của tổ chức Hội Nông dân thành phố Hà Nội, tạo nên những mô hình nông nghiệp điển hình.

Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã ký kết mở rộng, triển khai thực hiện Chương trình phối hợp với Hội Nông dân 33 tỉnh, thành phố. Trong đó, phối hợp chặt chẽ, kết nối phát triển các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân; hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số và liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.

Ứng Hoà và Mỹ Đức là hai huyện có tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch còn thấp. Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam đang khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công lắp đặt với mục tiêu đến năm 2025, 100% số hộ dân được sử dụng nước sạch.

Thúc đẩy việc xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn, không những kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đây chính là “chìa khóa” để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

Hội Nông dân huyện Quốc Oai đã tích cực vận động, hỗ trợ hội cơ sở tập hợp hội viên có chung ngành nghề sản xuất tham gia thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Những tổ chức này vừa giúp nông dân chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập, vừa xây dựng tổ chức Hội Nông dân cơ sở ngày càng vững mạnh.

Mặc dù công sức chăm bón phải bỏ ra nhiều, cũng như phụ thuộc rất lớn vào thời tiết nhưng sản xuất rau giúp người dân có thu nhập hơn hẳn cây lúa. Đã xuất hiện nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng vùng sản xuất rau theo hướng an toàn, từng bước tiến tới hữu cơ đang là chủ trương, định hướng của Thành phố trong thời gian qua. Ngành nông nghiệp thủ đô đã có nhiều giải pháp thực hiện chủ trương này.

Ngành Nông nghiệp Hà Nội đang duy trì đà tăng trưởng, tạo những đột phá trong đó các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò rất lớn do luôn bám sát nhu cầu thị trường, linh hoạt điều chỉnh, bắt nhịp với xu hướng phát triển, nên giá trị ngày một tăng cao. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao phát huy được tối đa giá trị nông sản, đáp ứng được nhu cầu trong nước và đòi hỏi chất lượng cho xuất khẩu, bên cạnh đó giảm sức lao động cho người sản xuất.

Nhận thức của hệ thống chính trị và người dân về HTX kiểu mới được nâng lên, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nổi bật nhất là sự thay đổi mô hình HTX kém hiệu quả sang mô hình HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Nghị định 37 của chính phủ về hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân có hiệu lực đã tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp nông thôn. Với chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng, Quỹ hỗ trợ nông dân sẽ hỗ trợ trực tiếp vốn cho đối tượng là các hộ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời tiếp nhận và quản lý nguồn vốn điều lệ được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, nâng cao giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị sản xuất. Những năm gần đây, chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách chủ động đang được triển khai mạnh mẽ tại nhiều huyện ngoại thành. Nghị quyết 08 của HĐND Thành phố ban hành tháng 7/2023 được đánh giá là 'cú hích' hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó hỗ trợ đầu tư máy móc, cơ giới hóa, đào tạo nhân lực, xử lý môi trường… giúp việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thuận lợi, bài bản hơn.

Đặt mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, do đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyệnThường Tín đã tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí. Tính đến cuối đợt chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu năm 2023 của thành phố Hà Nội, Thường Tín đã có 10 xã nâng cao và ba xã kiểu mẫu. Mục tiêu về đích huyện nông thôn mới nâng cao đang ở rất gần.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, tại nhiều địa phương, người nông dân đã mạnh dạn đưa những vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi, trong đó có mô hình nuôi dê thương phẩm. Nhờ các ưu điểm như ăn tạp, dễ nuôi, thời gian sinh sản nhanh, sức đề kháng cao, vốn đầu tư ban đầu ít, đầu ra ổn định, nên mô hình nuôi dê theo chuỗi liên kết đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội triển khai và nhân rộng.

Từ những lợi thế và tiềm năng sẵn có, huyện Ba Vì đã và đang khai thác thế mạnh địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nhiều mô hình kinh tế tập thể, giúp nhau làm giàu. Việc quản lý và phân bổ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân hiệu quả cũng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhiều năm qua, do biến đổi khí hậu, lượng mưa ít đi khiến mực nước các con sông lớn xuống rất thấp. Do đó, sản xuất vụ Xuân luôn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn nước, từ làm đất, đổ ải đến gieo cấy và chăm sóc tưới dưỡng…. Vụ Xuân năm 2024, nhờ sự chủ động của các công ty thủy lợi, sự quan tâm chỉ đạo của Thành phố, ngành nông nghiệp, sự cần cù chịu khó của bà con nông dân nên đã đảm bảo đủ nước cho toàn bộ diện tích gieo cấy.

Trong bối cảnh đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, nhân lực sản xuất cũng chuyển đổi sang các ngành nghề khác, đã thôi thúc ngành nông nghiệp đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Vụ đông xuân năm 2024, tại nhiều huyện ngoại thành, khoa học kỹ thuật đã có tác động mạnh mẽ đến năng suất chất lượng nông sản và thu hút nhiều nông dân cũng như hợp tác xã tham gia ứng dụng.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, đầu xuân không khí sản xuất nông nghiệp đã rất sôi động ở các huyện ngoại thành. Tết trồng cây, Lễ hội xuống đồng... là các hoạt động sản xuất nông nghiệp đầu năm đang được tích cực triển khai ở nhiều địa phương của Hà Nội như huyện Phú Xuyên và huyện Ba Vì.

Suốt chặng đường hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hà Nội luôn lấy dân làm gốc rễ căn bản, để triển khai mọi chủ trương chính sách. Với số xã lớn nhất cả nước, các chỉ tiêu đều cao hơn mặt bằng chung toàn quốc, nhưng Hà Nội luôn về đích trước hạn và luôn giữ vị trí lá cờ đầu trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thành quả đó có được là nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo bài bản xuyên suốt từ cấp ủy chính quyền, tới sự vào cuộc mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân vì thắng lợi chung của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Năm 2023 chương trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Đó là sự bứt phá cả về số lượng và chất lượng trong đánh giá chấm điểm nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Đây chính là những dấu ấn đậm nét mà chương trình số 04 về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 – 2025', có được trong năm 2023.

Những ngày Tết Nguyên đán đang cận kề, sắc Xuân của những chậu bưởi, cành đào, cây quất... đang bao phủ khắp phố phường Thủ đô Hà Nội. Mỗi dịp tết đến, nhu cầu về hoa, cây cảnh chơi tết luôn tăng đột biến. Bên cạnh những vùng hoa truyền thống như Đào Nhật Tân, Quất Quảng Bá, hiện nay Hà Nội có rất nhiều vùng trồng những sản phẩm hoa đặc trưng cho ngày tết để cung cấp ra thị trường, sẵn sàng để phục vụ cho người dân Thủ Đô. Những cánh đồng hoa rực rỡ sắc màu luôn đông đúc người mua, bán khiến làng quê thêm phần sôi động.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng hoa giúp bà con mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, trồng hoa theo vùng tập trung, quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, trở thành các làng nghề hoa cho thu nhập càng cao hơn, mội số mô hình có thu nhập vượt trội, giúp thay đổi bộ mặt nông thôn tại các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, việc mở rộng các vùng trồng hoa không hề dễ dàng trước áp lực đô thị hóa và đòi hỏi kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư cao cần có các giải pháp hỗ trợ để phát triển bền vững, lâu dài.

Mỗi dịp Tết đến, nhu cầu các mặt hàng nông sản truyền thống sẽ tăng một cách đột biến, là một trong những huyện có nhiều sản phẩm nông nghiệp phục vụ tết, huyện Quốc Oai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất để đưa các sản phẩm nông sản cung cấp cho thị trường Thủ Đô và các tỉnh. Trong đó đặc biệt chú trọng các sản phẩm OCOP, các sản phẩm phục vụ cho dịp tết truyền thống. Để đảm bảo nguồn cung và giúp người dân có thể tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản truyền thống, các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP, huyện Quốc Oai đã lên phương án và kế hoạch sản xuất để các mặt hang này có thể cung cấp ra thị trường đảm bảo số lượng và chất lượng