Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 3) – Hữu Mai

Với tầm quan trọng của chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân lên Cao Bằng để cùng bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là sự xuất hiện chỉ đạo, động viên bất ngờ của Bác. Do vậy, trong suốt hơn 52 giờ, quân và dân ta đã chiến đấu ở trận đầu Đông Khê. Dù quân ta có tổn thất nhiều, song quân Pháp bị đánh bất ngờ và tỏ ra hoang mang khiếp sợ.

User
Ý KIẾN

Là một tay ngang trong văn đàn Việt Nam, không theo văn chương từ sớm nhưng các tác phẩm của Nguyễn Nhuận Hồng Phương luôn được công chúng đón nhận và yêu mến. Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' của nhà văn là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của đội ngũ những người cầm bút Vĩnh Phúc sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh và tách Hội Văn học nghệ thuật.

Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, liên minh chiến đấu chung một chiến trường bền chặt. Các đồng chí trong Ban cán sự Việt Nam kết nối và giúp đỡ Trung Lào như lời Bác Hồ đã căn dặn. Nhóm Tân và Hòa ở ven bìa rừng, hàng ngày làm nương rẫy cùng dân bản, rồi cả hai được già bản tốt bụng đưa về nhà gặp các thanh niên trong bản để tuyên truyền, vận động. Từ đây, Tân cũng gặp Noong Kẹo và nên duyên với cô.

Sau một thời gian được chăm sóc và chữa bệnh tích cực, sức khỏe của Hoàng Tân đã có tiến triển. Dù vẫn phải gắng gượng dậy nhưng khi họ hàng, làng xóm, đồng đội tới thăm, ông đều nắm chặt tay, hỏi han từng người. Gặp lại anh em, ông không quên dãi bày suy nghĩ của mình, hỏi han tình hình của cậu em nuôi Văn Lân - người đồng đội bị bắt giam cùng ông tại đồn Quảng Bá.

Quân Pháp biết rõ vai trò và ảnh hưởng của Hoàng Tân nên chúng đã tung các lực lượng truy lùng, treo thưởng hàng vạn đồng tiền Đông Dương cho những ai bắt được ông. Tuy đã cảnh giác và được nhân dân che chở nhưng do hoạt động ngay trong vòng vây của chính quyền thực dân, Hoàng Tân đã 7 lần bị bắt và lần nào cũng bị tra tấn dã man.

Được tin có lính về vây bắt, chú Ba trốn ra sau nhà, mượn xe đạp đưa Hoàng Tân đi trốn. Không bắt được Tân, chúng bắt ông Quân và cô Xuân giải về đồn Liễu Giai giam giữ và tra hỏi về tội nuôi giấu Việt Minh nhưng chúng không lấy được bất cứ lời khai nào từ họ nên đành thả về.

Bãi sậy Tứ Tổng là căn cứ, pháo đài của quân dân huyện Trấn Tây nói chung, của tự vệ, du kích và nhân dân Tứ Tổng nói riêng, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền và nhân dân.

Đinh Sơn được giao nhiệm vụ vận dụng nghiệp vụ biện pháp vừa học cắm sâu tại vực ven đê Tứ Tổng, Nhật Tân, Yên Phụ. Ngay sau đó, anh đã trở về quê và xin giấy thông hành, tuy nhiên điều này không dễ dàng gì với những người mới hồi cư về như anh.

Hoàng Tân bị bắt với lý do là Việt Minh chống lại mẫu quốc. Anh bị áp giải về đồn Quảng Bá và liên tục bị tra hỏi về hoạt động của lãnh đạo Việt Minh. Cũng tại đây, Tân gặp Lân, nhưng cả hai đều tỏ ra không quen biết nhau.

Cuộc chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô và các đơn vị tự vệ trong 60 ngày đêm đã tiêu diệt 2.000 quân địch, đập tan mưu đồ đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp, tạo điều kiện cho các cơ quan trung ương rút lên chiến khu an toàn và nhân dân sơ tán sang vùng tự do, bảo toàn lực lượng.

Không khí chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược tại Tứ Tổng diễn ra vô cùng khẩn trương, sôi nổi. Là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm của vành đai đỏ ở ngoại thành Hà Nội - Tứ Tổng được chia là hai khu quân sự và mỗi khu có một nhiệm vụ khác nhau sao cho phù hợp với tình hình kháng chiến.

Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 thắng lợi trọn ven, đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào. Sự kiện lịch sử được chọn diễn ra tại vườn hoa Ba Đình và ông Phạm Văn Khoa - cán bộ Việt Minh được giao phụ trách chuẩn bị nhiệm vụ quan trọng này.

Sau ngày giặc Pháp chiếm được Hà Nội và dựng lên chính quyền tay sai, chúng ráo riết xây dựng vành đai kiên cố bảo vệ nội thành, bày nhiều âm mưu dò la hoạt động của Việt Minh quanh Tứ Tổng. Hoàng Tân và các cán bộ chủ chốt Tứ Tổng cần chủ động biết trước mưu kế của địch.

Quán triệt nhiệm vụ cấp trên giao, Hoàng Tân cùng cán bộ lãnh đạo hội đi tuyên truyền và phát triển hội viên, tiến tới thành lập tổ chức cứu quốc Tứ Tổng. Hội viên hoạt động bí mật, thường xuyên đi rải truyền đơn tuyên truyền vai trò của Việt Minh, xây dựng cơ sở.

Trước Cách mạng tháng Tám, tại Tứ Tổng có nhiều xưởng mộc của người Pháp, Nhật, Việt. Nơi đây thu hút hàng nghìn công nhân đến làm. Nhiều cán bộ Thành ủy, Xứ ủy đã thâm nhập, vận động cách mạng tại Tứ Tổng. Tại đây, Hoàng Tân là thợ xẻ khỏe mạnh, thông minh, tháo vát luôn được mọi người yêu quý.

Qua tiểu thuyết 'Tứ Tổng', nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Nghiệp đã giúp cho độc giả sống lại thời khắc đầy cam go của 77 năm về trước, khi người dân Tứ Tổng cùng đội du kích đưa 1.200 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô và toàn bộ vũ khí vượt qua sông Hồng an toàn lên chiến khu tiếp tục chiến đấu.

Bình đã trở lại khu phố nhà binh sau một thời gian đi xa. Anh cảm thấy mọi thứ thay đổi đến nao lòng khi nhà nhà, người người mở quán; băng rôn, biển hiệu đua chen; nhà cao tầng thay thế các căn hộ tập thể chật hẹp. Cuộc sống của gia đình Nam và Thảo cũng như những người trên phố nhà binh liệu có như anh tưởng tượng?

Mặc dù Hùng đã vùi đầu vào công việc, tìm đến rượu, những cuộc tình khoảnh khắc, nhưng anh không thể quên được hình bóng của Thảo. Hai tháng nằm viện vì vết thương cũ trong chiến tranh tái phát đã giúp anh suy nghĩ, chiêm nghiệm.

Thảo ngày càng tỏ ra dửng dưng với mọi chuyện, từ việc con cái, công việc đến quan hệ vợ chồng. Linh cảm thấy vợ đang có điều bất ổn, Nam đã bố trí một buổi picnic để tìm lại kỷ niệm của hai vợ chồng.

Trong buổi sáng đi cùng vợ lên phía nam cầu Thăng Long tìm đất, lúc đi qua khách sạn Xuân Hồng, Lãm nhìn thấy Hùng và Thảo. Không thể bỏ qua, anh tìm cách mời Hùng xuống sảnh để cảnh cáo anh ta về tội quyến rũ vợ người khác.

Buổi khánh thành ngôi nhà ba tầng của vợ chồng Nam Thảo là một sự kiện đáng kể trong phố nhà binh. Khách khứa tham dự ai cũng ăn vận lịch sự, hân hoan chúc mừng, trong đó có Sáu Hùng xuất hiện với bộ comple giản dị.

Hai tháng thực hiện nốt hợp đồng cây mía đối với Lãm qua rất nhanh. Những ngày này Lãm chỉ lấy làm lệ, đầu óc anh chỉ tập trung vào tìm tòi những vườn mía. Những mảnh đất mỡ màu nhằm thực hiện ước mơ ông chủ của những vườn mía và lò đường đã ấp ủ từ lâu trong anh.

Loan đưa Sáu Hùng - Tổng Giám đốc hãng điện tử Việt Nam đến gặp Thảo để bàn cụ thể về việc thuê mặt bằng ngôi nhà của vợ chồng chị. Thoạt nhìn, Thảo chợt rùng mình vì anh ta rất giống gã tỷ phú Việt kiều thô bạo.

Mùa đông trôi qua cũng là mùa gặt hái lợi nhuận thuốc lào của Lãm. Nhận thấy tầm quan trọng của thứ thuốc này với đồng bào miền núi, anh tạm biệt vợ con, dùng toàn bộ số tiền gần chục triệu kiếm được từ cây mía lên tàu xuôi sang Tiên Lãng buôn thuốc lào.

Sau bao năm nhọc nhằn nơi đất khách, Thảo đã tích góp được một số tiền khá lớn. Cô dự tính với chồng sau khi quà cáp cho cơ quan tổ chức, gia đình bè bạn hai bên sẽ dành một khoản để đầu tư xây cất nhà cửa cho thuê làm văn phòng, còn lại đầu tư vào buôn bán kinh doanh.

Thảo đã trở về Hà Nội trong tiết trời rạo rực chớm hè. Sự trở về của chị đã trở thành một ngày hội đối với những người trong khu phố lính. Nó không chỉ đơn thuần hàm nghĩa đoàn tụ thông thường mà hơn thế sự trẻ trung, đẹp đẽ và nguyên vẹn ở nơi chị mới khiến mọi người xúc động nhất.

Cuộc đời bươn chải của Lãm đã trải qua vô số nghề, giờ đây anh chọn đi buôn mía. Vốn thích mía nên anh có thể thẩm định chất lượng mía như thế nào chỉ qua vỏ ngoài và thân cây mía. Nhờ vậy, Lãm đã có được một lượng khách hàng đông đảo và đều đặn.

Hàng tháng, Thảo vẫn luôn gửi thư và hàng đều đặn. Cô vẫn không bị cuộc sống phương Tây làm mất đi sự đức hạnh, đoan chính của mình. Tuy nhiên, có một lần Thảo vô tình thả mình vào một cuộc chơi đầy cạm bẫy mà không hề hay biết.

Cuộc sống nghiệt ngã và sự sống của cả gia đình đã khiến Lãm phải lên biên giới đi buôn. Thoạt đầu, đi theo bậc đàn anh, Lãm hoàn thành khá tốt công việc, cho đến lúc anh không chịu nổi sự khinh thị của Loan và Hùng khi họ gọi anh là dân đầu đường xó chợ.

Nếu như không có người bạn đặc công cùng tiểu đội tìm về chăm sóc thì Lãm đã chết với cơn ác mộng 'viên đá 10 tỷ đồng'. Sau nửa tháng, khi Lãm đã hồi tỉnh, được sự giúp đỡ của người bạn, anh lên biên giới tìm vợ con và đưa cả nhà về Hà Nội.

Một người đàn bà giàu có xuất hiện tìm Nam và Bình để cảm ơn vì đã cứu cha con cô khỏi đạn của người lính vào cuối tháng 4/1975. Đặc biệt, cô muốn Nam thuyết phục Bình vào Sài Gòn sinh sống, nhờ anh trông nom hộ căn nhà đang trống của mình.

Thấm thoát đã hơn một năm Thảo xa nhà, kể từ đó ngày nào Loan cũng vào nấu nướng, chăm sóc cho bố con Nam. Thấy cảnh gà trống nuôi con nên Loan muốn ở bên cạnh an ủi anh và thậm chí muốn lấp đầy khoảng trống chị gái mình để lại trong căn nhà.

Sau khoảng hơn ba tháng làm việc đào đất cho người bạn tù của Dũng, Lãm cảm thấy kiệt sức, nhục nhã vì bị bóc lột sức lao động và triền miên sống trong cảnh dối trá, lừa lọc lẫn nhau. Mặc dù le lói ý nghĩ bỏ đi nhưng nghĩ đến vợ con, Lãm lại không thể rời bỏ 'vương quốc' tàn bạo, bẩn thỉu này.

Sự xuất hiện bất ngờ của Dũng - một tướng cướp mang tiền án, đã làm dòng đời Lãm xoay chuyển ít nhiều sang hướng khác. Hắn giới thiệu và cho Lãm vốn làm ăn ở mỏ đá đỏ Quỳ Châu. Lãm để vợ đưa con về quê và bắt đầu một công việc mới đầy nguy hiểm và tham vọng.

Sau khi cho người đàn bà xa lạ ăn ở nhờ một đêm, sáng hôm sau, cô ta đã biết mất cùng hơn một triệu đồng của hai cha con Nam và chiếc vali hàng mới nhận về. Nhưng ngay sáng hôm ấy, Lãm đã trả lại cho Nam toàn bộ số tiền và đồ đạc mà mụ vợ anh đã ăn cắp nhằm giữ lại sự trong sạch cho bản thân.

Cô vợ của Lãm đến gõ cửa nhà Nam vào một đêm mưa gió. Cô ta ranh mãnh đánh vào lòng trắc ẩn của anh để xin ăn và ngủ nhờ. Nam nhẹ dạ đồng ý. Trong đêm đó, đứng giữa ngưỡng cửa của dục vọng và sự thủy chung, Nam sẽ hành động như thế nào?

Từ ngày Thảo vắng nhà, Nam bị chứng mất ngủ, điều mà từ trước đến nay anh chưa từng mắc phải. Một vài cô kỹ sư, nhân viên thấy anh hay phải lủi thủi đã tìm cách tiếp cận, nhưng chưa một dáng hình phụ nữ nào khiến anh bận tâm, bởi anh vẫn luôn cảm nhận được sự nồng nàn, yêu thương của Thảo qua từng lá thư. Sự sống, niềm vui, nỗi buồn của hai cha con gắn liền với những lá thư sẽ diễn ra như nào?

Từ ngày Thảo đi xuất khẩu lao động, cuộc sống của hai bố con Nam đỡ chật vật hơn. Nhưng sự thiếu vắng người vợ, người mẹ trong một gia đình thì không gì khỏa lấp được. Nam không khỏi xót xa và đôi lúc anh cảm thấy hối hận bởi con cái không thể thiếu vắng mẹ.

Thảo lấy hết can đảm nói với Nam việc cô đã quyết định ghi tên đi lao động sang Đức và mong Nam đồng ý. Thông báo đột ngột của vợ đã khiến anh mất cân bằng phương hướng.

Nam và Thảo - hai người lính đã bước ra khỏi chiến tranh với một tình yêu đẹp và một gia đình hạnh phúc. Nhưng khi trở về với cuộc sống đời thường, đối diện với những thay đổi chóng mặt của cơ chế, họ sẽ xoay xở ra sao?

Tiểu thuyết 'Phố' viết về cuộc sống của những người lính thời hậu chiến, cuộc sống của người Hà Nội giai đoạn đầu đổi mới. Cuốn sách đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình 'Người Hà Nội' năm 1996.

Trong những ngày cùng các diễn viên hăng say cuốc, rải đá, góp sức làm đường kéo pháo, Đỗ Nhuận đã cho ra đời ca khúc bất tử 'Giải phóng Điện Biên' với niềm tin, quân đội ta chắc chắn sẽ toàn thắng.

Từ trận địa Him Lam, Đỗ Nhuận cùng Trần Ngọc Sương, Nguyễn Tiếu theo đường giao thông hào về nhận nhiệm vụ mới. Vừa bước chân về đoàn, gương mặt anh em còn đen nhèm khói súng nhưng nhiệm vụ phía trước đã kêu gọi thì phải triển khai ngay.

Trận chiến kết thúc, Đỗ Nhuận không kìm nổi xúc động khi nhìn thấy dáng vẻ của các đồng đội trở về với khuôn mặt nhuốm máu, miệng cười như khóc cho sự anh dũng của các chiến sĩ đã hy sinh. Cảm xúc trước chiến thắng oanh liệt của trận mở đầu, tại căn hầm, bài hát mang tên 'Chuyển đổi Him Lam' đã ra đời.

Mưa đạn của địch cứ từng cơn rơi xuống, cả Him Lam và Mường Thanh rung chuyển trong tiếng nổ dồn dập của đạn pháo, nhiều hầm hào sụp đổ. Sở chỉ huy phân khu Bắc bị đánh tơi tả. Bộ đội ta không ngừng xông pha, đặc biệt phải kể đến anh hùng Phan Đình Giót.

Sau ngày cưới ít hôm, Đỗ Nhuận lại khoác balo trở về đơn vị ở Đại Từ và nhận lệnh tham gia chiến dịch ở Trần Đình. Còn Túc, nếu đúng theo tập tục sẽ về ở với mẹ Đỗ Nhuận làm con dâu chăm sóc mẹ già, vườn tược nhà chồng. Nhưng do còn đang kháng chiến và Túc còn trẻ nên cô xung phong vào các đoàn dân công phục vụ hỏa tuyến.

Túc và Đỗ Nhuận bén duyên với nhau. Ban đầu là sự rung động qua lời ca, tiếng hát, sau này là sự cảm mến vì đối phương là người chân phương, không trọng hình thức. Đám cưới của cả hai được tổ chức vào mùa đông lạnh cắt da, cắt thịt năm 1953.