Hơn 190 trường đại học đã công bố điểm chuẩn
Đến chiều 18/8, hơn 190 trường đại học đã công bố điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
Đã có 190 trường đại học công bố điểm chuẩn
Trong số này, hầu hết tính theo tổng điểm ba môn thuộc tổ hợp, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Với cách tính này, dẫn đầu về điểm chuẩn đang là ngành sư phạm Văn, sư phạm Sử của Đại học Sư phạm Hà Nội ở tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa).
Theo sau là ngành Trung Quốc học của Học viện Ngoại giao và ngành quan hệ công chúng của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, với lần lượt 29,2 và 29,1 điểm, cũng ở tổ hợp này.
Đại học Bách khoa Hà Nội cũng có mức điểm dao động từ 21 - 28,53 điểm, cao nhất là chương trình khoa học máy tính hơn 9,51 điểm/môn. Năm ngoái điểm chuẩn chương trình khoa học máy tính cũng dẫn đầu với 29,42 điểm.
Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng công bố điểm chuẩn dao động từ 24,92 - 28,89 điểm, thí sinh phải đạt hơn 8 điểm/môn mới đỗ ngành thấp nhất. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là giáo dục tiểu học 28,89 điểm, tương đương 9,63 điểm/môn; kế tiếp là nhóm ngành sư phạm ngữ văn, lịch sử, lịch sử và địa lý 28,76 điểm.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) lấy điểm chuẩn vào ngành quan hệ công chúng, báo chí ở mức trên 29 điểm, tổ hợp C00, thí sinh phải đạt điểm gần tuyệt đối tất cả các môn.
Trường Đại học Ngoại thương có điểm chuẩn tương đối đồng đều. Ngành có mức điểm cao nhất là 28,5 của tổ hợp gốc D01 đối với ngành ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành tiếng Trung thương mại. Tiếp theo là mức điểm 28,1 của tổ hợp gốc A00 đối với nhóm ngành kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn và marketing; mức điểm 28,0 của tổ hợp A00 đối với nhóm ngành kinh tế và kinh tế quốc tế.
Có bảy ngành trên tổng số 15 ngành của trường có mức điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 từ 28 điểm trở lên, 95% chỉ tiêu có ngưỡng điểm trúng tuyển trên 27 điểm.
Hầu hết các ngành năm nay đều tăng điểm chuẩn. Mức tăng ít hơn ở các ngành, trường tốp đầu vốn đã có điểm chuẩn cao từ năm ngoái và tăng mạnh hơn ở các ngành, trường tốp trung. trong đó các ngành sư phạm, công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, báo chí là các ngành tiếp tục có điểm chuẩn cao chót vót. Theo đánh giá ngành nghề nổi bật nhất và dẫn đầu xu hướng trong mùa tuyển sinh năm 2024 là sư phạm
Điểm chuẩn đại học 2024 có xu hướng tăng cao
Nhận định về điểm chuẩn của các trường đại học năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng: điểm chuẩn vào các trường đại học top trên và các ngành nghề top trên của các trường đại học có thể đạt trên 25 điểm. Các trường đại học top trung bình, điểm chuẩn sẽ dao động từ 20 - 24, phần còn lại là mức điểm chuẩn từ 15 - 20.
Điểm chuẩn của Đại học Y Hà Nội trong ba năm qua đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong năm 2024, dù chưa được công bố chính thức, nhưng khối C và D01 vào ngành tâm lý học sẽ rất cạnh tranh; ngành y khoa, răng - hàm - mặt dự báo tăng so với năm ngoái.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Đại học y Hà Nội chia sẻ: “Hiện nay, nhà trường đang cân nhắc về quyết định mức điểm chuẩn của các ngành truyển sinh năm nay. Nhìn chung, phổ điểm năm nay cao hơn năm ngoái và tất cả các ngành đều có điểm đầu vào cao hơn từ 0,5 điến 1 điểm. Những ngành cạnh tranh nhất như y khoa, răng hàm mặt, y khoa phân hiệu Thanh Hóa,…đều là những ngành có điểm đầu vào năm nay rất cao. Ví dụ, điểm đầu vào ngành bác sĩ y khoa tại Đại học y Hà Nội năm nay cao hơn năm ngoái nằm trong khoảng từ 28 điểm trở lên.”
Việc điểm chuẩn đại học năm nay tăng là điều đã được dự báo trước ngay khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT khi đề thi năm nay được coi là tương đối “dễ thở”. Phân tích trên dữ liệu điểm các môn thi cho thấy tỷ lệ thí sinh đạt điểm giỏi, tức từ 8 điểm (riêng môn Ngữ văn tính từ 7 điểm do tính đặc thù) ở hầu hết các môn đều tăng so với năm 2023.
Điểm chuẩn trúng tuyển đại học nhiều trường top, ngành hot rất cao, đơn cử như điểm chuẩn ngành ngôn ngữ Trung Quốc - chuyên ngành tiếng Trung thương mại của Trường Đại học Ngoại Thương là 28,5 điểm. Điều này đồng nghĩa với việc, thí sinh phải đạt 9,5 điểm/môn mới có thể đỗ.
TS. Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng quản lý đào tạo - Trường Đại học Ngoại Thương cho hay: “Với việc sử dụng phương thức xét tuyển có sử dụng điểm thi THPT và năm nay điểm chuẩn của các ngành tăng nhẹ so với năm 2023. Ngành có mức điểm chuẩn cao nhất là ngành ngôn ngữ Trung chương trình tiếng Trung thương mại với số điểm là 28,5. Đây là ngành có ngưỡng điểm hàng năm cao do nhu cầu học tập của các bạn theo ngành này ngày càng tăng cao. Mức điểm cao tiếp theo rơi vào các nhóm ngành quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản trị khách sạn marketing, kinh tế và kinh tế quốc tế. Nhìn chung, hầu hết các ngành của trường đều có ngưỡng điểm trúng tuyển từ 27 điểm trở lên, chiếm khoảng 95% tổng chỉ tiêu toàn bộ của nhà trường.”
Năm 2024 cũng là năm ghi nhận nhiều kỷ lục về điểm thi tốt nghiệp THPT khối C. Xét điểm từng môn thi, điểm thi trung bình môn Ngữ văn năm nay tăng 0,37 điểm so với năm 2023. Trong khi đó môn Lịch sử tăng 0,54 điểm và Địa lý tăng 1,04 điểm. Như vậy chỉ tính riêng điểm trung bình, tổng điểm khối C năm 2024 đã tăng 1,95 điểm so với năm trước. Do đó, thí sinh phải đạt hơn 9,76 điểm/môn mới đỗ sư phạm lịch sử, ngữ văn; hơn 9,66 điểm/môn mới đỗ ngành quan hệ công chúng, báo chí.
Điểm chuẩn tăng cao, học sinh lo lắng trượt đại học
Trên mạng xã hội Facebook, trong các hội nhóm và diễn đàn học tập, nhiều thí sinh cho biết, dù điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay khá cao nhưng các em này đều trượt tất cả các nguyện vọng. Dù điểm chuẩn tăng đã được dự báo từ trước, nhưng việc một số ngành tăng mạnh vẫn khiến các thí sinh không khỏi bất ngờ.
Đây đã là năm thứ hai thi lại đại học của bạn N.T.H. Dù đã chọn một ngôi trường vừa sức với mình, nhưng điểm chuẩn năm nay tăng, lại khiến em không may trượt nguyện vọng một vào đại học. Hiện giờ, em đang chờ đợi hy vọng mình sẽ đỗ ở các nguyện vọng tiếp theo.
Em N.T.H – Phường Cát Linh, Đống Đa chia sẻ: “Năm ngoái em có đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Kinh tế quốc dân, khoa luật và trường Đại học Ngoại thương nhưng mà có lẽ nó quá sức với em. Em đã trượt tất cả nguyện vọng của mình. Năm nay em quyết định thi đăng ký xét tuyển lại và em đăng ký nguyện vọng của khoa luật, Đại học Thủy lợi. Nhưng mà chiều qua, sau khi biết điểm chuẩn, em đã rất buồn vì em đã trượt nguyện vọng vào ngôi trường mà em đã mong ước trong năm nay và em thực sự không biết nếu mà các nguyện vọng khác đều trượt thì em sẽ phải làm thế nào.”
Điểm chuẩn tăng mạnh khiến nhiều thí sinh không đủ điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT ở đợt một. Nếu trong đợt xét tuyển chính thức, thí sinh trượt ở tất cả các nguyện vọng đã đăng ký sẽ vẫn còn cơ hội ở đợt xét tuyển bổ sung. Lúc này, các thí sinh cần tìm hiểu thông tin xét tuyển bổ sung ở các trường đại học để tìm ra sự lựa chọn phù hợp với mình nhất.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung – Giảng viên cao cấp Học viện báo chí tuyên truyền cho hay: “Có thể các em nên nhanh chóng triển khai để đi học vào bất cứ trường nào nếu mà điểm chuẩn của các em đạt nhằm không để phí mất kết quả học tập của mình, phí mất thời cơ. Nếu chúng ta không đăng ký kịp thời vào những trường ở điều kiện cho phép, khả năng mình được đỗ thì sẽ lỡ mất cơ hội vì không đúng thời gian, đúng quỹ đạo của nhóm trường quy định.”
Kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 sắp tới cũng sẽ có nhiều điểm mới. Vậy nên, đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều thí sinh lo lắng khi trượt nguyện vọng. Quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành muộn nhất vào tháng 11.
Những lưu ý sau khi biết điểm chuẩn đại học năm 2024
Sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, thí sinh có thể kiểm tra kết quả trúng tuyển bằng cách đối chiếu điểm thi, nguyện vọng với điểm chuẩn của ngành và trường đã đăng ký. Để chắc chắn, thí sinh cần theo dõi danh sách trúng tuyển.
Nếu đạt điểm chuẩn, thí sinh cần xem danh sách trúng tuyển của trường đã có tên mình hay chưa để biết kết quả chính thức. Thí sinh có thể tra cứu theo hướng dẫn của từng trường (thông thường sẽ sớm hơn) hoặc đợi hiển thị kết quả trên hệ thống xét tuyển.
Thí sinh cần xác nhận nhập học trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chậm nhất 17h ngày 27/8, tất cả thí sinh trúng tuyển phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung. Nếu bỏ qua bước này và không có lý do chính đáng, thí sinh bị hủy kết quả.
Từ 28/8, các trường chưa đủ chỉ tiêu có thể tuyển bổ sung. Thí sinh chưa trúng tuyển, nếu có nhu cầu đăng ký, cần theo dõi các trang thông tin của trường và làm theo hướng dẫn.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.
Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.
Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Sáng 16/11, Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2024 - 2025. Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tới dự.
Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.
Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Ngày 15/11, quận Tây Hồ tổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành GD&ĐT quận năm 2024.
Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu chào mừng kỉ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.
Sáng qua, 15/11, trường phổ thông Hermann Gmeiner, Hà Nội - ngôi trường mang tên người sáng lập ra Làng trẻ em SOS đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.
Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), huyện Đan Phượng tổ chức biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, những nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục huyện năm 2024.
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt các nhà giáo, đại diện cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Chiều 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ tổng kết cuộc thi "Sáng tác ca khúc dành cho học sinh" nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, với sự tham dự của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, lãnh đạo một số vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Trong không khí hân hoan chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay, 15/11, trường THCS Thái Thịnh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, đón nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND Thành phố Hà Nội.
Sáng 15/11, quận Hà Đông tổ chức 70 năm Ngày truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dự lễ kỷ niệm có nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngành giáo dục có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh nghề dạy học và tri ân các nhà giáo, tạo không khí thi đua, phấn khởi cho học sinh và đội ngũ nhà giáo.
Những năm gần đây, Hà Nội đang thực hiện triển khai mô hình trường học xanh, qua đó, đưa ra những bài học về tiết kiệm năng lượng, phát triển không gian xanh, giảm thiểu rác thải.
Tiếng Nga hiện đang được dạy ở gần 40 cơ sở giáo dục của Việt Nam, từ bậc THPT đến đại học và nhiều nhất là trong các học viện của quân đội, dù tiếng Nga hiện không còn chiếm vị trí số một trong số các ngoại ngữ được người Việt Nam chọn học.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang tích cực triển khai lồng ghép giáo dục STEM, bước đầu tạo chuyển biến trong dạy và học tại các nhà trường.
Tối qua 12/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp công nghệ và tổ chức cuộc thi "Tài năng sinh viên IT". Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình đào tạo, phát triển và tìm kiếm tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Học viện.
Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.
Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.
Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.
Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.
Các trường học ở Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11/2024). Sự kiện không chỉ tạo sân chơi bổ ích mà còn khơi dậy tinh thần học tập, nghiên cứu pháp luật trong học sinh.
Sáng nay, 11/11, vòng chung kết Cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại Phân viện Puskin, Hà Nội.
Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội,Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhân Mỹ học đường, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Bộ môn Hán Nôm Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học "Hoạt động đào tạo Hán Nôm và Thư pháp ngoài công lập".
Sáng 10/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1954-2024).
"Hành khúc học sinh Thủ đô" là hoạt động hưởng ứng Lễ hội thiết kế sáng tạo của TP và thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời tăng cường giáo dục thẩm mỹ, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.
7h30 sáng nay 10/11, tại khu vực Tượng đài 'Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh', đoàn 30 khối học sinh thuộc 30 quận, huyện, thị xã diễu hành cổ động qua vườn hoa đền Bà Kiệu, đường phố Lê Thạch, phố Đinh Tiên Hoàng, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Hoạt động này nhằm ôn lại hành trình 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của ngành giáo dục Thủ đô, đồng thời tôn vinh những thành tích đáng tự hào đã đạt được.
Diễn ra vào ngày 10/11 tại khu vực Tượng đài "Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh", đoàn 30 khối học sinh 30 quận, huyện, thị xã sẽ diễu hành cổ động tại vườn hoa đền Bà Kiệu, đường phố Lê Thạch, phố Đinh Tiên Hoàng, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Sau gần một tháng áp dụng Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành quy định: "Học sinh không được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác khi đang học tập trên lớp, trừ khi phục vụ cho học tập và được giáo viên cho phép". Từ những nỗ lực ban đầu đến nay dần hình thành thói quen học đường mới, việc hiện thực hóa thông tư đã từng bước cải thiện tình trạng học sinh xao nhãng do lạm dụng điện thoại, cũng như xây dựng môi trường học tập hiệu quả.
Trên cơ sở đề xuất của trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chọn chủ đề cho cuộc hội thảo cấp Quốc gia lần thứ 1 là “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển”. Sự kiện khoa học này không chỉ là một hành trình trở lại mà còn là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, hết lòng vì giáo dục và mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Sáng ngày 7/11, trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam (VCI) tại TP Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phương án thi mới với nhiều điều chỉnh so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và các năm trước đó.
Mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vẫn còn tình trạng trường học chưa đạt chuẩn, điểm trường phân tán, có phường còn không có trường nào trên địa bàn.
Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds vừa công bố bảng Xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Trong đó, Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học lọt vào danh sách này.
Từ năm 2025, học sinh có giấy chứng nhận nghề (được cấp trong thời gian học THPT) sẽ không được cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT như các năm trước.
Chiều 6/11, Thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội, phong trào thanh niên khối trường học năm học 2023-2024 và tuyên dương các “Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu” cấp thành phố năm 2024.
Sinh viên là những người có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, để ý tưởng được thực hiện, cần sự đồng hành, khơi gợi, giúp đỡ của các trường đại học.
0