Họp Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng chí đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo dự cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về: Kết quả chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 21 đến nay; kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định và định giá tài sản trong giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; tình hình, kết quả thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước phát triển mới

Về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ sau Phiên họp thứ 21 (tháng 1/2022) của Ban Chỉ đạo đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh, có bước phát triển mới. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt, hiệu quả, có bước chuyển biến mới, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 2.474 vụ/4.646 bị can, truy tố 2.157 vụ/4.564 bị can, xét xử sơ thẩm 2.198 vụ/4.620 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế (trong đó về tham nhũng đã khởi tố mới 414 vụ án/939 bị can). Đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 10 vụ án/37 bị can; đã kết thúc điều tra 16 vụ án/248 bị can, kết luận điều tra bổ sung 08 vụ án/148 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 13 vụ án/122 bị can; xét xử sơ thẩm 10 vụ án/101 bị cáo; xét xử phúc thẩm 09 vụ án/66 bị cáo. Nhất là các Cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, khởi tố mới, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp xảy ra trong những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức 11 đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định trách nhiệm nêu gương. Ban Chỉ đạo tổ chức 8 Đoàn kiểm tra chuyên đề công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm và công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo...

Từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 67 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 7 Ủy viên Trung ương Đảng, 6 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng. Đặc biệt là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư cho thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đối với 3 Ủy viên Trung ương Đảng; các địa phương đã miễn nhiệm 1 Chủ tịch HĐND tỉnh, 2 Chủ tịch UBND tỉnh theo các quy định về miễn nhiệm, từ chức, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật. Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, có nhiều dư luận. Các cơ quan chức năng qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã chuyển 498 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó riêng ngành Thanh tra, Kiểm toán chuyển 325 vụ việc...

Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung để khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, tài chính, tín dụng, quy hoạch xây dựng, giám định, định giá tài sản,...

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở được đẩy mạnh, số vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý tăng cao so với những năm trước, các địa phương đã khởi tố mới 382 vụ án tham nhũng. Nhiều địa phương đã khởi tố cả Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở, như: Lào Cai, Phú Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ninh,... Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố đã đưa gần 400 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; các cơ quan tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 160.000 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác; các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 16.000 tỷ đồng...

Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án

Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, còn nhiều khó khăn nhưng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh có bước phát triển mới đi vào chiều sâu gắn kết chặt chẽ hơn giữa phòng, chống tham nhũng tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiêu cực ngày càng quyết liệt hiệu quả, tạo bước đột phá mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực phải làm quyết liệt và đồng bộ giữa "xây" và "chống", xây dựng, hoàn thiện thể chế để "bịt kín" những "kẽ hở", " lỗ hổng" với thực hiện các giải pháp phòng ngừa; giữa tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán để phát hiện tham nhũng tiêu cực với điều tra, truy tố, xét xử thi hành án; giữa kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự, quyết liệt đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, phải xử lý nghiêm minh các sai phạm theo đúng quan điểm, không có vùng cấm không có ngoại lệ bất kể đó là ai. Việc xử lý nghiêm nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm như vừa qua, trong đó có cả Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh và nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự là minh chứng rõ nhất. Kể cả đối tượng phạm tội đã bỏ trốn ra nước ngoài cũng phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử không thể thoát và chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực của Đảng càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đồng thời bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch xấu, chống đối, cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên là đấu đá nội bộ là phe cánh làm nhụt chí của những người khác.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp lâu dài. Cùng với việc phát triển đất nước và quá trình xây dựng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hành vi tham nhũng, tiêu cực sẽ ngày càng tinh vi phức tạp, khó lường hơn, không chỉ diễn ra trong nước mà đã vượt ra phạm vi quốc tế; không chỉ xảy ra trong khu vực Nhà nước mà ở cả khu vực ngoài Nhà nước; không chỉ có một vài cá nhân vi phạm mà đã có nhiều tập thể vi phạm, hình thành các nhóm lợi ích; không chỉ làm mất tiền, mất tài sản của Nhà nước mà còn mất nhiều cán bộ và làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì, không dừng, không nghỉ, quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, khẩn trương hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Thường trực Ban Chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu đến hết năm 2022 kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 11 vụ án; truy tố 9 vụ án; xét xử sơ thẩm 11 vụ án; xét xử phúc thẩm 03 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Nhất là hoàn thành xét xử một số vụ án trọng điểm: Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án Nha Trang Center 2, số 01 Trần Hưng Đạo, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Y tế, Công ty Dược Cửu Long và các đơn vị liên quan. Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Y tế Cần Thơ. Vụ án “Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại An Giang. Vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Chi nhánh Long Biên, Hà Nội. Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan;...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ đạo khẩn trương hoàn thành, kết luận kiểm tra đối với các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, hợp tác công tư, xã hội hóa, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng,…; khẩn trương hoàn thành thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm, kit xét nghiệm, thuốc chữa bệnh phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và các cuộc thanh tra chuyên đề khác theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, nhất là trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường phối hợp, thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý đối với những vụ án, vụ việc đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”. "Xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật đảng với xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, theo đúng nguyên tắc khẩn trương, rõ đến đâu, xử lý đến đó, không phân biệt người đó có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố điều tra và đã có kết luận có tội thì phải truy tố xét xử”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất bổ sung 3 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo gồm: Vụ việc sai phạm xảy ra tại Dự án Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học ở 423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội; vụ việc sai phạm trong cổ phần hóa tại Tổng Công ty Tín Nghĩa, Đồng Nai; vụ việc sai phạm xảy ra tại Dự án Khu dân cư Tân Thịnh tại xã đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

User
Ý KIẾN

Nhân dịp lễ Giáng sinh 2024, chiều 23/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024, Việt Nam tự hào mang đến những sản phẩm vũ khí quân sự công nghệ cao do chính các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23/12.

Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Cách đây 10 năm, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình hiện nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã góp phần không nhỏ lan tỏa nét đẹp của người lính Cụ Hồ đến với bạn bè quốc tế.

Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới.

Suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; luôn luôn là lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy và đáng tự hào của Đảng, nhà nước và nhân dân.

Dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành nội vụ trong sáng nay 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chúng ta phải lựa chọn được tinh hoa vào trong bộ máy hành chính công, những người thực tâm huyết, có đóng góp, có kinh nghiệm, có bản lĩnh.

Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, năm 2024 (đến ngày 15/11/2024), Bộ đã tiếp nhận và xử lý 1.516 đơn, trong đó có 502 đơn tố cáo, 238 đơn khiếu nại và 776 đơn kiến nghị phản ánh. Tất cả các đơn thư đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn theo luật định.

Bầu trời xanh rộng lớn mà chúng ta vẫn nhìn lên mỗi ngày không chỉ là không gian tự do, bình yên, mà còn là một mặt trận thiêng liêng, nơi những người lính Không quân Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền, gìn giữ sự bình an cho đất nước.

Tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm và sự phát triển của công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ có chính sách vượt trội hỗ trợ người chịu tác động của đợt tinh gọn, song lưu ý cần có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ có chính sách vượt trội dành cho khoảng 100.000 người chịu tác động của đợt tinh gọn này, song lưu ý khi sắp xếp bộ máy cần tránh “người tài xin nghỉ, người dở ở lại” và có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự, chỉ đạo Hội nghị.

Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ báo cáo, đề án liên quan tinh gọn bộ máy. Đây là thông tin được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình dự hội nghị.

Theo thông báo mới nhất từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội, từ 9h sáng nay 21/12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30.

Dự án tái hiện trọn vẹn hành trình "80 Năm hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam - Những mốc son lịch sử!" bằng công nghệ VR360 tiên tiến đã được giới thiệu tới công chúng trên không gian số, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 20/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong 80 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta cùng toàn dân đã anh dũng chiến đấu giành chiến thắng trước những cường quốc. Thắng lợi vang dội trong các cuộc kháng chiến đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học tự chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh bại quân xâm lược, từ đó phát triển nền công nghiệp quân sự Việt Nam với nhiều đặc trưng độc đáo.

Sáng nay, 20/12, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và tướng lĩnh quân đội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), Bộ Quốc phòng đã khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Nhiều chuyên gia và đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức và bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trên lĩnh vực này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 19/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông tin thêm về việc Việt Nam vừa tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028.

Chiều 19/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Trường hợp có yêu cầu đặc thù, Hà Nội và TP.HCM có thể xem xét, quyết định duy trì Sở Giao thông vận tải. Nếu Hà Nội và TP. HCM duy trì Sở Giao thông Vận tải thì có thể sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng.

Sáng nay, 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân - hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024, đã xuất hiện nhiều loại vũ khí Việt Nam hiện làm chủ công nghệ sản xuất, trong đó có các vũ khí thế hệ mới.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 là sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những phát triển chung của cộng đồng quốc tế.