Hợp xướng đa dạng, gắn kết tâm hồn
Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.
Hợp xướng đa dạng là dự án âm nhạc cộng đồng đầu tiên của Việt Nam quy tụ các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội, những người có chung tình yêu với âm nhạc. 70 thành viên là những người khuyết tật, trẻ em, người già, người LGBT được chọn từ 200 người tham gia thử giọng. Mỗi thành viên hợp xướng là một cá thể đặc biệt và duy nhất, nhưng tất cả cùng có chung một tình yêu với âm nhạc. Chính âm nhạc là chất keo kết nối, giúp mỗi người được sống đúng với con người mình, đồng thời hiểu và tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh.
Sinh ra trong một gia đình yêu nghệ thuật, từ nhỏ Lê Nguyễn Hà Ny đã dành phần lớn thời gian để theo đuổi đam mê âm nhạc. Năm 2008, Hà Ny lọt vào top 7 cuộc thi "Tìm kiếm tài năng âm nhạc Vietnam Idol". Năm 2009 cô tốt nghiệp Chuyên ngành Thanh Nhạc tại Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh. Năm 2014, Hà Ny nhận Huy hiệu chiến sĩ Trường Sa. Hà Ny tốt nghiệp xuất sắc Chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng tại Học viện quốc gia Âm nhạc Việt Nam vào năm 2019.
Tình yêu âm nhạc sâu sắc đã đưa Hà Ny đến với Hợp xướng đa dạng với vai trò là chỉ huy hợp xướng. Cô vừa là người chỉ huy dẫn dắt, vừa là người truyền cảm hứng cho các thành viên đến với các giai điệu âm nhạc.
Tham gia đoàn nghệ thuật tuổi vàng nhiều năm và là người dẫn dắt cho câu lạc bộ Văn thể mỹ Văn Phú Victoria, bà Giao Tiên đã giúp các chị em trong câu lạc bộ trở nên tự tin, vui vẻ lạc quan hơn, quên đi nỗi buồn tuổi xế chiều. Đặc biệt, ngay từ khi dàn Hợp xướng đa dạng được thành lập, bà Tiên đã trở thành một thành viên không thể thiếu khi vừa tham gia biểu diễn, vừa là người lo hậu cần cho cả đoàn.
Sinh năm 1976, do di chứng của chất độc da cam nên từ khi sinh ra cơ thể chị Lê Thị Lan Anh đã không bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhiều người đã nghĩ chị chắc không sống được bao lâu. Thế nhưng, chị Lan Anh đã chiến thắng số phận và không ngừng vươn lên, trở thành cô giáo dạy tiếng Anh. Hơn 20 năm qua, có biết bao học sinh đến học với chị, được chị dạy dỗ và truyền cảm hứng và nghị lực sống.
Ngoài thời gian dạy, chị Lan Anh lại tìm đến âm nhạc. Âm nhạc chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của chị. Chị đến với Hợp xướng đa dạng cũng chính bằng tình yêu âm nhạc của mình.
Dàn Hợp xướng đa dạng ra đời vào tháng 11 năm 2018, bắt đầu từ trăn trở xây dựng một dự án cộng đồng có thể thu hút nhiều thành phần tham gia để cùng chia sẻ mối quan tâm chung, niềm hứng khởi hay hoạt động ý nghĩa, tạo sự gắn kết và chia sẻ. Và ngôn ngữ chung để quy tụ mọi người chính là âm nhạc.
Hàng tuần, các thành viên của dàn Hợp xướng gặp nhau vào thứ bảy để luyện tập. Âm nhạc đã giúp mỗi người thể hiện chính mình, đồng thời hiểu và tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh và gắn bó chặt chẽ. “Mỗi chúng ta là một nốt nhạc, cùng với nhau chúng ta tạo nên bản nhạc” là điều mà mỗi thành viên nhận ra khi cùng tạo nên hợp xướng. Những ngày đầu, Hợp xướng đa dạng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu tổ chức, khâu tập luyện… tất cả đều bỡ ngỡ. Thế nhưng, tình yêu âm nhạc và mong muốn tạo ra một thế giới bình đẳng đã giúp họ vượt qua tất cả.
Cộng đồng hát cùng ukulele là một dự án âm nhạc mà Hà Ny vừa triển khai ở Hợp xướng đa dạng. Với dự án, các thành viên được tập luyện với dụng cụ âm nhạc mới mẻ, đó là chiếc đàn ukulele. Đàn ukulele là một trong những loại đàn được yêu thích hiện nay bởi sự nhỏ nhắn, dễ thương và thiết kế màu sắc phong phú phù hợp với sở thích của nhiều người. Giai điệu và thanh âm của đàn ukulele mang đến sự vui nhộn, cuốn hút.
Trong một không gian âm nhạc ngập tràn yêu thương, tự do và bình đẳng, bất ngờ vang lên những âm thanh tràn ngập cảm xúc, tầng tầng lớp lớp như sóng trào, vừa quyện vào nhau, lại vừa vẫn tách biệt nhau, nghe rõ bè trầm, bè cao, mà lại vẫn như một thực thể duy nhất không thể tách rời. Đó là những gì mà 6 năm qua Hợp xướng đa dạng đã làm được. 6 năm ấy là 6 năm vượt qua nhiều rào cản, nhiều thăng trầm vất vả.
Trong 6 năm, Hợp xướng đa dạng đã có nhiều lần hợp tác với các đơn vị để tổ chức và biểu diễn trong nhiều chương trình, dự án âm nhạc như: Dự án "Vì một Hà Nội đáng sống", biểu diễn nhạc kịch “The sound of music”, tham gia Liên hoan Hợp xướng quốc tế tại đảo Hải Nam, Trung Quốc...
Với những niềm vui và giá trị mà âm nhạc của Hợp xướng đa dạng mang lại, thông điệp về sự đa dạng, sự bình đẳng của xã hội đã được lan truyền rộng rãi. Đây là một thành tựu phi thường của một tập thể gồm những người yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, cũng là cơ hội để những thành viên của Hợp xướng đa dạng tự khẳng định mình.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Hồ Gươm vào cuối thu mang một vẻ đẹp dịu dàng và lãng mạn, tiết trời se lạnh, làn gió nhẹ thoảng qua mặt hồ phẳng lặng, lác đác những chiếc lá vàng rơi.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Cùng với áo dài và nón lá, guốc mộc từ thời xa xưa đã tạo nên một vẻ đẹp rất Việt. Theo thời gian, guốc mốc dần bị lãng quên. Thế nhưng nhà thiết kế Hoàng Huệ đã đưa guốc mộc từ ký ức trở về cuộc sống ngày nay, với những họa tiết hiện đại, có tính ứng dụng cao.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
Bãi sông Hồng dưới chân cầu Long Biên gần đây đã đổi thay. Rác thải ô nhiễm tồn đọng lâu ngày được thu dọn để cải tạo, trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách.
Với mạng lưới phủ rộng khắp thành phố, xe buýt giờ đây là một phương tiện giao thông công cộng tiện lợi và an toàn, đặc biệt với những người lớn tuổi ở Hà Nội.
Hơn 40ha trồng đào ở Nhật Tân, làng đào nổi tiếng của Hà Nội, gần như bị cơn bão số 3 (Yagi) phá hủy hoàn toàn.
Nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, cầu Đông Trù không chỉ nổi bật bởi vai trò giao thông quan trọng mà còn gây ấn tượng mạnh với thiết kế độc đáo.
Vùng đất bãi trồng hoa dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Mỗi luống hoa ở đây không chỉ kể câu chuyện về sắc màu của thiên nhiên mà còn là câu chuyện về tình yêu và sự gắn bó của mỗi con người đang sống ở Hà Nội.
Phố sách 19/12 từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những người mê đọc sách. Con phố xinh xắn làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho những người sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, nhất là vào các ngày cuối tuần.
Không chỉ là một món ăn quen thuộc, trong tâm thức của nhiều người Hà Nội, tào phớ còn là món ăn gợi nhớ về một miền kí ức. Trong tiết trời đầu đông se lạnh này, đối với không ít người, được thưởng thức một bát tào phớ đúng hương vị Hà Nội dường như là một cái thú không gì có thể tuyệt vời hơn.
Đến với làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, nơi được mệnh danh là thủ phủ của chăn, ga, gối, đệm, ai cũng dễ dàng cảm nhận nhịp sống hối hả và sôi động ở nơi đây khi thời tiết giao mùa.
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Trong thời đại của công nghệ số, vẫn còn đó những con người yêu một thứ nghệ thuật hoài cổ. Họ là những người đam mê chụp ảnh phim, đặc biệt là những chiếc máy ảnh khổ lớn.
Với mục tiêu thay đổi diện mạo của Thủ đô, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và cải tạo cảnh quan môi trường, mang đến cho người dân một không gian sống chất lượng.
Dọc ngang những tên phố cùng nét đặc trưng riêng biệt đã tạo nên sức hấp dẫn của phố cổ Hà Nội. Hàng Cá là một trong những con phố đã góp phần tạo nên bức tranh nhộn nhịp và đa sắc đó.
Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua, hoa giấy ở làng nghề Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã khoe sắc trở lại. Thời điểm này, người trồng hoa đang tất bận chuẩn bị cho Lễ hội 'Sắc hoa trên miền di sản' được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm.
Cũng là quán ăn giống như những cửa hàng khác, thế nhưng quán ăn trong bệnh viện được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng nên việc ăn uống của những người ra vào viện an toàn hơn.
Mỗi khi chiều buông nắng, nếu có dịp đến ngã ba sông Hồng - sông Đuống, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.
Thời tiết Hà Nội những ngày này rất thích hợp để những ai có sở thích câu cá thoả mãn niềm đam mê của mình.
Nhật Tân từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào. Có nhiều di tích lịch sử cùng cảnh quan hấp dẫn, nơi đây đã được công nhân là khu du lịch cấp thành phố.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ được nghề làm xôi truyền thống.
Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong không gian yên bình, giữa sự náo nhiệt của thành phố. Dù là người trẻ hay người già, dù bất kể lý do nào thì việc tìm đến với hội họa không chỉ giúp thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để mỗi người tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
Trong làn gió thu se lạnh, hoa như một nét chấm phá đầy duyên dáng của Hà Nội, làm say lòng du khách và cả những người đã gắn bó của cuộc đời với Thủ đô.
Ẩn trong những bụi cây, mép nước bên bờ sông Hồng, hay trên những tán cây trong lòng thành phố…những loài chim tìm về sinh sống tạo ra những cảnh quan sinh động cho đô thị. Nhưng chính khi đó cũng thể hiện cách con người đô thị đang ứng xử với tự nhiên.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, bận rộn, mỗi người sẽ chọn cho mình một môn thể thao để tập luyện và nâng cao sức khỏe hàng ngày. Và võ chính là môn thể thao được nhiều người trẻ ở Hà Nội yêu thích và tìm đến.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Tiếng rao "rươi..." bao năm qua đã trở thành âm thanh quen thuộc với những người dân phố cổ, báo hiệu một mùa rươi đã lại về với người Hà Nội.
Mặc dù còn tồn tại những vấn đề như không gian hạn chế hay an toàn vệ sinh thực phẩm, ẩm thực đường phố vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn độc đáo của Thủ đô.
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Con phố Gầm Cầu Hà Nội giờ đây có phần yên ắng hơn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi và ấm áp trong một không gian đặc biệt giữa lòng Thủ đô sôi động và náo nhiệt.
Nằm giữa hai hồ nước lớn nổi tiếng là hồ Tây và hồ Trúc Bạch, đường Thanh Niên từ lâu được biết đến như một trong những con đường đẹp nhất Thủ đô.
0