Hương cốm gọi thu về

Khi ánh nắng mùa hè dần nhường chỗ cho sắc vàng hanh hao cùng những cơn gió heo may thì đó là thời điểm Hà Nội vào thu và cũng là lúc hương cốm dịu nhẹ lan tỏa khắp phố phường. Hương cốm gọi thu về.

Hương cốm gọi thu về

Cốm - thứ quà của lúa nếp non, từ lâu đã đươc xem là đặc sản của mùa thu Hà Nội. Những ngày này, trên khắp các phố, chợ Hà Nội đâu đâu cũng nồng nàn hương cốm. Các bà, các chị quẩy đôi gánh xinh xinh, giắt bó lúa non đã tuốt hạt trên đôi quang, đi dọc các phố mà rao “ai cốm đây...” nghe thật ngọt ngào.

Hương cốm, hương của lúa mới dịu nhẹ len lỏi vào những chật chội của phố phường, của lòng người… làm dịu đi tất cả những ồn ào.

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa…

Hà Nội mùa cốm về dường như bình thản và chậm hơn. Nhưng bên trong làng cốm Mễ Trì, làng Vòng lại thêm phần tất bật...

Dù là ngày xưa hay bây giờ, mùa thu - hương cốm và những người phụ nữ làng cốm với đôi quang đòng đưa gánh mùa thu xanh non vào phố.

Những người phụ nữ làng cốm với đôi quang đòng đưa gánh mùa thu xanh non vào phố.

Thức quà giản dị, thanh tao của người Hà Nội 

Làm cốm gia truyền ở Làng Mễ Trì 40 năm nay, cứ đến mùa thu, chị Vũ Thị Phúc - chủ thương hiệu Cốm Mộc Lam lại tất bật cho vụ cốm lớn nhất trong năm. Hàng ngày, chị đều đặn thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chăm chút từng công đoạn sản xuất, để kịp làm những mẻ cốm thơm dẻo.

Để làm nên những hạt cốm thơm ngon, những người làm cốm phải trải qua rất nhiều công đoạn và phải đặt tình yêu vào sự tỉ mỉ, trong từng nguyên liệu, từ sàng lọc thóc, rang thóc, giã cốm và cuối cùng là công đoạn gói cốm. Trong năm công đoạn để làm nên cốm, công đoạn rang thóc là công đoạn khó nhất. Người rang phải vừa giữ lửa làm sao để hạt thóc khi cho vào không bị chín quá và cũng không được để sống. Muốn hạt cốm được mềm và dẻo cũng phụ thuộc hết vào công đoạn này.

Có lẽ vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ này mà cốm xanh được người Hà Nội chọn làm món quà vừa dân dã vừa ngon để đem đi biếu bạn bè, người thân như một chút gợi nhớ về mùa thu Hà Nội.

Cốm - thứ quà của lúa nếp non, từ lâu đã đươc xem là đặc sản của mùa thu Hà Nội.

Bắt đầu tháng 7 Âm lịch, tiết trời dần chuyển sang thu, không khí mát mẻ, rất hợp để thưởng thức hương vị ngọt lành của món cốm.

Ở Hà Nội, mỗi người tự chọn cho mình những cách khác nhau để thưởng thức cái hương vị đồng quê mộc mạc ấy như làm cốm xào, chả cốm, xôi cốm, chè cốm, bánh cốm, cốm chấm chuối… là những món ngon gói trọn hương vị thanh nhã, tinh khiết của mùa thu Hà thành.

Cốm không phải là thức quà để ăn no mà là ăn lấy thơm tho, là thức quà quê nhà mộc mạc, giản dị, bình dân mà tao nhã, sang trọng. Thưởng cốm là thưởng thức hương vị thanh khiết, mộc mạc nhất của đất trời vì thế cần sự nhẩn nha, thong thả và ngẫm nghĩ. Những món ngon từ cốm được nhiều người yêu thích và gây nhớ thương khi xa Hà Nội. Các món ăn từ cốm trứ danh, nhâm nhi đĩa cốm xào dẻo, dền, uống ngụm trà sen thơm thảo như gói trọn hương mùa thu Hà Nội.

Không chỉ là món ăn vặt tao nhã, cốm cũng phù hợp để làm quà. Tặng cốm cũng như cách chia sẻ mùa thu - mùa gây thương nhớ.

Các sản phẩm từ cốm của làng ngày càng đa dạng, đáp ứng theo mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Từ món ăn bình dị của những gánh hàng rong dân dã, thức quà thanh tao ấy đã trở thành đặc sản của Thủ đô mỗi độ thu sang. Để cảm nhận vẹn nguyên hương cốm, người Hà thành chọn cách khoan thai, chậm rãi chụm năm đầu ngón tay, nhón vài hạt cốm thả vào miệng, nhỏ nhẹ nhấm nháp từng hạt để vị ngọt bùi, dẻo thơm của hạt gạo cứ thế tan dần, thấm sâu nơi đầu lưỡi. Cốm chính là cầu nối mang hương vị của Hà Nội đến với người phương xa, để bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của văn hóa ẩm thực nơi đây.

Tinh hoa nghề cốm gia truyền hơn một thế kỷ

Làng Mễ Trì ở quận Nam Từ Liêm có thôn Thượng và thôn Hạ, với hơn 100 hộ gia đình theo nghề làm cốm. Từ đầu tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm, người dân tại làng cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật cho vụ cốm lớn nhất trong năm. Bà con thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng để làm cốm.

Với truyền thống lâu đời, nghề cốm Mễ Trì vẫn gìn giữ vẹn nguyên bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được. Nguyên liệu làm cốm là các loại lúa nếp non như lương phượng, nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cái hoa vàng… Chục năm về trước, người làng Mễ Trì còn làm nông nghiệp, tự trồng lúa nếp để làm cốm. Nay nhiều hộ gia đình sang Đông Anh thuê ruộng để trồng lúa nếp làm nguyên liệu.

Trước đây, cốm hoàn toàn làm thủ công từng bước. Ngày nay, máy móc đã được sử dụng hỗ trợ một số công đoạn giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cốm. Ví dụ ngày trước khi giã cốm phải cần hai người, một người đạp chày, một người ngồi đảo tay. Giờ đây đã có máy móc thay thế, chỉ cần một người ngồi đảo cốm cho đều.

Dần dần, các sản phẩm từ cốm của làng ngày càng đa dạng, đáp ứng theo mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài cốm tươi, chả cốm, bánh cốm, xôi cốm, cốm xao... sau này còn có thêm xúc xích cốm, xu xê cốm, sữa chua cốm, mochi cốm, bánh chưng cốm... Đây đều là những món ăn được nhiều người yêu thích.

Năm 2019, nghề cốm Mễ Trì đã được đưa vào danh mục 17 Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia,

Năm 2019, nghề cốm Mễ Trì đã được đưa vào danh mục 17 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Người dân tự hào khi làng Mễ Trì từng đón Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm vào năm 2016. Năm 2018, các sản phẩm cốm tươi, xôi cốm, chả cốm của Mễ Trì được giới thiệu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Trung tâm báo chí trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

Cùng với sắc trời trong veo, nắng vàng dịu ngọt, hương hoa sữa, gió heo may... hòa quyện vào nhau làm nên một mùa thu Hà Nội lãng mạng, một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn của người Hà Thành xưa và nay. Hương cốm mới cũng dịu dàng gói trọn mùa thu ở lại, chầm chậm gọi mùa về.

User
Ý KIẾN

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Thời tiết se lạnh dần chuyển mùa, không có gì tuyệt vời hơn khi được dạo quanh phố cổ Hà Nội, thưởng thức ẩm thực trong các con ngõ nhỏ với những quán hàng là địa chỉ quen thuộc của người sành ăn.

Nhắc đến phố cổ Hà Nội là nhắc đến những con ngõ dài, chỉ rộng khoảng 1m, sâu hun hút. Thế nhưng, những con ngõ này lại có sức hấp dẫn “khó thể chối từ” đối với mỗi người dân Thủ đô, bởi nằm sâu trong đó đều là thiên đường ẩm thực, nơi có rất nhiều món ăn mang đậm hương vị truyền thống.

Bia hơi Hà Nội, cụm từ này đã có từ rất lâu. Giống như phở Hà Nội, Bia hơi Hà Nội đã trở thành thức uống riêng biệt của người Thủ đô.

Trong tiết trời thu Hà Nội, một bát xôi chè là món quà tuyệt vời mà phố cổ Hà Nộidành tặng cho những tâm hồn lữ khách. Xôi chè không chỉ là món ăn, mà còn là một phần ký ức, là sợi dây kết nối giữa thực tại và quá khứ.

Tiếng rao đều đều của các cô, các chị như đưa mỗi chúng ta về với miền tuổi thơ ăm ắp kỷ niệm. Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố dường như đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

World Culinary Awards 2024 - Giải thưởng Ẩm thực thế giới lần thứ 5 năm 2024 vừa công bố Hà Nội nhận hai giải là “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.

Dạo quanh khu phố cổ, hẳn ai đi qua khu chợ Đồng Xuân cũng bị thu hút bởi một con ngõ nhỏ mang tên Đồng Xuân - một góc nhỏ giữa lòng Thủ đô đong đầy bao hương vị, bao kỉ niệm. Ngõ chợ Đồng Xuân làm biết bao người nhung nhớ theo một cách rất riêng bởi những món ăn bình dân, đậm đà bản sắc Hà Nội.

Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chợ lâu đời nổi tiếng, trong đó ngôi chợ gắn liền với người dân trong khu phố cổ là chợ Hàng Bè - một điểm đến quen thuộc, một không gian rất riêng của người Hà Nội.

Những ngày này tiết trời Thủ đô đã dần se lạnh báo hiệu mùa của nhiều món quà đặc trưng của Hà Nội đã bắt đầu. Trong số rất nhiều món ăn ngon, dân dã, nổi tiếng của mùa thu Hà Nội, không thể không kể đến cốm - món quà quê kết tinh từ những bàn tay tảo tần và tài hoa của những người nông dân Hà Nội.

Hàng Đường, con phố gợi lên vị ngọt ngay từ cái tên là nơi ta có thể tìm thấy một thức quà ngọt ngào, đặc trưng của người Hà Nội.

Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, có khoảng 50 hộ theo nghề làm bánh dày truyền thống.

Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Những năm qua ở Hà Nội xuất hiện một biến tấu của phở, đó là phở cuốn. Món ăn này hấp dẫn thực khách bởi mang hương vị vừa lạ, vừa quen.

Khác với thời ông bà, cha mẹ mình, ngày nay, người trẻ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội để trải nghiệm nhiều thức trà đa dạng của Việt Nam.

Cốm xanh là tặng vật của đất trời, là đặc sản của 36 phố phường Hà Nội. Với những ai có tình yêu đặc biệt với mùa thu Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua món ăn nức tiếng này.

Nhắc đến những con phố ẩm thực ở Thủ đô, chắc chắn phải kể tới phố Tống Duy Tân, một trong số những tuyến phố ẩm thực đầu tiên tại Hà Nội, nơi quy tụ những món ẩm thực đường phố lâu đời ở Thủ đô như bánh cuốn, gà tần, xôi, cháo, phở, ốc luộc, bún đậu...

Cốm xanh, thức quà đậm hương Hà Nội giờ đây đã được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, hợp gu cả người trẻ lẫn người già.

Mỗi độ thu về, những gánh cốm rong lại có mặt khắp phố phường Hà Nội. Món quà dân dã thanh tao này khiến bất kỳ ai thưởng thức qua cũng nhớ mãi.

Ở Hà Nội có một khu phố ẩm thực dành riêng cho sinh viên, thường được gọi bằng cái tên “Phố Bách Kinh Xây” (tên gọi tắt của 3 trường đại học là Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân và Xây dựng). Đến đây, các sinh viên không chỉ gọi được những món ăn hợp khẩu vị, mà giá thành cũng rất phù hợp với túi tiền của những người trẻ.

Miến lươn vốn là đặc sản của Hà Nội được nhiều người ưa thích. Hà Nội bây giờ không thiếu những hàng miến lươn, nhưng những quán miến lươn chuẩn Hà Nội lúc nào cũng đông khách.

Một tháng trở lại đây tại Hà Nội có món “Phở treo” đặc biệt trên phố Báo Khánh, quận Hoàn Kiếm. Phở treo có cách làm giống các loại phở khác nhưng lại mang hương vị của sự san sẻ, ấm áp, của tình người nơi đô thành.

Trà chanh có nhiều nơi bán, nhưng uống trà chanh trên phố cổ luôn đem lại cảm giác khác biệt.

Là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu, quảng bá du lịch mùa thu Hà Nội, Lễ hội Quà tặng du lịch 2024 mới được khai mạc tại không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông. Đây không chỉ là cơ hội để người dân có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giá trị, đẹp mắt đặc trưng của Thủ đô, mà còn là dịp để du khách quốc tế tìm hiểu, trải nghiệm sâu sắc nét đẹp văn hóa Hà Nội thông qua những sản vật độc đáo.

Ăn quà vặt đêm đã dần như một thói quen, một nét văn hóa đã hình thành suốt vài chục năm qua, góp thêm sự phong phú trong bức tranh ẩm thực của đất Hà Thành.

Trong tiết trời mùa thu mát dịu thế này, không gì tuyệt vời hơn sáng ngày thứ Bảy được dạo quanh phố cổ Hà Nội, thưởng thức một cốc trà sen, một dúm cốm để cảm nhận rõ hương vị mùa thu...

UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Hội di sản Văn hóa Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra mắt App "Ẩm thực Hoàn Kiếm" nhằm quảng bá tinh hoa ẩm thực tới người dân và du khách.

Ăn chay ngày nay không còn giới hạn trong tôn giáo hay với những người giảm béo, chữa bệnh mà đã trở thành xu hướng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, bao gồm niềm tin tôn giáo, lựa chọn lối sống xanh, các mối quan tâm về đạo đức, tính bền vững của môi trường, lợi ích sức khỏe...

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas mới công bố danh sách 86 món ăn có nấm ngon nhất thế giới, trong đó, thịt đông xếp thứ 44, canh bóng xếp thứ 60.

Khi ánh nắng mùa hè dần nhường chỗ cho sắc vàng hanh hao cùng những cơn gió heo may thì đó là thời điểm Hà Nội vào thu và cũng là lúc hương cốm dịu nhẹ lan tỏa khắp phố phường. Hương cốm gọi thu về.

Phở Hà Nội là món ăn đặc trưng của mảnh đất Hà Thành, mang đậm nét văn hóa ẩm thực Việt Nam được rất nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. Theo dòng thời gian, phở Hà Nội nay càng phong phú và hấp dẫn hơn, đem tới nhiều trải nghiệm thú vị cho mọi thực khách khi thưởng thức.

Vài năm trở lại đây, ẩm thực của Việt Nam đã được nhiều du khách nước ngoài, các tạp chí quốc tế khen ngợi, một số món ăn đã được vinh danh, lọt vào top những món ngon hàng đầu thế giới. Trong đó, bánh rán Việt Nam cũng đã được CNN bình chọn, đánh giá và lọt top 30 món ăn chiên rán thơm ngon nhất thế giới.

Di chuyển qua những con phố, bún ốc dạo là một trong những món quà phố cổ vẫn được duy trì từ bao năm nay và được nhiều thực khách yêu thích.

Từ lâu, phở là món ăn đã gắn với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Thu đô. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá Phi vật thể Quốc gia.

Tại Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã đưa "Tri thức dân gian Phở Hà Nội" vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa "Tri thức dân gian Phở Nam Định, tỉnh Nam Định" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hà Nội không chỉ nổi tiếng với văn hóa và lịch sử mà còn được biết đến bởi ẩm thực đặc trưng. Và chả rươi là một trong số đó. Hà Nội tuy không phải là nơi có con rươi, nhưng ở đây lại có nhiều món ăn được chế biến từ rươi ngon nhất.

Chè là món quà quen thuộc của bao thế hệ người Hà Nội. Cùng với sự đổi thay của nhịp sống hiện đại, món ăn này đã đa dạng hơn với nhiều loại chè khác nhau nhưng những quán chè truyền thống mang đậm hương vị Hà Nội xưa vẫn được rất nhiều người yêu mến.

Không gì bằng vừa thưởng trà sen tao nhã, vừa tìm hiểu nghệ thuật ướp trà sen cầu kỳ, cẩn trọng. Từ xa xưa, khu vực Hồ Tây (Quảng An) trồng rất nhiều sen, người dân đã biết cách lấy trà xanh Tân Cương của vùng đất chè Thái Nguyên đem ướp với dòng hoa sen Bách Diệp được trồng ở Hồ Tây cho ra một hương vị trà rất đặc biệt.

Dưa cải muối chua là món ăn dân dã, quen thuộc ở Việt Nam, là món ăn kèm có tác dụng kích thích vị giác.

Tripadvisor vừa công bố Top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới, trong đó Hà Nội góp mặt nhờ bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, lôi cuốn, hấp dẫn.

Ở Hà Nội có một số món ăn dù nguồn gốc không phải ở Hà Nội, thế nhưng theo thời gian, món ăn đó đã được biến tấu trở thành một thức quà mang hương vị truyền thống của Thủ đô. Một trong số đó là món nộm bò khô.

Cháo sườn là một món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người bởi dễ ăn, thanh đạm mà bổ dưỡng.

Để thưởng thức chả cá Lã Vọng chính gốc, nhiều người phải tìm đến 14 phố Hàng Sơn, nay là số nhà 14 phố Chả Cá. Đây là nơi gia đình họ Đoàn đã làm ra món chả cá Lã Vọng nổi tiếng lâu đời ở Hà Nội.

Ẩm thực Hà Nội dường như là sự hội tụ tinh hoa ẩm thực của mọi miền. Trong số những tinh hoa ẩm thực ấy phải kể đến món bún thang. Đây được xem là một trong những món ăn tinh tế, chế biến cầu kỳ bậc nhất của người Hà Nội.

Ở Hà Nội, hầu như con phố nào cũng có hàng phở. Phở là món ăn sáng quen thuộc đã đi vào cuộc sống của người Hà Nội. Vậy nên các quán phở cũng vì thế mà luôn sáng đèn từ rất sớm để kịp có phở phục vụ thực khách.

Con ngõ Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng) chỉ dài gần 200m, nhưng nơi đây khá nổi tiếng với các món ăn về ngan, vịt như vịt luộc, vịt nướng, canh măng tiết, bún,…