Iran vững vàng vượt qua thảm kịch bất ngờ

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Thảm kịch bất ngờ

Ngày 19/5, chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi và phái đoàn tháp tùng đã gặp sự cố và phải “hạ cánh cứng” ở tỉnh Đông Azarbaijan.

Đoàn máy bay trực thăng hộ tống Tổng thống Iran Raisi đang trên đường di chuyển từ Khoda Afarin đến thủ phủ tỉnh Tabriz để dự lễ khánh thành một khu liên hợp hóa dầu. Theo IRIB TV, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian, Thống đốc tỉnh Đông Azarbaijan Malek Rahmati cũng có mặt trên trực thăng chở Tổng thống Raisi. Tổng cộng có 9 người trên chiếc trực thăng gặp nạn.

Chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi cất cánh tại khu vực biên giới giữa Iran với Azerbaijan sau khi ông và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev dự lễ khánh thành đập thủy điện Qiz Qalasi tại Azeri, Iran vào ngày 19/5.

Phái đoàn tháp tùng ông Raisi di chuyển trên ba chiếc trực thăng. Khoảng 30 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay chở ông Raisi mất liên lạc với hai chiếc còn lại. Các máy bay trực thăng ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm xung quanh khu vực trong khoảng 20 phút, nhưng buộc phải hạ cánh khẩn cấp do điều kiện thời tiết xấu và sương mù dày đặc.

Theo giới truyền thông, Tổng thống Raisi di chuyển trên chiếc trực thăng Bell 212 do Mỹ sản xuất. Lực lượng cứu hộ cuối cùng đã xác định được vị trí hiện trường vụ tai nạn vào sáng thứ Hai với sự trợ giúp của máy bay không người lái giám sát của Thổ Nhĩ Kỳ. Xác máy bay được phát hiện ở khu vực rừng trên sườn núi. Chiếc máy bay bị hư hỏng nặng và cháy rụi.

Lực lượng tìm kiếm và cứu hộ triển khai tìm kiếm trong bối cảnh địa hình đồi núi và sương mù bao vây toàn bộ khu vực hiện trường. Ảnh: AFP.

Paul Beaver, một chuyên gia hàng không và cựu phi công trực thăng, cho rằng mây che phủ, sương mù và nhiệt độ thấp chắc chắn đã góp phần gây ra vụ tai nạn máy bay của Tổng thống Iran. Ông nói thêm rằng không giống như máy bay có cánh cố định, trực thăng không thể dễ dàng bay khi thời tiết quá xấu.

Kyle Bailey, một nhà phân tích hàng không, cho biết các phi công lái máy bay chở tổng thống thường có kỹ năng và kinh nghiệm rất tốt, nhưng trực thăng là một "cỗ máy rất phức tạp". Khi cất cánh, thời tiết quang đãng, nhưng khi đến địa hình miền núi hiểm trở, sương mù bất ngờ hình thành nhanh chóng ngoài dự kiến.

“Những tình huống như vậy không có trong dự báo thời tiết, không có trên bản đồ hay trên radar. Sương mù có thể xuất hiện khá nhanh ở bất cứ đâu và bám vào trực thăng”, Kyle Bailey nói.

Xác máy bay được phát hiện ở khu vực rừng trên sườn núi. Chiếc máy bay bị hư hỏng nặng và cháy rụi. Ảnh: Red Crescent/FARS News Agency.

Các quan chức Iran cho biết địa hình đồi núi, bùn lầy, rừng rậm và sương mù dày đặc đã cản trở hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Iran cho biết 73 đội tìm kiếm đã có mặt tại khu vực này bất chấp “điều kiện thời tiết khó khăn”. Theo IRNA, các đội chỉ tìm kiếm trên mặt đất vì “điều kiện thời tiết khiến việc tìm kiếm trên không không thể thực hiện được”.

Đây là mất mát to lớn đối với nhân dân và Chính phủ Iran, trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với rất nhiều thử thách về an ninh và kinh tế.

Lãnh đạo nhiều nước gửi lời chia buồn 

Việc Tổng thống Raisi và các quan chức cấp cao Iran qua đời trong tai nạn máy bay không chỉ là sự mất mát to lớn đối với người dân Iran. Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã gửi lời chia buồn, đồng thời khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Iran trong thời khắc khó khăn này.

Nghe tin về vụ tai nạn, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc họp với quan chức an ninh và quốc phòng hàng đầu của Nga và Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali. Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Andrei Belousov, Thư ký Hội đồng An ninh Sergei Shoigu, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, Người đứng đầu Bộ Tình trạng khẩn cấp Alexander Kurenkov và Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Igor Levitin.

Ông Putin vô cùng đau buồn trước vụ rơi trực thăng của Tổng thống Iran, cho biết phía Nga sẽ làm mọi việc cần thiết để giúp đỡ. Hai máy bay với 50 chuyên gia sẵn sàng tham gia hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.

Một số quốc gia vùng Vịnh đã bày tỏ “sẵn sàng cung cấp mọi hình thức hỗ trợ”. UAE “chân thành mong muốn hoạt động tìm kiếm cứu nạn thành công” và cho biết đại sứ quán của họ ở Tehran sẵn sàng trợ giúp.

Người dân Iran cầu nguyện tại Quảng trường Valiasr. Ảnh: EPA.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ông "vô cùng đau buồn" trước tin tức về vụ tai nạn trực thăng liên quan đến Tổng thống Iran Raisi.

Phong trào Hamas ở Palestine cho hay: “Trong vụ việc đau đớn này, chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết hoàn toàn với Cộng hòa Hồi giáo Iran, với ban lãnh đạo, chính phủ và người dân”.

Người phát ngôn của Houthi, Mohammed Abdulsalam phát biểu: “Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc vì những gì đã xảy ra với máy bay của Tổng thống Iran trong sự cố đau thương này. Trái tim của chúng tôi hướng về người dân Iran thân yêu trong cuộc khủng hoảng này”.

Tổng thống Venezuela đã bày tỏ lời chia buồn tới Iran và lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, nói rằng ông Raisi là “người bạn vô điều kiện” của Venezuela. Tổng thống Maduro viết trên mạng xã hội: “Xin gửi tình cảm chân thành từ Cộng hòa Bolivar Venezuela. Các bạn, Iran, là một tấm gương về phẩm giá, đạo đức và sự phản kháng”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bàng hoàng trước tai nạn bi thảm của Tổng thống Raisi, nói rằng cố Tổng thống Iran đã góp phần “tăng cường mối quan hệ song phương Ấn Độ - Iran”. Ông Modi viết trong một bài đăng trên mạng xã hội: “Tôi gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình ông ấy và người dân Iran. Ấn Độ sát cánh cùng Iran trong thời điểm đau buồn này”.

Cùng ngày, một quan chức Israel tuyên bố nước này không liên quan tới cái chết của Tổng thống Raisi trong vụ tai nạn trực thăng.

Người dân ở Tehran cầu nguyện. Ảnh: Majid Asgaripour/WANA.

Kênh Press TV đưa tin, các buổi cầu nguyện được tổ chức tại thánh đường Hồi giáo và đền thờ trên khắp Iran. Các cuộc tụ họp tại thành phố linh thiêng Mashhad, nguyên quán của Tổng thống Raisi, đã thu hút hàng nghìn người.

Tại đền Imam Reza, nơi Tổng thống Raisi trước đây từng là người trông coi trong ba năm từ 2016, đám đông đã cầu nguyện cho ông. Trên Quảng trường Valiasr ở trung tâm Tehran, một nhóm lớn đã cầu nguyện trong khi cập nhật những tin tức mới nhất qua điện thoại di động.

Nhà thờ Thiên chúa giáo ở Tehran và các thành phố khác cũng khuyến khích giáo dân cầu nguyện cho Tổng thống Raisi, thể hiện sự ủng hộ thống nhất.

Công lao của cố Tổng thống Raisi 

Tổng thống Raisi được coi là học trò và người kế nhiệm lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei trong tương lai. Sau khi tin tức về chiếc trực thăng của Tổng thống Raisi mất tích được xác nhận, người dân Iran đã cầu nguyện cho sự an toàn của ông và những người đi cùng ông trên trực thăng.

Ông Raisi giành thiện cảm với người dân thường và sẵn lòng giúp đỡ họ trong hoàn cảnh khó khăn. Công việc của ông Raisi trong quỹ từ thiện Hồi giáo mang tên ông đã giúp xác lập vị trí đó trong lòng dân. Dưới sự lãnh đạo của Raisi, Iran vượt qua các cuộc bạo loạn bạo lực của phe đối lập cực đoan vào năm 2022 - 2023 cũng như nhiều khó khăn khác.

Ông Raisi sinh ra trong một gia đình giáo sĩ Hồi giáo Shiite ở thành phố Mashhad (thành phố lớn thứ hai ở Iran) vào ngày 14 tháng 12 năm 1960. Khi còn trẻ, ông là người ủng hộ Cách mạng Hồi giáo 1978 - 79 và được cho là tham gia vào cuộc nổi dậy của sinh viên.

Ông Raisi bắt đầu theo học tại chủng viện tôn giáo Qom nổi tiếng khi mới 15 tuổi với một số giáo sĩ hàng đầu. Khi mới ngoài 20 tuổi, ông được bổ nhiệm làm công tố viên ở nhiều thành phố liên tiếp, sau đó đến Thủ đô Tehran để làm phó công tố viên.

Uy tín của ông Raisi trong các tổ chức tôn giáo rất lớn.

Năm 1983, ông kết hôn với bà Jamileh Alamolhoda, con gái của Imam Ahmad Alamolhoda. Họ có hai cô con gái. Năm 1989, ông được bổ nhiệm làm công tố viên Tehran sau khi lãnh đạo tối cao đầu tiên của Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini qua đời.

Ông Raisi lần đầu tiên tranh cử tổng thống vào năm 2017 cùng đối thủ Hassan Rouhani, nhưng không thành công. Ông Raisi bắt đầu lên kế hoạch cho chiến dịch tranh cử tổng thống tiếp theo của mình. Vào tháng 6 năm 2021, ông giành được 62% số phiếu bầu.

Uy tín của ông Raisi trong các tổ chức tôn giáo rất lớn, ông có quan hệ vững chắc với lãnh tụ Khomeini quá cố cũng như với lãnh tụ Khamenei, người đã bổ nhiệm ông vào một số chức vụ cấp cao. Ông cũng đã duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nhánh của chính phủ, quân đội và lập pháp cũng như giai cấp lãnh đạo thần quyền đầy quyền lực.

Ông Ebrahim Raisi là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí lãnh tụ tối cao. Bây giờ, câu hỏi lớn ở Iran là điều gì sẽ xảy ra khi lãnh tụ Ayatollah Khamenei, hiện 85 tuổi, qua đời? Ai sẽ là nhà lãnh tụ tối cao tiếp theo? Một ứng cử viên chính cho chức vụ này là Tổng thống Ebrahim Raisi. Và vì vậy, nếu ông ấy không còn, thì sẽ có tác động lớn.

Nhà phân tích chính trị Arash Azizi.

Về chính sách đối ngoại, phản đối lập trường của Mỹ đối với thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015, hay còn gọi là kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), và việc các bên ký kết khác không thể cứu vãn hiệp ước, Tổng thống Iran Raisi đã tuyên bố rằng Iran đang đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình.

Gần đây hơn, Iran lâm vào tình thế đối đầu với Israel liên quan đến cuộc tấn công không ngừng của Israel vào Gaza, hiện đã bước sang tháng thứ tám. Iran đã thẳng thắn lên án các cuộc tấn công tàn bạo của Israel nhằm vào dân thường Palestine. Đầu tháng 4, tòa nhà lãnh sự Iran ở Damascus, Syria đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công được cho là do Israel thực hiện, khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có một chỉ huy cấp cao.

Vào ngày 15 tháng 4, Iran đã tiến hành một cuộc tấn công mà người phát ngôn quân sự của Israel, Daniel Hagari, cho rằng có sử dụng hơn 120 tên lửa đạn đạo, 170 máy bay không người lái và hơn 30 tên lửa hành trình, hầu hết đều bị đánh chặn bên ngoài biên giới Israel. Thiệt hại nhỏ đã được báo cáo ở một số khu vực của Israel. Và Israel tấn công đáp trả một cách hình thức.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Raisi, mọi việc đã kết thúc mà không gây tác động quá lớn đến tình hình vốn đã phức tạp trong khu vực và trên thế giới.

Ông Raisi ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Raisi ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và Trung Quốc, đồng thời tìm cách hàn gắn mối quan hệ với Arab Saudi do người Sunni lãnh đạo, thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Riyad. Dưới sự lãnh đạo của ông, Iran đã tăng cường khả năng bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình bằng cả ngoại giao và cả sức mạnh quân sự.

Một mất mát lớn nữa của Iran trong thảm kịch này là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian.  Ông là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Iran, có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chính sách đối ngoại mới của nước này, chuyển từ hợp tác với phương Tây sang cải thiện quan hệ với các nước láng giềng ở Trung Đông, đặc biệt là các nước Ả-rập trong vùng Vịnh.

Một mất mát lớn nữa của Iran trong thảm kịch này là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian.

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào năm 2021, ông Amir-Abdollahian đã có hơn 20 năm làm việc và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Bộ Ngoại giao, bao gồm Đại sứ tại Bahrain, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề khu vực Ả-rập và châu Phi.

Xuyên suốt nhiệm kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Amir-Abdollahian đã nỗ lực khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Iran và Arab Saudi và đã đến thăm vương quốc này vào năm 2023, khôi phục quan hệ hai nước sau 7 năm “đóng băng”.

Ông Mohammad - Tổng thống mới tạm thời của Iran

Theo Hiến pháp Iran, nếu tổng thống qua đời, phó tổng thống thứ nhất của đất nước, Mohammad Mokhber, sẽ trở thành tổng thống. Bầu cử phải được tổ chức trong vòng không quá 50 ngày.

Sinh ngày 1/9/1955, ông Mokhber được coi là người thân cận với lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei. Ông Mokhber trở thành phó tổng thống thứ nhất vào năm 2021, khi ông Raisi được bầu làm tổng thống.

Tại Iran, chức vụ phó tổng thống thứ nhất là một vị trí được bổ nhiệm chứ không phải do dân bầu. Phó tổng thống đảm nhận một số quyền hạn của thủ tướng sau khi chức thủ tướng bị bãi bỏ vào năm 1989. Iran có một số phó tổng thống được bổ nhiệm đồng thời và các phó tổng thống chủ yếu làm thành viên nội các.

Người có vai trò quan trọng nhất trong số các phó tổng thống Iran là ông Mohammad Mokhber. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Raisi đã bổ nhiệm ông Mokhber làm phó tổng thống thứ nhất vào tháng 8/2021. Ông Mokhber là người thứ 7 đảm nhiệm vai trò đó kể từ khi Iran sửa đổi hiến pháp.

Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber. Ảnh: AP.

Trước khi được bổ nhiệm làm phó tổng thống, ông Mokhber đã có 14 năm làm Giám đốc Setad - một tập đoàn kinh tế hùng mạnh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực từ thiện. Theo Reuters, Setad nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà lãnh tụ tối cao Iran, có trị giá ước tính hàng chục tỷ USD. Dưới sự lãnh đạo của ông Mokhber, Setad đã phát triển vaccine Covid-19 của Iran có tên Coviran Barekat vào giai đoạn đỉnh điểm đại dịch.

Marwan Bishara, nhà phân tích chính trị cấp cao của Al Jazeera, nói rằng Iran có bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ và hệ thống chính trị có năng lực và cân bằng. Lãnh tụ Khamenei khẳng định với người Iran rằng vụ tai nạn sẽ không làm gián đoạn hoạt động của đất nước.

Vụ tai nạn đã cướp đi của Iran những nhà lãnh đạo tài giỏi, nhưng chắc chắn Iran sẽ vượt qua được mất mát to lớn này và sẽ tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

User
Ý KIẾN

Các cuộc không kích của Israel vào Liban hôm thứ Hai đã giết chết hơn 490 người, bao gồm hơn 90 phụ nữ và trẻ em, ngoài ra gần 1.700 người bị thương.

Sự kiện “Ngày thứ Hai đẫm máu” với lệnh phát động tấn công lực lượng Hezbollah tại Nam Liban của Israel đã đánh dấu một chương mới trong cuộc chiến kéo dài gần nửa thế kỷ giữa Israel và Hezbollah. Cuộc tấn công liên tiếp của Israel vào ngày 23/9 đã khiến gần 500 người chết và hơn 1.600 người bị thương, một bước leo thang mới trong xung đột ngay sau sự kiện hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ trong tuần trước tại Liban.

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã tiến hành một làn sóng tấn công dữ dội vào các mục tiêu của Hezbollah ở bên kia biên giới và cũng bị đáp trả tương tự.

Thế giới tạo ra 57 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Con số này cho thấy rác thải nhựa vẫn tiếp tục là một vấn nạn mà các nước cần chung tay giải quyết. Tái chế được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng rác thải nhựa đang làn tràn khắp nơi.

Từ ngày 10/9, Nga phát động một cuộc phản công lớn ở khu vực Kursk, đồng thời đẩy mạnh tấn công ở miền Đông Ukraine. Cuộc xâm nhập vào Kursk đang khiến Kiev phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan cả về quân sự và ngoại giao.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một số nguồn tin khu vực nhận định vụ việc do lực lượng tình báo Israel tiến hành, nhằm đáp trả vụ ám sát một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Israel mà Tel Aviv cáo buộc do Hezbollah thực hiện.

Nhiều nước châu Âu cấm học sinh dùng điện thoại di động; Nỗ lực duy trì việc học cho trẻ em Gaza; Dịch bệnh ngăn trẻ đến trường; Anh triển khai AI trong trường học... là 4 vấn đề của học sinh khi năm học mới bắt đầu.

Việc tỷ phú Elon Musk không tuân thủ lệnh Tòa án Tối cao Brazil cho thấy sức mạnh khủng khiếp của ông Musk và đế chế kinh doanh của ông. Chưa nói đến tiền của, chính sức mạnh và thế lực độc lập trên phạm vi toàn cầu mà Elon Musk nắm giữ mới là thứ khiến người ta lo ngại.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản hôm 12/9 đã chốt danh sách ứng cử viên tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng này, với số ứng cử viên cao kỷ lục là 9 người. Theo quy định, Chủ tịch mới của LDP, đảng nắm đa số ghế tại Quốc hội, sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản, sau khi Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida từ chức. Với 9 ứng viên tranh cử, cuộc bầu cử sắp tới của LDP được dự báo sẽ vô cùng gay cấn.

Bão, lũ đang hoành hành nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi tại châu Á, Trung Quốc đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão Yagi thì người dân nước Mỹ lại đang gấp rút gia cố nhà cửa để đón bão Francine và các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi khô cằn lại bị nhấn chìm trong nước lũ.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) diễn ra từ ngày 5 đến 9 tại Bắc Kinh. Đây là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi.

Trong 24 giờ qua, Kiev thiệt hại 810 binh sĩ trong các trận giao tranh với quân thuộc nhóm quân Yug (phía Nam) của Nga. Nhóm này cũng đã phá hủy một kho đạn dược và hai xe bọc thép của Ukraine.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, ngày 6/9, quân đội Nga đã đẩy lùi hai cuộc tấn công của Ukraine vào Matveyevka và Olgovka, đồng thời ngăn chặn các nỗ lực tấn công của Ukraine vào ba khu định cư.

Theo WHO, lô vaccine đậu mùa khỉ đầu tiên được gửi tới Cộng hòa Dân chủ Congo là một nỗ lực kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 4/9 đã bắt đầu chuyến công du Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng do cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 là sự kiện tạo nền tảng quan trọng để Nga thúc đẩy chính sách hướng Đông được Nga đề ra từ hơn một thập kỷ trước, trên cơ sở xác định thế kỷ XXI là “thế kỷ của châu Á”.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ đầu cuộc xung đột đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Israel, nhằm gây sức ép yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu hành động để đạt được thỏa thuận ngừng bắn, giải cứu các con tin còn lại.

Hãng thông tấn Nga TASS trích dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất tới 400 người và 12 xe bọc thép trong ngày qua tại Khu vực Kursk. Tổng số quân Ukraine thiệt mạng kể từ khi giao tranh bắt đầu ở khu vực này là hơn 9.300. Không quân Nga đã tấn công lực lượng dự bị của Ukraine tại 15 địa phương ở Khu vực Sumy trong ngày.

Chiến sự leo thang ở Trung Đông đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực.

Các công ty công nghệ lớn đều không tiếc tiền chi mạnh tay cho hệ thống AI của riêng mình, bên cạnh việc đầu tư chiến lược vào các dự án tiềm năng khác.

Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris có nhiều quan điểm và chính sách khác nhau về những vấn đề nổi cộm mà cử tri Mỹ quan tâm.

Chiến dịch quân sự tàn khốc của Israel vào Gaza đã cướp đi sinh mạng hơn 40.000 người, gây sự phẫn nộ của quốc tế. Đến nay, ngọn lửa bạo lực đã lan sang Bờ Tây.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 29/8 đã đưa ra lời giải thích lý do tại sao bà thay đổi một số lập trường của mình về vấn đề khai thác khí đá phiến và nhập cư. Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN, bà Harris nói rằng các giá trị của bà không thay đổi, nhưng thời gian làm Phó Tổng thống đã mang đến góc nhìn mới về một số vấn đề cấp bách nhất của đất nước.

Trả lời phỏng vấn của Đài CNN, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết việc giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế và củng cố tầng lớp trung lưu sẽ là ưu tiên hàng đầu của bà trong ngày đầu tiên đắc cử Tổng thống.

Tỉ phú Pavel Durov, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) ứng dụng nhắn tin Telegram đã bị bắt giữ tại Pháp để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát, tập trung vào việc Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt khiến nền tảng này có thể được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp.

Pavel Valerievich Durov, một công dân đa quốc tịch, người vừa bị cảnh sát Pháp bắt giam với cáo buộc vi phạm pháp luật nước này hiện đang sở hữu khối tài sản hơn 15,5 tỷ đô la Mỹ và có tới hơn 100 người con ruột tại 12 quốc gia.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Khu vực Trung Đông hiện đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều năm qua. Ngày 25/8 đã chứng kiến cuộc giao tranh lớn nhất trong 11 tháng qua giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah có trụ sở tại Liban, khi Hezbollah phóng hơn 300 quả tên lửa vào 11 mục tiêu quân sự ở Israel.

Trung Quốc giờ đây là một trong những siêu cường trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và là một trong những quốc gia tiên phong về đổi mới sáng tạo.

Mặc dù du lịch là nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ và doanh nghiệp, nhưng đối với người dân địa phương, những tác động tiêu cực của du lịch đang bắt đầu lớn hơn lợi ích.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tiết lộ tham vọng chiến lược của Kiev tại Kursk, đó là thiết lập vùng đệm an ninh trên lãnh thổ Nga.

Các cuộc điều tra cho thấy số người ủng hộ bà Harris đang vượt trội so với ứng viên Đảng Cộng Hòa Donald Trump.

Hy Lạp đang đối mặt với một số thách thức từ cuộc khủng hoảng nước, cháy rừng cho đến dịch bệnh, đòi hỏi Athen phải nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó.

Ngành du lịch Trung Quốc đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua chiến lược "Made in China 2025", Trung Quốc kỳ vọng trở thành một cường quốc chế tạo hàng đầu của thế giới.

Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trên mọi lĩnh vực, hướng tới một nền kinh tế phát triển chất lượng cao và bền vững.

Trong thời đại bùng nổ dân số như ngày nay, tình trạng thiếu lương thực đã trở thành vấn đề nan giải của hầu hết các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới. Việc tìm nguồn thực phẩm bổ sung và thay thế là vấn đề cấp bách. Cơ quan Thực phẩm Singapore vừa phê duyệt 16 loài côn trùng có thể dùng làm thực phẩm cho con người.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa trải qua một tuần rất nóng với những diễn biến mới. Trong đó có việc bà Harris, Phó Tổng thống Mỹ, ứng cử viên của Đảng Dân chủ đã quyết định chọn ông Tim Walz làm liên danh tranh cử.

Indonesia những năm gần đây đang nhanh chóng nổi lên như một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và triển vọng. Vị trí chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng lực lượng lao động trẻ và chất lượng cao được xem là chìa khóa cho sự vươn mình của nước này.

Biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên, dữ dội và kéo dài hơn trên toàn cầu. Theo Liên hợp quốc, tác động của nắng nóng thường ít được nhìn thấy hơn bão hoặc lũ lụt, nhưng lại gây chết người nhiều hơn.

Các nhà lãnh đạo Iran cùng các nhóm được Iran hậu thuẫn, hay còn gọi là “trục kháng chiến” tuyên bố sẽ trả đũa Israel một cách mạnh mẽ, đẩy Trung Đông trên bờ vực chiến tranh toàn diện. Hiện Iran sẽ tấn công khi nào và với kịch bản như thế nào đang trở thành vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm.

Tốc độ tiến công gần đây của Nga trái ngược hoàn toàn với những thành quả chậm nhưng ổn định mà Moscow đạt được từ đầu năm đến nay ở mặt trận Donetsk. Điều này đang đặt Ukraine vào tình thế đáng lo ngại.

Bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu của di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đối với các quốc gia và cộng đồng quốc tế để phát triển bền vững.

Hiện nay, Israel đang bị quy trách nhiệm thực hiện cả hai vụ ám sát. Những diễn biến mới đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực vốn đã bất ổn, khi căng thẳng giữa Israel với Hamas, Hezbollah và Iran bị đẩy lên một nấc thang mới, đồng thời đặt câu hỏi rằng liệu Israel có phải một nhà nước hiếu chiến?

Kết quả khảo sát mới đây cho thấy, những lợi thế mà cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa có được trước Tổng thống Biden hầu như đã thay đổi trong cuộc đua mới với bà Harris, sau khi bà Harris nhận được một loạt sự ủng hộ của các đảng viên đảng Dân chủ và nhận được số tiền ủng hộ cao kỷ lục.