Israel hạ thủ lĩnh Hamas: Vòng xoáy bạo lực mới tại Trung Đông

Cái chết của Yahya Sinwar – một trong những nhà lãnh đạo cứng rắn nhất của phong trào kháng chiến Palestine đã để lại một khoảng trống lớn trong hàng ngũ lãnh đạo của Hamas, trong bối cảnh phong trào này đang đối mặt với các thách thức nghiêm trọng từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc hạ sát thủ lĩnh Hamas liệu có đáp ứng được kỳ vọng của Israel, hay sẽ là điểm khởi đầu cho một vòng xoáy bạo lực mới tại Gaza và toàn khu vực Trung Đông?

Thủ lĩnh Hamas - Yahya Sinwar là ai?

Yahya Sinwar, sinh năm 1962 tại trại tị nạn Khan Younis ở Dải Gaza, là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu và cứng rắn nhất của Hamas - phong trào Hồi giáo có ảnh hưởng lớn tại Palestine. Sau khi tốt nghiệp đại học, Sinwar tham gia nhiều hoạt động kháng chiến tại Gaza, và là một trong những người sáng lập Lữ đoàn Qassam, lực lượng quân sự của Hamas đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại Israel.

Yahya Sinwar được coi là một trong những thủ lĩnh có vài trò kiến tạo phong trào Hamas.

Sinwar nổi tiếng là một nhà lãnh đạo kiên định với phương pháp đấu tranh vũ trang, khẳng định rằng đó là cách duy nhất để chống lại sự chiếm đóng của Israel. Ông từng bị Israel bắt nhiều lần trong những năm 1980 vì tham gia vào các hoạt động thù địch với Israel và sau đó bị tuyên bốn án tù chung thân vào năm 1988 với cáo buộc bắt cóc và giết hại hai binh sĩ Israel.

Trong suốt hơn hai thập kỷ bị giam giữ, Sinwar học tiếng Hebrew và trở thành người am hiểu sâu về chính trị nội bộ Israel. Ông cũng từng viết một tiểu thuyết về cuộc đấu tranh của người Palestine - tác phẩm "The Thorn and the Carnation", được cho là có những nội dung tự truyện về cuộc đời ông. Sinwar được thả vào năm 2011 trong một thỏa thuận trao đổi tù nhân, một dấu mốc mở đường cho việc ông trở lại trong hàng ngũ lãnh đạo của Hamas.

Năm 2017, Yahya Sinwar trở thành thủ lĩnh Hamas tại Gaza, thay thế Ismail Haniyeh, người lúc đó được bầu làm lãnh đạo chính trị của Hamas. Dưới sự lãnh đạo của Sinwar, Hamas đã có những bước phát triển đáng kể trong việc xây dựng hệ thống cơ sở phòng thủ, phát triển tên lửa tự chế và phát động tấn công vào lực lượng Israel.

Ông được xem là biểu tượng cho cuộc đấu tranh không khoan nhượng của người Palestine, nhưng cũng là đối tượng bị Israel xem là kẻ thù số một. Ngày 17/10/2023, Israel tuyên bố đã tiêu diệt Yahya Sinwar trong một chiến dịch tại Rafah, miền Nam Gaza, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột Israel - Palestine.

Video hé lộ giây phút cuối cùng của Yahya Sinwar.

Một nhà lãnh đạo cứng rắn của phong trào Hamas

Năm 2017, Sinwar chính thức trở thành thủ lĩnh Hamas tại Gaza, kế nhiệm Ismail Haniyeh, người đã lãnh đạo phong trào này qua nhiều giai đoạn căng thẳng. Với phong cách lãnh đạo cứng rắn và quyết liệt, Sinwar luôn khẳng định quan điểm đấu tranh bạo động vũ trang để bảo vệ người Palestine trước sự chiếm đóng và đàn áp của Israel.

Không dừng lại ở một thủ lĩnh tinh thần của Hamas, Sinwar đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đối đầu quân sự của phong trào này với Israel. Trong cuộc tấn công kéo dài 7 tuần vào năm 2014, ông là người lên kế hoạch và trực tiếp chỉ huy đối phó với các hoạt động quân sự của Israel. Năm 2015, Mỹ liệt Sinwar vào danh sách “khủng bố toàn cầu đặc biệt”.

Sau vụ tấn công ngày 7/10/2023 vào Israel của Hamas, ông đã trở thành kẻ thù số một của Israel. Các báo cáo tình báo của Israel cho biết Sinwar thường ẩn nấp sâu trong hệ thống hầm bí mật của Hamas – nơi cũng được cho là đang giam giữ rất  nhiều tù binh Israel.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2021 với Vice News, Sinwar cho biết dù người Palestine không muốn chiến tranh vì cái giá quá lớn, họ sẽ không bao giờ “giương cờ trắng”.

"Trong một thời gian dài, chúng tôi đã thử đấu tranh hòa bình bằng con đường bất bạo động. Chúng tôi đã kỳ vọng rằng thế giới, những người yêu tự do và các tổ chức quốc tế sẽ đứng về phía người Palestine, ngăn chặn sự chiếm đóng và tội ác của Israel. Nhưng thật không may, thế giới đã đứng nhìn mà không làm gì cả".

Ông Yahya Sinwar cho biết

Với phát ngôn này, Sinwar có thể đã ám chỉ đến cuộc tuần hành Great March of Return, khi hàng ngàn người Palestine đã biểu tình hàng tuần tại biên giới Gaza từ năm 2018 đến 2019. Các cuộc biểu tình đó đã bị Israel đàn áp, khiến hơn 220 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Khi được hỏi về chiến thuật của Hamas, bao gồm việc phóng tên lửa có thể gây nguy hiểm cho dân thường, Sinwar cho biết người Palestine đang chiến đấu bằng mọi phương tiện có sẵn. Ông cáo buộc Israel cố tình giết hại hàng loạt thường dân Palestine bằng những vũ khí hiện đại, chính xác.

"Liệu thế giới có mong chúng tôi là những nạn nhân im lặng trong khi chúng tôi bị giết hại, để chúng tôi bị tàn sát mà không hề phản kháng?" Sinwar đặt câu hỏi.

Trẻ em Palestine xếp hàng để nhận đồ ăn được phân phát tại Deir el-Balah, miền trung Gaza, vào ngày 17 tháng 10. Ảnh: AP

Cái chết của Sinwar và hệ lụy với Hamas

Ngày 17/10, Israel tuyên bố đã tiêu diệt Yahya Sinwar trong một chiến dịch tại Rafah, miền Nam Gaza. Quân đội Israel cho biết thủ lĩnh Hamas bị hạ sát trong một cuộc giao tranh với binh lính Israel. Theo các nguồn tin của Israel, Sinwar bị phát hiện sau khi di chuyển ra bên ngoài hệ thống hầm bí mật cùng một nhóm chiến binh. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đụng độ giữa Hamas và Israel.

Israel sử dụng các thiết bị không người lái để giám sát và tiêu diệt Sinwar. Việc xác định danh tính của Sinwar được thực hiện qua dấu vân tay và hồ sơ sinh trắc mà phía Israel đã từng lưu trữ. Tuy nhiên, Hamas chưa có tuyên bố chính thức về cái chết của thủ lĩnh Yahya Sinwar.

Cái chết bất ngờ của Sinwar hiện đang tạo ra những thách thức lớn cho Hamas, đặc biệt khi phong trào này đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ các cuộc tấn công quân sự liên tiếp của Israel. Việc mất đi một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm như Sinwar có thể tạm thời gây ra tình trạng rối loạn nội bộ trong tổ chức này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng "cuộc chiến tại Gaza chưa kết thúc" sau khi có tin cho rằng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của Israel vẫn còn tiếp tục. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ hy vọng rằng cái chết của Sinwar có thể mở ra cơ hội kết thúc cuộc xung đột kéo dài một năm qua.

"Ngày hôm nay, cái ác đã chịu một đòn giáng mạnh, nhưng nhiệm vụ trước mắt chúng ta chưa hoàn thành", Netanyahu nói trong một bài phát biểu trên truyền hình.

Hình ảnh được cho là binh sĩ Israel đang khiêng thi thể Yahya Sinwar ra khỏi hiện trường.

Daniel Levy, Chủ tịch Dự án Mỹ/Trung Đông và cựu cố vấn của chính phủ Israel nhận định rằng việc tiêu diệt Yahya Sinwar sẽ không chấm dứt hành động phản kháng của người Palestine trước sự đàn áp từ Israel. Ông Levy cho rằng cuộc kháng chiến này bắt nguồn từ người dân Palestine vì họ bị áp bức và bị từ chối các quyền cơ bản.

“Điều này giống như Osama bin Laden”, Levy phân tích rằng việc Israel hạ sát một thủ lĩnh Hamas không có nghĩa là mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. "Bạn tiêu diệt một thủ lĩnh Hamas và nghĩ rằng mọi thứ sẽ êm đẹp mãi mãi. Nhưng đây là một phong trào kháng chiến được khởi nguồn và nuôi dưỡng bởi chính người dân Palestine chống lại Israel".

Levy nhấn mạnh rằng cái chết của Sinwar sẽ không chấm dứt sự phản kháng mà thay vào đó có thể biến ông thành một biểu tượng của phong trào Hamas, gia tăng sức mạnh cho lý tưởng của người Palestine.

Levy cũng chỉ trích Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cho rằng ông đang tìm cách tái cấu trúc khu vực Trung Đông theo một viễn cảnh trong đó Israel đóng vai trò bá quyền mà không có sự hiện diện của người Palestine. “Netanyahu nói rằng Trung Đông có thể vượt qua bóng tối, nhưng chính bóng tối là sự hủy diệt mà Israel đã gây ra – các trường học, bệnh viện, và hơn 40.000 sinh mạng tại Gaza, Bờ Tây, và Beirut", Levy cho biết. "Đây không phải là một hành động hướng tới hòa bình", ông kết luận.

Một người phụ nữ đi ngang qua tấm áp phích của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, tại Bourj al-Barajneh, một trại tị nạn của người Palestine, ở Beirut, Liban. Ảnh: Reuters

Cái chết của Yahya Sinwar sẽ là một dấu mốc quan trọng đối với tương lai của Hamas và tình hình tại Gaza. Sinwar là một trong những thủ lĩnh quan trọng nhất của Hamas, và sự ra đi của ông có thể tạo ra những hệ lụy với tổ chức này. Điều đó có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc lãnh đạo của Hamas, thậm chí có khả năng làm gia tăng sự chia rẽ nội bộ trong tổ chức. Tuy nhiên, việc tiêu diệt Sinwar khó có thể chấm dứt hoàn toàn phong trào kháng chiến của Hamas, bởi vì phong trào này đã được xây dựng trên nền tảng sự phản kháng kéo dài nhiều năm của người dân Palestine đối với Israel.

Về mặt chiến lược, cái chết của Sinwar có thể làm thay đổi cách thức Hamas đối đầu với Israel. Nếu những người kế nhiệm ông quyết định tiếp tục hoặc thậm chí tăng cường các hành động quân sự, xung đột giữa hai bên có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Ngược lại, nếu Hamas tìm cách thay đổi chiến thuật, tình hình có thể có sự điều chỉnh.

Tại Washington, sự kiện này cũng sẽ thay đổi cách nhìn của chính quyền Mỹ đối với tình hình Gaza và Hamas. Sự kiện này có thể làm tăng thêm áp lực lên các quan chức ngoại giao để thúc đẩy các sáng kiến hòa bình hoặc tăng cường hỗ trợ cho Israel. Tuy nhiên, đối với những người theo đuổi giải pháp ngoại giao, cái chết của Sinwar cũng có thể là cơ hội để tạo ra một không gian đối thoại mới, nếu Hamas quyết định tiếp cận theo hướng khác.

Dù vậy, về lâu dài, chính cái nền tảng chính trị và xã hội mà Hamas dựa vào vẫn sẽ quyết định tương lai của tổ chức này, thay vì chỉ một cá nhân lãnh đạo.

Cái chết của Sinwar và những tác động tới cuộc xung đột ở Trung Đông

Việc Israel tuyên bố tiêu diệt Yahya Sinwar, một trong những thủ lĩnh cao cấp của Hamas, không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc xung đột Israel - Palestine mà còn có những tác động rộng lớn đến tình hình địa chính trị tại Trung Đông.

Yahya Sinwar là nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với Hamas, đặc biệt là tại Dải Gaza. Việc ông bị tiêu diệt có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và Hamas, khi nhóm này có thể tiến hành các hành động trả đũa mạnh mẽ. Sinwar không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển khả năng quân sự của Hamas, mà còn là người thúc đẩy các cuộc tấn công quân sự nhắm vào Israel. Sự trả đũa từ phía Hamas và các nhóm vũ trang khác có thể làm cho xung đột trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến làn sóng bạo lực tiếp tục bùng phát.

Cái chết của Yahya Sinwar sẽ để lại một khoảng trống quyền lực lớn trong nội bộ Hamas. Dù Hamas đã trải qua nhiều lần thay đổi lãnh đạo do các vụ ám sát của Israel, nhưng việc mất đi một nhà lãnh đạo có quan điểm cứng rắn và cách điều hành quyết liệt như Sinwar sẽ khiến Hamas gặp khó khăn trong việc duy trì ổn định nội bộ. Đồng thời, sự ra đi của Sinwar cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và động lực chiến đấu của các tay súng Hamas, đặc biệt là trong bối cảnh tổ chức này đang đối diện với nhiều áp lực từ phía Israel.

Hình ảnh Yahya Sinwar những giây phút cuối cùng trước khi bị hạ sát, được ghi bằng thiết bị bay không người lái của Israel.

Việc Israel tiêu diệt Sinwar có thể khiến tình hình khu vực Trung Đông trở nên căng thẳng hơn, không chỉ với Palestine mà còn đối với các quốc gia Ả Rập khác. Sự kiện này cũng có thể kích hoạt một chuỗi phản ứng dây chuyền từ các nhóm vũ trang khác trong khu vực. Các nhóm vũ trang như Hezbollah ở Liban, các lực lượng Houthi ở Yemen hay các tổ chức vũ trang ở Iraq có thể xem đây là lý do để tăng cường các hoạt động quân sự chống lại Israel. Ngoài ra, Iran, một đồng minh của Hamas, có thể phản ứng bằng cách cung cấp thêm sự hỗ trợ cho các nhóm vũ trang nhằm đối phó với Israel, làm gia tăng nguy cơ xung đột lan rộng.

Israel hiện đang xung đột với Hezbollah ở Liban, và các cuộc tấn công từ phía các nhóm vũ trang ở Iraq và Yemen cũng đang nhắm vào các mục tiêu của Israel. Việc Sinwar bị tiêu diệt có thể trở thành lý do để các nhóm này gia tăng cường độ tấn công, đồng thời khơi mào cho các cuộc xung đột quy mô lớn hơn, thậm chí có nguy cơ bùng phát thành một cuộc chiến tranh khu vực.

Đáng chú ý, Israel và Iran đã có nhiều lần đối đầu quân sự gián tiếp, và căng thẳng giữa hai nước vẫn luôn ở mức cao. Trong bối cảnh này, nếu Iran tăng cường hỗ trợ quân sự cho Hamas hoặc các nhóm thân Iran ở Liban và Syria, khả năng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Israel và Iran là hoàn toàn có thể xảy ra, tạo ra một vòng xoáy bạo lực mới tại Trung Đông.

Việc ám sát một lãnh đạo cấp cao của Hamas như Sinwar có thể làm suy giảm khả năng đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Sinwar, dù nổi tiếng với lập trường cứng rắn, nhưng cũng từng đưa ra những tuyên bố về việc tìm kiếm giải pháp hòa bình nếu các điều kiện của Palestine được đáp ứng. Việc ông bị loại bỏ sẽ làm cho các cuộc đàm phán trở nên khó khăn hơn, khi Hamas có thể chuyển sang một lãnh đạo cứng rắn hơn và giảm khả năng đối thoại với Israel.

Cái chết của Yahya Sinwar có tác động sâu rộng đến cả tình hình xung đột giữa Israel và Hamas, lẫn toàn khu vực Trung Đông. Việc này không chỉ làm gia tăng nguy cơ leo thang bạo lực mà còn có thể đẩy khu vực vào một cuộc xung đột toàn diện hơn. Trong bối cảnh căng thẳng này, cộng đồng quốc tế sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát và ngăn chặn nguy cơ bùng nổ chiến tranh quy mô lớn.

User
Ý KIẾN

Sau khi Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có hiệu lực vào năm 2002, người ta hy vọng rằng kỷ nguyên miễn tội đối với các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng sắp kết thúc.

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vừa đạt được đồng thuận về việc cần có một luật mới về di cư nhằm đẩy nhanh quá trình trục xuất những người nhập cư không có giấy tở hợp pháp.

Trong bối cảnh chỉ còn hơn 2 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử, cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều đang tiếp tục chạy đua quyết liệt để giành lấy sự ủng hộ từ những cử tri chưa quyết định. Nhập cư là một trong những vấn đề được cử tri Mỹ hết sức quan tâm trong cuộc bầu cử và thể hiện rõ sự khác biệt trong quan điểm của hai ứng cử viên.

Sau khi Israel xác nhận lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar đã thiệt mạng, Tổng thống Mỹ Biden cho rằng đây là tín hiệu tích cực, có thể mở ra chương mới cho người Israel và Palestine.

Đoàn công tác Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao do ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn đã vừa có chuyến làm việc với cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Thái Lan và tham dự lễ khánh thành Cổng Phố văn hóa Thái Lan - Việt Nam tại thành phố Nakhon Phanom.

Israel tuyên bố thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Lực lượng phòng vệ Israel, trong khi Hamas chưa xác nhận thông tin này. Nhiều ý kiến cho rằng, cái chết của ông Sinwar sẽ là cơ hội để mở ra khả năng chấm dứt xung đột ở dải Gaza.

Cái chết của Yahya Sinwar – một trong những nhà lãnh đạo cứng rắn nhất của phong trào kháng chiến Palestine đã để lại một khoảng trống lớn trong hàng ngũ lãnh đạo của Hamas, trong bối cảnh phong trào này đang đối mặt với các thách thức nghiêm trọng từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc hạ sát thủ lĩnh Hamas liệu có đáp ứng được kỳ vọng của Israel, hay sẽ là điểm khởi đầu cho một vòng xoáy bạo lực mới tại Gaza và toàn khu vực Trung Đông?

Tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Hiệp hội Bóng đá Việt Nam tại Hàn Quốc (VFAK) và công ty IC Food đã vừa tiến hành buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai bên với mục tiêu hỗ trợ phát triển phong trào bóng đá của người Việt Nam tại Hàn Quốc.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar đã mang lại cơ hội hòa bình ở Trung Đông nhưng cảnh báo cuộc chiến ở Gaza vẫn chưa kết thúc và Israel sẽ tiếp tục cho đến khi các con tin được trả tự do.

Lực lượng Houthi ở Yemen đe dọa trừng phạt Mỹ vì đã tiến hành một loạt cuộc không kích vào các khu vực do lực lượng này kiểm soát ở Yemen, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các tàu trên các tuyến vận tải quốc tế.

Quân đội Israel (IDF) vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc cuối đời của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, người bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công tại miền Nam Gaza. Đây được coi là đòn giáng mạnh vào lực lượng Hamas trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai bên.

Tổng thống Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas đã tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng trước để cảm ơn 124 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết đầu tiên của Palestine tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Theo một số báo cáo ban đầu của Israel, Yahya Sinwar - thủ lĩnh Hamas, người chỉ đạo vụ tấn công Israel ngày 7/10 dẫn đến cuộc chiến ở Gaza, đã thiệt mạng trong một cuộc chạm trán bất ngờ với lực lượng mặt đất của Israel.

Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang sống trong tình cảnh nghèo cùng cực, với hơn một nửa trong số đó là trẻ em. Đây là đánh giá trong Báo cáo Chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Sáng kiến phát triển con người và nghèo đói Oxford (OPHI) công bố.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 17/10 đã cắt giảm lãi suất thêm 0,25%, đánh dấu lần thứ ba trong năm ECB đưa ra quyết định này.

Một tòa án tại Bangladesh vừa phát lệnh truy nã bà Sheikh Hasina - cựu Thủ tướng bị lật đổ hồi tháng 8, với cáo buộc về "tội ác chống lại loài người".

Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trình bày "Kế hoạch chiến thắng" trước Quốc hội nước này, cả Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga đã lên tiếng về kế hoạch này của Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên với 6 quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nhằm cùng lên tiếng kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột và ngăn chặn chiều hướng leo thang căng thẳng ở Trung Đông.

Cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các nguyên thủ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 2024 hôm 17/10 đã khép lại tại Thủ đô Islamabad của Pakistan, với các cam kết được nêu bật trong chủ đề “Tăng cường đối thoại đa phương, phấn đấu hướng tới hòa bình và thịnh vượng bền vững”.

Theo CNN, Israel đã xác nhận với các quan chức Mỹ rằng, thủ lĩnh nhóm Hamas Yahya Sinwar đã chết theo kết quả xét nghiệm ADN ban đầu, trong chiến dịch của Israel ở miền nam Dải Gaza.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho biết nước này đã tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào 5 địa điểm cất giữ vũ khí ngầm tại các khu vực do lực lượng Houthi kiểm soát ở Yemen.

Ngày 17/10, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, trong ngày qua, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 250 quân nhân và 6 người đầu hàng làm tù binh chiến tranh (POW) tại Vùng Kursk. Tổng cộng, Ukraine đã thiệt hại hơn 23.850 quân nhân kể từ khi bắt đầu mở cuộc đột kích vào khu vực này.

Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện việc xây dựng cơ sở nghiên cứu vật lý trị giá 300 triệu USD nằm sâu 700m dưới lòng đất ở tỉnh Quảng Đông. Dự án có tên "Đài quan sát Neutrino ngầm Giang Môn (JUNO)" đã được xây dựng trong 10 năm qua.

Gần đây, Nga đã liên tục đạt được những bước tiến đáng kể ở mặt trận phía Đông Ukraine. Các nhà phân tích cho biết, chỉ trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, diện tích lãnh thổ mà quân đội Nga kiểm soát được nhiều hơn tới 5,5 lần so với cả năm 2023.

Mỹ thông báo, oanh tạc cơ tàng hình B-2 đã tập kích mục tiêu tại Yemen, đánh dấu lần đầu loại máy bay này tham gia chiến dịch chống Houthi.

Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD trong 12 tháng qua, chủ yếu là do các vụ lừa đảo qua tin nhắn văn bản với những giao dịch “tốt đến mức không thể tin được”.

Nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ yếu đi đã khiến xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9 giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2023.

Triều Tiên có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, chính vì vậy bán đảo này đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách của các nước lớn và hiện đang bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Người dân hai miền Triều Tiên khao khát hòa bình để có thể phát triển kinh tế và đóng góp cho khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy: mơ ước chính đáng đó đang ngày một xa vời. Phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc bình luận với Tiến sĩ Phan Cao Nhật Anh, đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về vấn đề này.

Chiếc áo thi đấu màu đỏ của Michael Jordan trong mùa giải vô địch bóng rổ 1996-1997 với đội Chicago Bulls sẽ được bán đấu trên sàn Sotheby's ngày 23/10 tại New York, Mỹ.

Hãng Fujitsu của Nhật Bản mới giới thiệu công nghệ hỗ trợ trí tuệ để phân tích chuyển động của con người tại một triển lãm thương mại gần Tokyo, với hy vọng công nghệ mới có thể giúp bảo tồn văn hóa truyền thống khi Nhật Bản đang đối mặt sự sụt giảm dân số.

Tập đoàn thời trang xa xỉ Prada của Italia và công ty khởi nghiệp Axiom Space tại Mỹ đã công bố thiết kế mới của bộ đồ du hành vũ trụ được dành cho sứ mệnh đưa tàu Artemis 3 của NASA lên mặt trăng.

Mới đây, chiếc EA-18G Growler thuộc Phi đoàn Tác chiến điện tử số 130 của hải quân Mỹ đã rơi ở khu vực phía đông núi Rainier vào ngày 16/10 khi bay huấn luyện. Hải quân Mỹ điều nhiều phương tiện tìm kiếm cứu nạn, trong đó có trực thăng MH-60S, song chưa tìm thấy hai phi công trên chiếc máy bay gặp nạn.

Các nước Baltic - Bắc Âu đã quyết định cung cấp cho Ukraine một gói hỗ trợ năng lượng, nhằm tăng cường khả năng phục hồi năng lượng và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của Ukraine trong mùa Đông năm nay.

Nga đã lên tiếng bác bỏ “Kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho rằng kế hoạch này chỉ gây bất hạnh cho Kiev.

Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết, Hội đồng Nhân dân tối cao (tức Quốc hội Triều Tiên) đã sửa đổi Hiến pháp, trong đó chỉ định Hàn Quốc là "quốc gia thù địch".

Các quan chức Mỹ dự báo Israel sẽ trả đũa Iran trong tháng này và trước ngày bầu cử Mỹ 5/11.

Chính phủ Mỹ vừa công bố gói viện trợ mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine, trong đó có vũ khí phòng không, thiết giáp và đạn pháo để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Kiev.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày “Kế hoạch chiến thắng” trước Quốc hội nước này.

Giới chức Nigeria cho biết số người thiệt mạng trong vụ xe bồn chở nhiên liệu phát nổ do bị lật ngày 16/10 ở bang Jigawa, miền Bắc nước này, đã tăng lên hơn 140 người, trong đó có cả trẻ em.

Bộ Y tế Liban thông báo 16 người đã thiệt mạng và 52 người khác bị thương trong một cuộc không kích của Israel nhằm vào trụ sở chính quyền thành phố Nabatieh ở miền Nam Liban.

Cựu ca sĩ nhóm nhạc One Direction, Liam Payne, đã tử vong bên ngoài một khách sạn ở Buenos Aires, Argentina. Cảnh sát địa phương xác nhận rằng nam ca sĩ 31 tuổi này được phát hiện đã qua đời sau khi rơi từ ban công tầng ba.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Đức trong 2 ngày 17 và 18/10 và thăm Angola trong tháng 12. Những chuyến thăm này từng bị hoãn khi Tổng tống Biden chỉ đạo các hoạt động ứng phó với cơn bão Milton.

Cuộc khủng hoảng nạn đói ở Gaza đang ngày một nghiêm trọng khiến cho số lượng lớn người dân ở đây đang phải tiếp tục di tản. Trong khi đó, cuộc xung đột kéo dài giữa Israel và Hamas vẫn đang tiếp diễn, khiến khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo tại khu vực bị hạn chế.

Ngày 16/10, Israel thông báo tổng cộng 50 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza. Động thái diễn ra sau khi Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Tel Aviv, cảnh báo sẽ dừng viện trợ quân sự nếu Israel không tăng cường đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Ngày 16/10, Bộ trưởng Quốc phòng Iran khẳng định việc Mỹ triển khai tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD đến Israel chỉ là đòn chiến tranh tâm lý và hoàn toàn không thể tạo ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào trên thực địa.

Ngày 16/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova cho biết bất kỳ việc triển khai vũ khí hạt nhân nào của Mỹ tới Nhật Bản theo ý tưởng "NATO châu Á" sẽ dẫn đến sự sụp đổ an ninh khu vực.