Khai mạc Hội nghị Ngoại giao 31 - Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng
(HanoiTV) - Sáng 15/12, Hội nghị Ngoại giao 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Mở đầu bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, Hội nghị đối ngoại được tổ chức với quy mô toàn quốc đóng vai trò quan trọng trọng việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đối ngoại trong thời gian tới.
Trong bối cảnh thế giới còn có nhiều biến động, đặc biệt là diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, Thủ tướng đánh giá cao chủ đề của Hội nghị lần này là “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, thể hiện sự quyết tâm, tính chiến đấu của toàn ngành ngoại giao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra những thay đổi, biến động nổi bật trong hai năm vừa qua mà ngành ngoại giao cần xác định rõ để đề ra những đường hướng phù hợp trong thời gian tới.
Đề cập đến những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ làm công tác đối ngoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số thành tựu xuất sắc mà ngành ngoại giao đã đạt được trong thời gian qua.
Theo Thủ tướng, có được những thành tích nêu trên là nhờ ngành Ngoại giao đã cụ thể hóa, thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết thống nhất, phát huy truyền thống ngành Ngoại giao, linh hoạt thích ứng với tình hình mới; với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phương và bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng gợi mở những vấn đề ngành Ngoại giao phải chú ý tập trung giải quyết như nghiên cứu chiến lược, tích lũy cơ sở dữ liệu để có được một kho tàng cơ sở dữ liệu đầy đủ, toàn diện trên các mặt để phân tích kỹ càng, thông tin chính xác; ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển bền vững từ chiều rộng sang chiều sâu; phát huy hợp tác kinh tế tiềm năng ở những địa bàn có tính chất chiến lược; nâng cao cơ sở vật chất, đời sống tinh thần của cán bộ ngoại giao.
Trong 2 năm tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần phải dự báo tình hình quốc tế trên cơ sở đánh giá những kết quả đã làm được và chưa làm được, để từ đó định hình công tác đối ngoại cho phù hợp để hóa giải thách thức, tận dụng thời cơ để phát triển.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong nước, Việt Nam nói chung và ngành đối ngoại nói riêng cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo cương lĩnh, Hiến pháp, là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không bỏ qua an sinh xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần;
Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; hướng tới mục tiêu 2045 và trước mắt triển khai nghị quyết Đại hội XIII về đối ngoại; vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ từ sớm từ xa bằng các biện pháp ngoại giao; kết hợp chặt chẽ, phát huy quan hệ hữu cơ giữa công tác đối nội và đối ngoại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Với những thành quả của 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, lịch sử, chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, trải qua những khó khăn của chiến tranh, bao vây cấm vận, phải hoạt động dựa vào viện trợ quốc tế, thì ngày nay đã trở thành nước có nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á.
Thủ tướng cho rằng, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12 đã khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đối ngoại, khẳng định những nền tảng quan trọng, quan điểm cơ bản để phát triển ngành ngoại giao phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc tối thượng, nhân ái, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh phương châm “14 chữ”: “tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả và cùng phát triển”; đổi mới tư duy với với lợi ích quốc gia là tối thượng; cương quyết nhưng kiên định, mềm mại, linh hoạt, hiệu quả.
Về 3 trụ cột ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, về ngoại giao chính trị, Việt Nam cần kiên trì đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy với các nước và là thành viên có trách nhiệm, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Thủ tướng cho rằng, công tác đối ngoại cần xây dựng hình ảnh tình cảm, chân thành và tin cậy với bạn bè quốc tế và các doanh nghiệp, tuân thủ tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, làm cho họ hiểu về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, đáp ứng xu thế của thời đại là hòa bình, hợp tác và phát triển.
Thay mặt cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi lời cảm ơn chân thành tới Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính là những định hướng, chỉ đạo khái quát toàn diện, sâu sát, có trọng tâm cho ngành Ngoại giao trong thời gian tới, đặc biệt là trong 2 năm 2022 và 2023. Đây là nguồn động viên, khích lệ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho ngành Ngoại giao quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối Đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, vì sự phát triển ổn định của đất nước.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, sau Hội nghị, ngành Ngoại giao sẽ đưa ra nghị quyết, chương trình hành động để tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhất là Tổng Bí thư; đưa những ý kiến chỉ đạo này thành những đề án, kế hoạch cụ thể, để tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả cả trong nước và các cơ quan đại diện.
Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 31 đã diễn ra Lễ trao khen thưởng cho một số tập thể và cá nhân có thành tích nổi bật trong thời gian vừa qua./.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, sáng 7/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn tất các nội dung của phiên họp 41.
Sáng 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Chiều 7/1, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát (VKS) nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Sáng 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Sáng nay (07/01), tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo.
Tiếp tục Phiên họp thứ 41, chiều 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao.
Sáng 6/1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI.
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có ý nghĩa chính trị to lớn, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội, được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ.
Sáng 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chiều ngày 6/1, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chủ trì hội nghị.
Tối 5/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Tối 5/1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ 3 - năm 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đúng vào dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
Sáng nay, 06/01, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 41 – phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025 và chuẩn bị cho kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Sáng nay (06/01), ngành ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tham dự.
Năm 2025, nhiệm vụ bao trùm đối với công tác đối ngoại và ngoại giao là phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong, trọng yếu trong việc tạo lập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần tạo đà cho đất nước tăng tốc, bứt phá, vững bước vào kỷ nguyên mới.
Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị về việc thực hiện Nghị định số 178 năm 2024 của Chính phủ nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giảm gánh nặng chi ngân sách.
Sáng 6/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 41. Phiên họp xem xét, thảo luận về một số nội dung lập pháp quan trọng, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946), tối 5/1, lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - 2025 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô.
Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2024), tối 5/1, lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân - Giải Diên Hồng lần thứ ba 2025 đã diễn ra long trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chủ trì buổi Lễ.
Chiều 5/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đến thăm, làm việc với Công an tỉnh Bình Phước. Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Phước nói chung, lực lượng Công an tỉnh Bình Phước nói riêng sẽ tiếp tục đoàn kết, thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển, văn minh, phồn thịnh.
Sáng 5/1, tại tỉnh Bình Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương.
Tối 4/1, nhân dịp năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại tư gia các cố Thủ tướng ở TP Hồ Chí Minh.
Ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ ba của Lực lượng vũ trang TP. HCM, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng Quân đội Nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 3/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kế hoạch số 290 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Sự ra đời của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị là tín hiệu rất vui mừng với không chỉ riêng cộng đồng khoa học và công nghệ, cộng đồng làm chuyển đổi số, mà còn cho tất cả người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực, phấn đấu để đạt được những kết quả như chúng ta đã đặt ra đến năm 2030 và 2045.
Chiều 4/1, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Công bố quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sáng 4/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Yên Bái.
Sáng 4/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Trong 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thuỵ Điển đã ký kết nhiều hợp tác song phương và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Thuỵ Điển trong thời gian tới
Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Chiều nay 03/01, Bộ Công an tổ chức trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Ngày 3/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tòa án năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Chiều 2/1, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng nêu rõ, nhiệm vụ được giao của vùng Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.
Sáng nay 2/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
Điều 2 quy định cụ thể đối tượng áp dụng chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có quy định với trường hợp có tuổi đời đủ 10 năm trở xuống so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
Bộ Tài chính và Kế hoạch & Đầu tư sau hợp nhất dự kiến giảm số đầu mối khoảng 31,4% và không duy trì mô hình tổng cục.
Hà Nội vừa được Liên hợp quốc lựa chọn là địa điểm tổ chức lễ ký “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng vào năm 2025. Theo Bộ Ngoại giao, đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, bởi lần đầu tiên một địa điểm của nước ta được ghi danh và gắn với một công ước đa phương toàn cầu cho một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.
Sáng nay, trong ngày đầu năm mới 2025, Thành Đoàn TP.HCM đã tổ chức Lễ tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu năm 2024. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đến dự và chúc mừng các công dân trẻ tiêu biểu.
Hà Nội cùng cả nước bước sang năm mới 2025 với khí thế mới và vận hội mới. Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
0