Khai mạc Kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa XVI
(HanoiTV) - Sáng nay, (5/7), tại trụ sở HĐND - UBND TP Hà Nội, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 7 - Kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.
Dự Kỳ họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch Thường trực điều hành phụ trách UBND TP Lê Hồng Sơn; lãnh đạo các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội...
Cùng dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UB MTTQ Việt Nam TP, các ĐB Quốc hội TP, ĐB HĐND TP, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành TP…...
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định: Kỳ họp thứ 7 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 sẽ thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Theo Chủ tịch HĐND TP, từ đầu năm 2022 đến nay, với tinh thần chủ động, đồng hành và trách nhiệm cao, HĐND Thành phố đã tổ chức 3 Kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết nghị về một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, căn cứ Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tập trung, khẩn trương, phối hợp để chuẩn bị các nội dung Kỳ họp.
Kỳ họp dự kiến tổ chức trong 3,5 ngày, trong đó dành thời gian gần 1 ngày cho phiên thảo luận tại tổ và tại Hội trường về nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kinh tế xã hội, đầu tư công...; dành 1 ngày cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn. "Đây là những hoạt động quan trọng của nghị trường nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và trí tuệ của các đại biểu để trao đổi, thảo luận các nội dung quan trọng trong chương trình kỳ họp"- Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh.
Thông tin về các nội dung của Kỳ họp, trong đó, Chủ tịch HĐND Thành phố cho biết, Kỳ họp sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2022.
Theo Chủ tịch HĐND TP, tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố cũng xem xét, thảo luận và thông qua 16 báo cáo, 1 nghị quyết thường kỳ và 14 nghị quyết chuyên đề, trong đó nhiều nội dung rất quan trọng cần tập trung nghiên cứu, trao đổi, thảo luận như: cho ý kiến về định hướng, quan điểm đối với dự thảo Đề án Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, KT-XH trên địa bàn Thành phố; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất; chương trình phát triển nhà ở Thành phố; quy định mức tiền phạt trong lĩnh vực xây dựng khu vực nội thành; thông qua danh mục các cơ sở nhà, đất di dời do không phù hợp quy hoạch trên địa bàn Thành phố...
Về hoạt động giám sát của HĐND Thành phố tại Kỳ họp, ngoài xem xét các báo cáo thường kỳ, HĐND Thành phố sẽ tiến hành hoạt động chất vấn, tái chất vấn, dự kiến về 2 nhóm vấn đề: Tái chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố; chất vấn về công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý Nhà nước trên địa bàn Thành phố. Theo Chủ tịch HĐND Thành phố, đây là những nội dung rất quan trọng và thiết thực, đang được Thành phố tập trung chỉ đạo, được đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm và được các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND Thành phố đăng ký, đề xuất.
“Với phương châm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu HĐND Thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, các đại biểu HĐND theo quy định của Luật, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ, để thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, góp phần vào sự thành công của Kỳ họp” - Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Kể từ ngày 2/1/2025, Hà Nội chính thức áp dụng bản sao chứng thực điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Việc này giúp người dân và cả cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
Năm 2024, bất chấp nhiều khó khăn của bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, Thủ đô Hà Nội đã tăng trưởng GRDP đạt 6,52%, đạt nhiều kỷ lục như thu hút FDI, thu ngân sách.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng.
Theo Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội, 66 nút đèn tín hiệu giao được lắp đặt mới này có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Nguồn tiền trích từ ngân sách TP Hà Nội.
Chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, với việc tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm trật tự an toàn giao thông, Nghị định 168 đang góp phần tích cực thay đổi ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông, trong đó, các lái xe buýt không phải là ngoại lệ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 55/QĐ-UBND về việc thành lập, đặt tên thôn, tổ dân phố mới và đổi tên thôn hiện có trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp". Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ với mong muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số.
Hoàn Kiếm là một trong những địa bàn được đánh giá là đi đầu và có nhiều nỗ lực trong việc thí điểm triển khai phân loại rác tại nguồn trên toàn bộ địa bàn. Để giám sát việc triển khai phân loại rác tại nguồn, quận đã bắt đầu xử phạt vi phạm theo Luật định.
Quận ủy Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và Chương trình số 01 của Quận uỷ.
Sáng 8/1, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố và các tổ chức thành viên đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác, thực hiện chủ đề năm 2024 của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và chủ đề của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội “Nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam cơ sở, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2024 - 2029”, tập trung triển khai thực hiện Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố đã đánh giá hai xã nông thôn mới kiểu mẫu, ba xã nông thôn mới nâng cao của huyện Quốc Oai đủ điều kiện trình thành phố công nhận về đích năm 2024.
UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàn Kiếm - Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” quận Hoàn Kiếm đã trao tặng các phần quà tới các hộ cận nghèo, thoát cận nghèo và các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên đại bàn quận.
Ban Chỉ đạo 197, Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quận Ba Đình đã tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Chiều 7/1, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, bí thư, hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Hà Nội đang nổi lên như một trung tâm sáng tạo văn hóa đầy tiềm năng trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết 09 về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã thể hiện rõ vai trò và ngày càng định hình rõ nét ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Năm 2024, hoạt động thu ngân sách Nhà nước của Hà Nội lập kỷ lục với tổng thu đạt 509.300 tỷ đồng, vượt 24,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,8% so với năm 2023.
Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng CLB Thăng Long nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Chiều 7/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn dự Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2025 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội.
Sáng 7/1, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm nông - lâm - thủy sản chất lượng, an toàn dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tiếp và làm việc với đoàn.
Chiều 7/1, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, bí thư, hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Thành phố Hà Nội đang phân loại rác tại nguồn theo 4 nhóm: nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh và các chất thải khác. Tuy nhiên, người dân còn khá mơ hồ về các khái niệm rác thải.
Toàn hệ thống chính trị của Thủ đô sẽ đồng lòng thực hiện các giải pháp, sớm đưa bộ máy sau sắp xếp hoạt động trơn tru, hiệu quả.
Hàng ngày, vào các khung giờ cao điểm, lượng người và phương tiện lưu thông rất đông đúc trên đường Tô Ngọc Vân, khiến thường xuyên xảy ra ùn tắc. Người dân đã nhiều lần kiến nghị quận Tây Hồ sớm triển khai dự án theo quy hoạch trục không gian quy hoạch bán đảo Quảng An.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất UBND TP Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép tại một số nút giao có lưu lượng phương tiện lớn nhằm giảm ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông trên địa bàn Thành phố.
Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, có thể xem xét cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục.
Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp xuân Ất Tỵ - 2025.
Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng nay, Sở Nội vụ thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị, cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên.
Sáng 7/1, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị. Theo đó, năm 2025, sẽ có Đề án chi tiết sáp nhập các sở và cơ quan tương đương sở; các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện thị xã thống nhất theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy.
Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp xuân Ất Tỵ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì và phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt.
Trên các cánh đồng trồng đào Vân Tảo, nông dân đang tất bật chăm bón, chuẩn bị giai đoạn cuối để xuất bán. Nhiều người tin giá đào năm nay sẽ tăng cao.
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Xuân nhân ái – Tết sẻ chia”, trao quà từ quỹ “Vì người nghèo”.
Sáng 6/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Nỗ lực dọn vệ sinh môi trường để hạn chế ô nhiễm, Thành phố cũng luôn giữ gìn những lá phổi xanh, trong đó có Vườn Quốc gia Ba Vì. Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 60km, không gian xanh mát này một điểm đến hấp dẫn đối với người dân và du khách vào dịp cuối tuần.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho người dân, Công ty môi trường đô thị Urenco đã điều chỉnh thời gian phun nước rửa đường, tăng lượt phun rửa làm sạch các tuyến phố.
Theo công bố kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Hà Nội tiếp tục xếp vị trí đầu bảng, khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh mạng lưới tuyến buýt giai đoạn 1.
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa công bố kế hoạch phân luồng giao thông tại các tuyến đường cửa ngõ thành phố.
Trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời của những người từng lầm lỡ, có sự động viên, giúp đỡ của gia đình, sự hỗ trợ đầy nhân văn của chính quyền địa phương, lực lượng công an cơ sở.
Trong ngày đầu tuần mới, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc sẽ duy trì trạng thái nắng ấm. Thời tiết vẫn se lạnh về đêm và sáng sớm. Sau đó, gió mùa sẽ tràn về làm thay đổi hình thái hiện tại.
Hà Nội triển khai nhiều giải pháp xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc bảo đảm chỗ ở an toàn cho dân. Nỗ lực của hệ thống chính trị và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn đã tạo nên một Thủ đô phát triển toàn diện và bền vững.
0