Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Sáng 23/10, Lễ Khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự buổi lễ. Hanoionline.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Kính thưa Quốc hội,
Thưa các vị khách quý,
Thưa đồng bào và cử tri cả nước,
Hôm nay, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đã đến dự phiên khai mạc Kỳ họp. Trân trọng gửi tới quý vị đại biểu, toàn thể Nhân dân, cử tri, đồng chí, đồng bào, chiến sĩ cả nước lời chào, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Kính thưa Quốc hội,
Căn cứ chương trình kỳ họp đã được thông qua tại phiên họp trù bị, trong 22 ngày (đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11; đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 28/11), Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định những nội dung quan trọng sau đây:
Thứ nhất, về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Là kỳ họp giữa nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023; xem xét và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024, trong đó có phương án cải cách tiền lương từ 01/7/2024; xem xét tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2024; xem xét Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024 - 2026; đồng thời, xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.
Năm 2023, bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn, lớn hơn so với thời cơ, thuận lợi và so với dự báo. Ở trong nước, chúng ta phải tiếp tục đối mặt với “tác động kép” từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài đối với nền kinh tế có độ mở cao như nước ta, và những tồn tại, yếu kém nội tại, tích tụ, kéo dài từ lâu của nền kinh tế tiếp tục bộc lộ rõ và gay gắt hơn trong quá trình khắc phục hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19. Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách 09 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2023, căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu lỹ lưỡng các báo cáo, Tờ trình của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội để phân tích, đánh giá sát thực, khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được; chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém hoặc bất cập, nguyên nhân khách quan và chủ quan; đồng thời, đề xuất, hiến kế các giải pháp nhằm đạt được kết quả cao nhất của năm 2023; xem xét, quyết định mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024 gắn với các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; xem xét kết quả việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kết quả rà soát hệ thống pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.
Thứ hai, về công tác lập pháp
Quốc hội sẽ xem xét thông qua 09 dự án luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông (sửa đổi); cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến đối với 08 dự án luật khác, gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Để chuẩn bị các nội dung về công tác lập pháp, nhất là các dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, ngay sau Kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, yêu cầu cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo, kỹ lưỡng ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4, nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khảo sát, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động, lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Đối với các nội dung thay đổi về chính sách phát sinh trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, đều yêu cầu Chính phủ có ý kiến bằng văn bản và đánh giá kỹ tác động trước khi đưa vào dự thảo luật.
Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã cho ý kiến hai lần tại Kỳ họp thứ 4 và thứ 5, được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tổ chức họp nhiều lần để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo và đã được đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Về cơ bản, dự án Luật đã được điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn, nhiều nội dung khó, mới, phức tạp từng bước được xác định cụ thể. Tuy nhiên, hiện dự án Luật vẫn còn một số nội dung, vấn đề quan trọng chưa được thống nhất, vẫn còn 02 phương án để các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến. Theo đó, đề nghị Quốc hội tập trung góp ý sâu vào những vấn đề lớn, trọng tâm hoặc còn ý kiến khác nhau được nêu trong báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đối với các nội dung có thiết kế 02 phương án, đề nghị phân tích rõ ưu, nhược điểm, tác động của từng phương án, xem xét khách quan, toàn diện để lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo chất lượng, tính ổn định, dài hạn của Luật này khi được Quốc hội thông qua.
Về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đề nghị tập trung bảo đảm tính chặt chẽ, khả thi của các chính sách về huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhà ở; tháo gỡ vướng mắc, xử lý bất cập trong thực tiễn về quản lý nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ; cải tạo, xây dựng nhà chung cư; xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư, kinh doanh; khắc phục tình trạng đầu cơ; quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản... Đặc biệt, cần bảo đảm tính thống nhất giữa các dự thảo luật nêu trên với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các luật, dự thảo luật khác có liên quan; hướng tới hình thành hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đây là dự án Luật khó, nhiều nội dung chuyên sâu, tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và nhiều đối tượng; do đó, đề nghị bám sát quan điểm, các yêu cầu, các chính sách lớn đã đặt ra khi xây dựng dự án Luật; rà soát thận trọng, bảo đảm đồng bộ với Bộ luật Dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế và pháp luật liên quan, tham khảo kinh nghiệm, thông lệ quốc tế và bảo đảm phù hợp với thực tiễn; cho ý kiến để hoàn thiện các quy định về ngân hàng chính sách; việc xử lý vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng; quy định về nợ xấu và xử lý nợ xấu...
Để đảm bảo chất lượng các dự án luật nêu trên, các dự án luật khác và dự thảo nghị quyết dự kiến thông qua tại kỳ họp này, giữa 02 đợt của kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp cho ý kiến tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào thời gian cuối kỳ họp.
Đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến về hồ sơ các dự án luật đã đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay chưa, nhất là các báo cáo đánh giá tác động, dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành kèm theo, cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tính hợp lý, khả thi và các quy định cụ thể về từng nội dung chính sách được sửa đổi, bổ sung trong mỗi dự án luật, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc ngay từ đầu để các cơ quan có thời gian chỉnh lý, bảo đảm chất lượng cao nhất khi xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.
Thứ ba, về hoạt động giám sát tối cao
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023. Phát huy hiệu quả từ Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiếp tục dành thời gian thảo luận tại Hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đồng thời lần đầu tiên kể từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.
Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Căn cứ báo cáo kết quả giám sát, đề nghị Quốc hội phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023, các nguyên nhân khách quan, chủ quan; từ đó, ban hành nghị quyết về giám sát với các kiến nghị, giải pháp khả thi, thiết thực để đẩy nhanh tiến độ và thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Việc chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp này sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày, tập trung vào việc thực hiện các lời hứa, cam kết và yêu cầu của Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề và nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, theo phương châm coi trọng giám sát những vấn đề sau giám sát.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Trên cơ sở báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến từng đại biểu Quốc hội, lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và bộ máy nhà nước, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Kính thưa Quốc hội,
Như vậy, khối lượng công việc của Kỳ họp thứ 6 rất lớn, nhiều vấn đề khó, phức tạp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc hội. Thành công tốt đẹp với nhiều quyết định rất cơ bản và quan trọng tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó, có những quyết sách sẽ được thể chế hóa kịp thời ngay tại Kỳ họp này khẳng định quyết tâm và sự chuẩn bị chắc chắn để cả nước bước vào năm 2024 - năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng. Hưởng ứng lời kêu gọi, sự mong đợi và đề nghị tha thiết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phát biểu bế mạc Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, với kinh nghiệm, tri thức và bản lĩnh vững vàng đã tích lũy, được trui rèn qua một nửa nhiệm kỳ Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy, thực hiện hiệu quả hơn nữa vai trò và trọng trách của người đại biểu Nhân dân; đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; phát huy tinh thần dân chủ đối với từng nội dung của kỳ họp.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Chúc sức khỏe các vị đại biểu Quốc hội và chúc kỳ họp thành công tốt đẹp.
Trân trọng cảm ơn Quốc hội!
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Xe chiến đấu bộ binh XCB-01, do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam phát triển, sở hữu những đặc điểm thiết kế riêng biệt, phù hợp với điều kiện địa hình và môi trường tại Việt Nam. Tại khu trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, mẫu xe này thu hút sự quan tâm đặc biệt từ khách tham quan.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) mang đến Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 hơn 80 sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao và gần 30 sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực dân sự. Toàn bộ các thiết bị đều do Viettel tự chủ về công nghệ, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thực hiện trong nước 100%.
Hôm nay (19/12), Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 sẽ được khai mạc tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Và một trong những màn biểu diễn được mong chờ nhất là 7 chiếc trực thăng Mi kéo quốc kỳ trang trọng bay qua khán đài.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn - một trong những tổ hợp vũ khí hiện đại do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nghiên cứu và phát triển nhận sự được quan tâm lớn tại khu vực trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024).
Vào 9 giờ sáng nay (19/12), Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ được khai mạc. Triển lãm có sự tham gia hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ hơn 30 quốc gia.
Sáng 18/12 tại trụ sở Văn phòng Chính phủ (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".
Chiều 18/12, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân uỷ Trung ương tới dự và chủ trì buổi gặp mặt, động viên thế hệ trẻ trong quân đội, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) khai mạc vào ngày 19/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội, với hơn 200 gian hàng của các đơn vị đến từ 27 quốc gia.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, hôm nay, 18/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc mừng Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Sáng 18/12, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) với chủ đề "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, hôm nay (18/12), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc mừng Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Nhân dịp kỷ niệm dấu mốc lịch sử 30 năm quan hệ Mỹ - Việt Nam vào năm 2025, tại Nhà riêng Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã diễn ra lễ tuyên thệ của khóa tình nguyện viên mới nhất và lớn nhất của Chương trình Hòa Bình tại Việt Nam, kể từ khi chương trình bắt đầu hoạt động tại nước ta.
Sáng 18/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 -2029 đã được tổ chức tại Hà Nội.
Sáng 18/12, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương cho biết, đây là cuộc Tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Từ 9h ngày 21/12, người dân và du khách được vào xem Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, thay vì 13h30 theo lịch ban đầu.
Sáng 18/12, tại Hà Nội đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tổng Bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự đại hội.
Sáng 18/12, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì lễ đón Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Uỷ viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào sang thăm chính thức Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.
Sáng nay, 18/12, tại Hà Nội diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tổng Bí thư Tô Lâm, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự đại hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22/12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thời gian mở cửa cho nhân dân tham quan triển lãm là từ 9h ngày 21/12 cho đến 15h ngày 22/12. Người dân được miễn phí toàn bộ khi tham quan.
Trung ương chỉ cần giảm một bộ, ở dưới địa phương sẽ giảm được 63 sở. Nếu Trung ương giảm 5 bộ, tương đương địa phương giảm được hơn 300 sở. Mỗi huyện trong tỉnh lại giảm từng đó số phòng, theo cấp số nhân sẽ lên đến hàng nghìn phòng. Đó là những con số có thể định lượng ban đầu về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra trong cuộc tọa đàm “Tinh gọn bộ máy: Vừa chạy, vừa xếp hàng” do Đài Hà Nội tổ chức.
Sáng 17/12, chương trình Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 đã được diễn ra tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Sáng 17/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Lễ đón Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Belarus, dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng sang thăm chính thức Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, từ ngày 16-19/12. Ngay sau Lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm.
Sáng 17/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải.
Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.
Sáng 17/12, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.
Tư tưởng, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã thực sự tạo sự thống nhất cao, chuyển biến sâu sắc trong cán bộ, đảng viên Thủ đô. Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đang được triển khai trong toàn Đảng bộ thành phố.
Ngày 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.
Ngày 19/12, những hình ảnh ấn tượng về biên đội trực thăng bay sẽ tiếp tục được các phi công dày dặn kinh nghiệm của Quân chủng Phòng không - Không quân tái hiện lại trên bầu trời Thủ đô Hà Nội.
Năm 2024, công tác thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay, với trên 621.000 vụ việc được thi hành xong, thu được trên 117 nghìn tỷ đồng.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19 đến 22/12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) sẽ có sự góp mặt của nhiều khí tài quân sự như các loại tên lửa, phương tiện và vũ khí phòng không tới từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Buổi tổng duyệt cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 gồm nhiều hoạt động hấp dẫn với sự tham gia của 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn.
Sáng 17/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Lễ đón Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Belarus, dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ quốc phòng Belarus sang thăm chính thức Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 từ ngày 16 đến ngày 19/12. Ngay sau lễ đón, hai bên đã tiến hành hội đàm.
Sáng 17/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an đã dự và chỉ đạo Hội nghị Đảng uỷ Công an Trung ương năm 2024.
Dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ, ngành.
Chiều tối 16/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi cùng các đại biểu, đại diện các doanh nghiệp của địa phương sang thăm và dự Lễ kỷ niệm 10 năm hợp tác giữa tỉnh Yamaguchi và tỉnh Bình Dương.
Trong suốt 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 - 22/12/2024), Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đài Hà Nội tổ chức chương trình Cầu Phát thanh đặc biệt mang tên: 80 năm bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.
Đài Hà Nội được xếp hạng là cơ quan báo chí chuyển đối số xuất sắc, đồng thời được nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương vì thành tích xuất sắc trong thông tin tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Ngày 16/12, các Đảng bộ, Chi bộ trong Đảng bộ thành phố Hà Nội đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa hai lực lượng.
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane và thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm Lào và đồng chủ trì Tham vấn Chính trị lần thứ 11 cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Lào từ ngày 16-18/12/2024.
Sáng 16/12, trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai, năm 2024 sẽ khai mạc ngày 19/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Triển lãm lần này có chủ đề "Việt Nam - hòa bình - hợp tác và phát triển".
Để chuẩn bị cho Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế tại Việt Nam năm 2024, những ngày này, lực lượng phi công tiêm kích tại Trung đoàn 927 đang tích cực tổ chức huấn luyện, hợp luyện, sơ duyệt để mang đến một màn trình diễn hoành tráng, mãn nhãn.
0