Khi bệnh viện công khám ngoài giờ
Với điều kiện cơ sở vật chất y tế còn nhiều khó khăn, việc một bệnh viện công tuyến đầu như Bạch Mai tổ chức khám bệnh vào ban tối kể từ ngày 1/8, đã cho thấy bước tiến quan trọng trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
Khám bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện Bạch Mai
19 tối, người dân nếu muốn đi khám chỉ có thể vào bệnh viện và phòng khám tư. Nhưng từ ngày 1/8, khi Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai khám ngoài giờ, thì người dân vẫn có thể tiếp nhận các dịch vụ y tế như trong giờ hành chính mà giá dịch vụ không thay đổi.
Đăng ký đặt lịch khám qua hotline, nhiều bệnh nhân đã không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi mà có thể vào khám ngay khi đến giờ, tránh tình trạng ùn ứ tại một số thời điểm.
Hiện, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã và đang áp dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Tại mỗi buồng bác sĩ, các POS thanh toán QR cũng được đặt trực tiếp trên bàn khám bệnh để người dân có thể thanh toán ngay lập tức sau khi hoàn tất các thủ tục, xét nghiệm khám bệnh. Đây là cách thức giúp giảm tải áp lực cho người dân tại các quầy thanh toán, tránh tình trạng quá tải khi chờ đợi, xếp hàng.
TS.BS. Hàn Viết Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: một trong những điểm tắc lớn nhất của bệnh viện là quá trình thu viện phí. Trước đây, tất cả các tầng của bệnh viện đều tăng cường 3 - 4 POS thu viện phí, nhưng hầu hết quá trình thu viện phí đều rất vất vả. Hiện việc đặt ở các điểm POS quét QR thanh toán viện phí thì phần lớn người bệnh đã được thanh toán tại buồng bác sĩ, giúp quá trình thanh toán diễn ra rất nhanh, đồng thời giảm bớt nhiều áp lực cho bộ phận tài chính của bệnh viện.
Theo ghi nhận, trong ngày đầu tiên Bệnh viện Bạch Mai triển khai khám bệnh ngoài giờ, đã có 80 bệnh nhân đăng ký online qua Tổng đài và website bệnh viện. Tính đến 21 giờ, đã có hơn 200 người dân đăng ký thăm khám. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,… Do công tác tổ chức, bố trí nhân lực, máy móc khoa học, cũng như sắp xếp hợp lý các khối cận lâm sàng như: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, thăm dò chức năng… nên nhiều bệnh nhân chỉ sau một giờ đăng ký đã có đủ các kết quả.
PGS.TS. Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện đã mua sắm các thiết bị, máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cùng 4 máy cộng hưởng từ, 19 hệ thống nội soi tiêu hóa, 7 hệ thống phẫu thuật nội soi cùng nhiều máy móc, thiết bị khác… Và với hệ thống máy móc thiết bị hiện có và mua mới đã có thể đảm bảo phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh cho người dân.
Từng bước nâng cao trải nghiệm khám bệnh cho người dân, đặc biệt, việc mở rộng thêm khung giờ khám sẽ giúp người bệnh không phải chen chúc, xếp hàng lâu, chủ động giờ đi khám bệnh, không chỉ giúp người dân chủ động sắp xếp thời gian, hoàn thiện các công việc cần thiết mà còn có cơ hội đặt lịch khám dễ dàng hơn cũng như nhiều lựa chọn trong khung giờ khám và chọn bác sĩ khám theo nhu cầu của cá nhân.
Người dân chủ động thời gian đi khám bệnh
Mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận từ 8.000 đến 10.000 người bệnh tới khám. Tâm lý chung của người Việt Nam, thường đi khám bệnh từ sáng sớm vào các ngày đầu tuần, “khám sớm, có kết quả sớm, xong sớm”. Việc khám buổi sáng cũng là để thuận tiện nhịn ăn nếu cần phải làm một số xét nghiệm, thủ thuật. Chính bởi quan niệm này nên vào buổi sáng và những ngày đầu tuần, các phòng khám, bệnh viện đều phải hoạt động với công suất cao, nhiều khi quá tải cục bộ. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các buổi sáng thứ Hai, thứ Ba thường rất đông người dân đến khám.
Với việc mở rộng khung giờ khám từ 17h đến 21h đã giúp người dân có thể dễ dàng sắp xếp công việc để thuận tiện đến bệnh viện, tránh phải xếp hàng đông đúc, chờ đợi đến lượt khám.
Bà Nguyễn Thị Hồng Lý (phường Lê Hồng Phong, TP. Thái Bình) từ Thái Bình lên Hà Nội khám bệnh, thay vì phải di chuyển từ 3, 4 giờ sáng như trước đây, thì nay, với việc mở rộng khám ngoài giờ của Bệnh viện Bạch Mai, 16h bà mới bắt xe từ Thái Bình lên Hà Nội. Thêm vào đó, con gái bà Hồng Lý cũng không phải nghỉ làm đưa mẹ đi khám như mọi lần.
Đi từ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lên Hà Nội từ sáng, nhưng khi biết bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai khám ngoài giờ từ hôm nay, bà Nguyễn Thị Tâm (xã Thanh Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã quyết định chờ và đặt lịch qua điện thoại. Đúng 17h, bà đã được vào khám bệnh, không phải chờ đợi.
Việc chuyển qua khám vào buổi chiều, ngoài giờ, không chỉ giúp người dân chủ động sắp xếp thời gian, hoàn thiện các công việc cần thiết mà còn có cơ hội đặt lịch khám dễ dàng hơn cũng như nhiều lựa chọn trong khung giờ khám và chọn bác sĩ khám theo nhu cầu của cá nhân.
Không chỉ thuận lợi hơn với người dân ngoại tỉnh, với những người đang đi làm như cũng không phải nghỉ làm giờ hành chính để đi khám như trước đây.
Việc mở thêm khám ngoài giờ giúp người dân đỡ vất vả hơn, không phải chờ đợi lâu và chủ động thời gian hơn, đặc biệt rất tiện lợi cho những bệnh nhân nhà ở xa
Ngày đầu tiên triển khai khám bệnh ngoài giờ, số lượng người dân đến khám bệnh không quá đông. Các phòng khám, lấy mẫu xét nghiệm được bố trí cùng tòa nhà. Tất cả các thủ tục đều diễn ra thuận tiện, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân tới khám, chữa bệnh.
Hơn 2.000 y bác sĩ sẵn sàng phục vụ người bệnh
Khi Bệnh viện Bạch Mai chính thức triển khai khám, chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại nhà K1 - Khoa khám bệnh theo yêu cầu đến 21 giờ, hơn 2.056 bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện đã đăng ký tham gia khám chữa bệnh; trong đó, nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn cao đã tự nguyện đăng ký tham gia. Việc triển khai khám bệnh ngoài giờ hành chính mà không thu thêm chi phí là bước đổi mới mang tính đột phá theo tinh thần “tất cả vì người bệnh” của Bệnh viện Bạch Mai.
Qua khảo sát và thực tế, các y, bác sĩ khi hết giờ làm tại bệnh viện vẫn đi làm thêm bên ngoài, nên việc triển khai làm ngoài giờ ngay tại bệnh viện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên y tế. Các y bác sĩ có nguyện vọng làm ngoài giờ sẽ đăng ký trên tinh thần tự nguyện. Bệnh viện đã có phương án phân công nhân lực theo ca cho phù hợp để đảm bảo sức khoẻ, cân bằng công việc và gia đình. Nguồn thu trong thời gian khám khung giờ buổi tối sau khi trừ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, Bệnh viện sẽ chuyển thành thu nhập cho người lao động trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh.
Ngoài những thuận lợi cho người bệnh, khám ngoài giờ còn khắc phục được những biểu hiện tiêu cực, giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện.
Vì sự phát triển văn minh của các bệnh viện, thiết thực phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, rất nhiều người đều mong muốn ngành y tế nhân rộng cách làm của Bệnh viện Bạch Mai. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra nhiều năm qua, đã và đang khiến dư luận bức xúc.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.
HIV trẻ hóa, tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, tổ chức vào chiều 18/11.
Các bác sĩ Khoa Sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận sản phụ 27 tuổi, mang thai con đầu lòng ở tuần thai thứ 38. Thời điểm nhập viện, sản phụ được chẩn đoán vỡ ối sớm, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thanh niên tại châu Âu, Canada và Trung Á đang cảm thấy áp lực từ học đường tăng cao trong khi hỗ trợ từ gia đình lại suy giảm.
Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.
Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp phép lưu hành cho vắc xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết. Vắc xin này đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.
Người đàn ông 48 tuổi ở Hà Nội đang lái xe ô tô bất ngờ khởi phát cơn đột quỵ, đã gây ra va chạm giao thông. Tại Bệnh viện E, các bác sĩ xác định nam bệnh nhân bị nhồi máu não.
Sau gần 9 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, các bệnh viện đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), ghi nhận 16 trường hợp mắc sởi trong đó 14 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, hai trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi, tăng 6 trường hợp so với tuần trước.
Nghỉ hưu nhưng không nghỉ ngơi, các y, bác sĩ tóc bạc ở TP. Hồ Chí Minh vẫn hằng ngày đến phòng khám từ thiện để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho những người khó khăn. Phòng khám được thành lập với sự tham gia của nhiều y, bác sĩ bệnh viện Quân y 175 đã nghỉ hưu.
Bộ Y tế vừa đưa ra đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng.
Xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, những năm qua, y tế Thủ đô đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cho các bác sỹ, điều dưỡng tương lai.
Với mục tiêu khám, phát hiện sớm và chữa bệnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô, Hội thầy thuốc trẻ Hà Nội cùng các điều dưỡng, bênh viện trung ương và thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe cho nhân dân.
Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Khoa học tiêu hoá toàn quốc lần thứ 30 với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ và chuyên gia đầu ngành tiêu hóa trong nước và quốc tế.
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về việc triển khai tiêm chủng miễn phí hai loại vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ.
Theo báo cáo từ GLOBOCAN năm 2022, mỗi năm tại Việt Nam có trên 180 nghìn ca ung thư mới được phát hiện, số trường hợp tử vong vì ung thư lên đến 120 nghìn ca.
Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị CME lần thứ 7 về nam học và y học giới tính với chủ đề “Cập nhật những tiến bộ trong nam học và y học giới tính – và đa dạng hóa toàn cầu”.
Sáng 8/11, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Hội thảo “Khoa học chuyên ngành Hóa Sinh và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập khoa Hóa Sinh”.
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định bệnh nhân sốt xuất huyết ở TP.HCM có dấu hiệu gia tăng. Trong tuần 44, TP.HCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước.
UBND thành phố Hà Nội ngày 6/11 ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID, nhằm giúp các cơ sở y tế chia sẻ dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân dễ dàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein.
Chiều cao của người Việt Nam đã tăng thêm khoảng 3cm ở nam giới và gần 2cm ở nữ giới so với người cùng lứa tuổi cách đây 20 năm. Tuy nhiên con số này vẫn ở mức thấp trên thế giới.
Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh về việc thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vào khoảng 9 giờ ngày 5/11, có 20 trẻ mầm non của một trường học tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột.
Tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhận được đề nghị từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu hỗ trợ cấp cứu bệnh nhi nghi ngộ độc thuốc diệt chuột, bệnh viện đã cử đoàn bác sĩ lên đường đến Lai Châu.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25/10 đến 31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong (tăng 110 trường hợp so với tuần trước).
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405 gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã bảo đảm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng sổ sức khỏe điện tử.
Tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 612 ca mắc sốt xuất huyết và 10 ca sởi. Đây là số ca bệnh ghi nhận trong một tuần cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Luật Bảo hiểm Y tế có hiệu lực cách đây 15 năm, nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn, làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập đối với cả cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh.
0