Khi giới trẻ thích xem hơn đọc

Ngày nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ, ảnh hưởng tới văn hóa đọc sách. Thói quen truy cập mạng trở nên phổ biến, khiến giới trẻ dường như ngày càng tìm đến sách báo ít hơn.

Giới trẻ thích xem hơn đọc và lười tư duy ngôn ngữ 

Dành nhiều thời gian để cho các clip giải trí trên mạng xã hội hơn là việc đọc sách, đây là hoạt động mỗi ngày của em Huy Hiệu (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) khi có thời gian rảnh.

Nhưng với một người có ước mơ đỗ vào một trường báo chí, Hiệu sẽ sử dụng tiếng Việt như thế nào khi hàng ngày vốn kiến thức của cậu có được là từ việc lướt xem các clip trên mạng.

Liệu việc dành quá ít thời gian để đọc sách, tăng kiến thức chủ động cho bản thân thì Hiệu sẽ xoay xở như thế nào khi mình đối mặt với việc viết lách? Đây là nỗi lo đối với chị Việt Anh - mẹ của Huy Hiệu.

Những quyển sách cứ được xếp thành chồng, ngày càng cao, nhưng ít khi được động đến.

Trong thời đại internet, chỉ cần biết một chút công nghệ, sử dụng Google là có thể tìm kiếm và giải đáp được bất cứ thông tin gì. Điều đó khiến cho các bạn trẻ ỉ lại vào công nghệ, lười học hỏi để tích lũy tri thức và kinh nghiệm cho riêng mình và không muốn tư duy, từ đó khiến bản thân trở nên trì trệ.

Thói quen lướt web đã giúp cho Hiệu sử dụng công nghệ rất điêu luyện. Và giờ đây với sự phát minh của trí tuệ nhân tạo (AI), một thanh niên trẻ đã trở thành một tín đồ của Chat GPT trong việc giải quyết các bài tập cần nhiều sự tư duy. Và việc lười tư duy cũng bắt đầu được hình thành, bởi Hiệu đã quen dùng những gì đã có sẵn.

Huy Hiệu không phủ nhận việc mình lười suy nghĩ, lười tư duy hơn do lạm dụng công nghệ để hỗ trợ cho việc học tập của em, thông qua việc lấy ý tưởng từ Chat GPT, sau đó em sẽ triển khai và biến những ý đó để phát triển thành ý của mình.

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Huy Hiệu giờ đây đang sử dụng Chat GPT trong việc giải quyết các bài tập cần nhiều sự tư duy.

Không quá hứng thú với môn Ngữ văn nên em Nguyễn Trần Bình Minh (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm) không thể tập trung vào bài học của mình. Cứ ngồi học được một lúc em lại chuyển sang các hoạt động khác.

Với suy nghĩ của em, đây không phải là môn học cần sự tư duy mà chỉ cần học thuộc là có thể đạt điểm cao nên Bình Minh thường xin mẹ tạo cảm hứng cho môn học này bằng những phút giây xem lướt mạng.

Chị Trần Thu Hiền - mẹ Bình Minh không bằng lòng với việc con thường xuyên xem máy tính lúc học, thiếu sự tập trung nhưng thấy con mình học vẫn hiệu quả nên đành chấp nhận.

Tuy nhiên, chị Hiền đã quên mất rằng, thói quen sử dụng máy tính đã khiến con mình lười tư duy hơn trước rất nhiều. Trong khi con  đang chuẩn bị bước vào chương trình giáo dục mới đòi hỏi việc tư duy, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng cao khi làm các đề thi.

Vậy nên, việc các em bị cuốn vào các clip trên mạng, cuốn theo các trò chơi điện tử mà bỏ qua việc bổ sung kiến thức khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng.

Việc các em bị cuốn vào các clip trên mạng, cuốn theo các trò chơi điện tử mà bỏ qua việc bổ sung kiến thức khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng.

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - Hệ thống Giáo dục Hocmai cho rằng, trong rất nhiều hoạt động của học tập và đời sống, đòi hỏi việc đọc phải tốn nhiều năng lượng hơn, tốn nhiều thời gian hơn khiến mọi người không đủ kiên nhẫn để thực hiện. Hiện nay, ngôn ngữ được sử dụng trên các mạng xã hội có tính chất suồng sã, giản đơn, thậm chí có một số trường hợp còn khá "chợ búa".

Trong khi đó, ngôn ngữ được phản ánh trong các văn bản báo chí, các văn bản có tính chất khoa học, học tập, công việc, hành chính và pháp luật… có đặc điểm rất khác. Nhưng do mất kĩ năng của việc đọc, nên hiện nay, nhiều em học sinh gặp khó khăn trong tiếp nhận kiến thức.

Ví dụ, các em học sinh phổ thông khi vào đại học sẽ phải làm quen với việc tự học và tự đọc những bộ giáo trình rất dày và thông tin trong đó chắc chắn không thể hấp dẫn như trên mạng xã hội, khiến các em không đủ kiên nhẫn để đọc. Vì vậy, việc học của nhiều em ở bậc đại học trở nên rất khó khăn.

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - Hệ thống Giáo dục Hocmai

Đề thi Ngữ văn chú trọng phát triển tư duy ngôn ngữ

Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm nay, chủ đề là luận bàn về “ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính” ít nhiều có thể tạo bất ngờ và hứng thú cho thí sinh khi làm bài. Các em học sinh có cơ hội bộc lộ quan điểm góc nhìn cá nhân về một chủ đề được xã hội bàn luận nhiều qua cách hành văn của mình.

Theo cách làm văn trước đây, học sinh trả bài cho thầy cô theo cách càng đúng ý thầy cô bao nhiêu, điểm càng cao bấy nhiêu, vốn đã là sự triệt tiêu cá tính sáng tạo. Đề bài yêu cầu trình bày “suy nghĩ, cảm nhận của học sinh nhưng đáp án lại là suy nghĩ, cảm nhận của thầy cô”.

Bắt đầu từ năm 2025, giáo dục Việt Nam hoàn chỉnh một chặng đường đổi mới theo cách học và thi của Chương trình giáo dục 2018, khi các ngữ liệu trong đề thi hoàn toàn là những văn bản bên ngoài sách giáo khoa.

Điều này mang đến hy vọng đề thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới sẽ đem lại nhiều hứng thú, thách thức và cơ hội cho các thí sinh yêu văn chương, ham hiểu biết, khám phá, có tư duy độc lập, không thích đi theo lối mòn.

Trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm nay, chủ đề là luận bàn về “ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính” ít nhiều có thể tạo bất ngờ và hứng thú cho thí sinh khi làm bài.

Để đọc là một thói quen

Thực tế, không có điều gì là bất di bất dịch, mãi mãi không thay đổi. Ngay cả trong việc rèn luyện tư duy ở trẻ, quá trình học tập, trẻ sẽ được tiếp nhận rất nhiều kiến thức mới, việc chúng ta đưa đến cho trẻ nhưng phương pháp học tập, những giờ đọc sách mỗi ngày cùng con ngay từ lúc bé là có thể dễ dàng làm được.

Sách là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại. Đọc sách là để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, bồi dưỡng cho tâm hồn, là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Chúng ta có thể trải nghiệm, học tập, làm giàu thêm vốn sống của bản thân qua mỗi trang sách. Đọc sách còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội

Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái trong quá trình xây dựng thói quen đọc không những góp phần gắn kết cha mẹ với trẻ mà còn đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, cũng cần hình thành cho mình một thói quen hàng ngày để việc đọc không chịu bất kỳ sự áp lực nào, để nó trở thành nhu cầu bình thường trong đời sống hàng ngày.

User
Ý KIẾN

Để học sinh không lơ là học tập, trường đại học sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5, theo đề xuất của lãnh đạo Bộ Giáo dục.

Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy (TSA) trong tháng 1-4/2025 với khoảng 75.000 lượt thi, tăng 25.000 lượt so với năm ngoái.

STEAM for Vietnam, UNICEF Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổ chức Scratch và Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa phối hợp tổ chức sự kiện STEAMese Festival 2024 với chủ đề “Phiêu lưu đến thế giới 3000 - Khơi nguồn sáng tạo và định hình tương lai cùng STEAM”.

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bỏ thi thăng hạng, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức chung khảo liên hoan Vũ điệu tuổi hồng học sinh phổ thông chào mừng 70 năm thành lập ngành giáo dục Hà Nội.

Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật "Spirit of Law 2024" với chủ đề "Sinh viên và pháp luật - Kiến tạo tương lai, phát triển bền vững" đã được Học viện Ngân hàng tổ chức, mang đến một sân chơi kiến thức bổ ích cho sinh viên ngành luật ở nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Quốc tế hoá giáo dục, việc các trường đại học uy tín trên thế giới thành lập các chi nhánh quốc tế đã trở thành một giải pháp tạo cơ hội cho sinh viên triển tiếp cận chuyên môn và nguồn lực tiên tiến mà không cần phải đi du học.

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội có cơ hội thực tập và phát triển nghề nghiệp tại Nhật Bản nếu đủ tiêu chí : đam mê công hiến, có khả năng tư duy và làm việc nhóm. Đây là khẳng định tại buổi hợp tác giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội với Tập đoàn ITOKI Nhật Bản tại Hà Nội.

Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025 và điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi, sáng nay 1/11, tại trường Tiểu học Bà Triệu, phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô.

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.

Cùng với Hà Nội, nhiều tỉnh thành vừa có văn bản tăng cường quản lý việc sử dụng điện thoại di dộng trong nhà trường.

Sáng 31/10, Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức Lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" năm 2024 tại trường THCS Thanh Xuân.

Hơn 6000 học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông đã bị lực lượng chức năng thành phố Hà Nội phát hiện, xử lý trong vòng một tháng thực hiện cao điểm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh.

Đại diện Sở GD - ĐT Hà Nội cho biết, về việc Trường THPT Tô Hiến Thành (Hà Đông) tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở sẽ phối hợp với các cơ sở để tìm phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho học sinh.

Ngành GD&ĐT quận Hai Bà Trưng tổ chức phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường vì một trường học hạnh phúc” năm 2024, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Hà Nội trở thành Thành phố học tập.

Để chuẩn bị cho hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024, sáng 30/10, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã gặp mặt đoàn cán bộ, nhà giáo thành phố Hà Nội tham gia hội giảng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp ý kiến góp ý để hoàn thiện, ban hành thông tư mới về dạy thêm, học thêm, đồng thời sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Trường THPT Hoàng Cầu vốn được coi là nơi “phụ huynh đến thì buồn, học sinh vào thì sợ” nhưng bằng tâm huyết và tình yêu thương của một nhà giáo, cô giáo hiệu trưởng Lưu Thị Lập đã cùng với tập thể các thầy cô giáo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng thành công ngôi trường hạnh phúc với các tiêu chí “Yêu thương - An toàn - Tôn trọng”.

Tại dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non, nếu có nguyện vọng, thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách 20 cá nhân đoạt Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.

Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an huyện Mỹ Đức vừa phối hợp với Trường Tiểu học Hương Sơn C tổ chức hoạt động tuyên truyền trải nghiệm kỹ năng thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các em học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Học sinh có được sử dụng điện thoại trong trường học hay không luôn là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận trong nhiều năm qua. Từ năm học 2024 - 2025, nhiều trường học đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn, đó là hoàn toàn không sử dụng điện thoại trong trường học để các em có thể tập trung vào việc học.

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Tới dự và chỉ đạo có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.

Trường Cao đẳng Điện tử - điện lạnh Hà Nội đã thành lập Trung tâm đào tạo ứng dụng công nghệ cao Motorcycles TV, đào tạo chính quy chứng chỉ nghề ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho khu vực miền Bắc.

Theo dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất, Bộ Giáo dục bỏ đề xuất chi khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm để miễn học phí cho con giáo viên.

Cục Đào tạo của Bộ Công an vừa thông báo tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu ở 11 trường công an, với 3 phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng, kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cùng học bạ, kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và bài thi đánh giá của Bộ Công an.

Ngày 21/10, Hội Khuyến học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Để có định hướng sớm cho cả thầy và trò, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề tham khảo các môn. Không chỉ mới về cấu trúc, định dạng mà đề tham khảo ra theo hướng có tính ứng dụng và độ phân hóa cao hơn.

Sáng 21/10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Vai trò của trí thức trẻ trong bối cảnh mới".

Để mở phân hiệu tại Việt Nam, các đại học nước ngoài phải thuộc nhóm 500 trường hàng đầu thế giới ở các bảng xếp hạng uy tín, trong ba năm gần nhất.

Ban Tuyển sinh quân sự - Bộ Quốc phòng vừa công bố chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại các học viện, trường trong quân đội năm 2024. Tổng số chỉ tiêu tuyển bổ sung năm 2024 là 135.

Vòng chung kết Cuộc thi nói tiếng Hàn toàn quốc – Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội đã thu hút rất đông học sinh, sinh viên Việt Nam đăng ký tham gia.

60/63 tỉnh đã đồng ý phương án 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và cho rằng điều này phù hợp thực tế, giảm áp lực.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 124/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11.

Chưa có phương án thi, song việc có đề minh họa sớm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ là định hướng để học sinh và các trường lên kế hoạch học và ôn tập rõ ràng hơn cho kỳ thi quan trọng này.

Sáng nay 19/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh thi đua xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2024 - 2025.

Theo nhận định của các chuyên gia, đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ GD&ĐT công bố ngày 18/10 bám sát yêu cầu, mục tiêu lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT, bảo đảm tính phân hóa; đồng thời đáp ứng định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori - một trong nhiều phương pháp giáo dục được áp dụng cho lứa tuổi mầm non xuất hiện ở Việt Nam đã hơn 10 năm nay, nhưng cũng chỉ mới nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh có trẻ trong độ tuổi mầm non.

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết có 5 trường học trên địa bàn thành phố đang thí điểm sử dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy.

Cuối tháng 9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lấy ý kiến của các sở, nhà trường về phương án thi vào lớp 10 THPT công lập từ năm 2025 với ba môn gồm: Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học được đánh giá bằng điểm số.

Ngày 18/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2025 của 17 môn, kèm đáp án.