Khi người cao tuổi vẫn đi làm
Xung quanh chúng ta có nhiều người cao tuổi nhưng vẫn đi làm, có thể là lao động chân tay hay làm việc bằng trí óc điều đó đều đáng quý. Nhưng tại sao họ đi làm và xã hội nên nhìn nhận cũng như chuẩn bị cho điều đó như thế nào?
Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng, tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế thì Việt Nam là một trong mười quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Theo ước tính của Tổng cục thống kê, khoảng 15 năm nữa, Việt Nam sẽ có hơn 21 triệu người trong độ tuổi từ 60 trở lên, chiếm 20% dân số, nghĩa là cứ 5 người sẽ có 1 người cao tuổi. Khi đó, dự báo số người cao tuổi ở Việt Nam vượt quá số trẻ em. Số người trong độ tuổi lao động sẽ giảm.
Ở góc độ nghiên cứu xã hội, có thể thấy, tình trạng già hóa dân số là một trong những điều khiến chúng ta thấy người già đi làm nhiều hơn so với trước. Tuy vậy, với từng trường hợp người cao tuổi đi làm, đều có những lý do riêng.
Người già đi làm vì mưu sinh
Bà Trần Lan Phương (quận Đống Đa) từng làm 16 năm trong một công ty về điểm đỗ, chuyên trông giữ xe. Cách đây 4 tháng, đến tuổi hưu, nhưng bà vẫn xin công ty cho đi làm tiếp. Lý do là để có thêm tiền chi tiêu cho gia đình, thời buổi khó khăn hiện nay, giảm bớt gánh nặng cho con cái. Dù mùa đông giá rét hay giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, người phụ nữ ngoài 60 này vẫn miệt mài hướng dẫn xe ra, xe vào khoảng 12 – 13 tiếng/ ngày.
Bà Phương chia sẻ, với đồng lương hưu ít ỏi khoảng 2,5 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải các chi phí trong gia đình, vì vậy, bà phải đi làm để có thêm thu nhập, giúp đỡ được cho gia đình, con cái đỡ vất vả.
Cũng giống như bà Phương, ông Nguyễn Tuấn Dương, 65 tuổi (phường Trung Liệt, quận Đống Đa) cũng lựa chọn tiếp tục đi làm sau khi nghỉ hưu. Làm công việc bảo vệ đã được 5 năm, đêm hôm sớm tối nhưng có thêm chút đồng ra đồng vào.
Ông Dương cho biết, ông về hưu đã gần chục năm rồi. Công việc bảo vệ rất phù hợp với những người già đi làm thêm. Bởi vậy, khi còn sức khỏe và thời gian rảnh, ông chọn công việc làm bảo vệ để có thêm thu nhập.
Tâm lý của nhiều bậc làm cha, làm mẹ, là không muốn phiền đến con cháu, nên những người như bà Phương, ông Dương đã chọn cách vất vả ở tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, được phụng dưỡng.
Người già đi làm để thêm niềm vui, nâng cao sức khỏe
Bên cạnh những người cao tuổi đi làm vì hoàn cảnh bắt buộc thì cũng có những người khác, làm việc vì sở thích, vì còn muốn làm được nhiều việc có ích cho xã hội. Việc chủ động tìm việc, ra khỏi nhà để hòa mình vào sự sôi động của dòng chảy cuộc sống, đó cũng là một cách để người già thấy mình sống vui, sống khỏe, sống có ích.
Năm nay bước sang tuổi 77, nhưng bà Nguyễn Thị Bích Liên (phường Cát Linh, quận Đống Đa) ngày nào cũng tất bật với 18 đầu việc xã hội. Trong khi, ở tuổi của bà, nhiều người có chút tiền tích cóp cùng với lương hưu, an tâm ở nhà đọc báo, xem tivi, thì bà Liên vẫn tâm huyết với những hoạt động thiện nguyện của Hội cựu Thanh niên xung phong phường Cát Linh. Ngoài các công việc làm sổ sách, vận động hiến máu, giúp phụ nữ khó khăn trong phường vươn lên làm kinh tế giỏi, bà Liên còn thu xếp thời gian để ngồi trước máy tính, biên soạn những bài thơ chứa đựng ký ức thời kháng chiến của mình.
Theo bà Liên chia sẻ, bà làm việc xuất phát từ sự say mê và mong muốn làm được nhiều việc tốt đẹp, có ích cho đời. Với bà, đó chính là niềm vui tuổi già, giúp bà thêm khỏe mạnh.
Làm bảo vệ tại trường tiểu học Văn Tiến Dũng (quận Bắc Từ Liêm) từ khi trường mới thành lập, công việc mỗi ngày của ông Nguyễn Xuân Thịnh (quận Bắc Từ Liêm) là đảm bảo cho các em học sinh có được khoảng thời gian học tập hiệu quả, đồng thời chăm chút, quản lý từng ngóc ngách trong trường học. Với độ tuổi của ông thì những công việc như thế này khá là phù hợp với khả năng lao động, đồng thời còn đem lại niềm vui, nâng cao sức khỏe.
Được góp một phần nhỏ công sức còn lại của mình để gần gũi với các em học sinh, đồng hành, giúp đỡ các em học sinh khi gặp những vấn đề khó khăn ở trường, giúp các em yên tâm học tập… đó chính là niềm vui của ông mỗi ngày - ông Thịnh chia sẻ.
Không chỉ với bà Liên, ông Dũng, mà rất nhiều người cao tuổi tại Việt Nam cũng như trên thế giới đều miệt mài lao động cống hiến. Tuổi cao, nhưng sức không hề yếu, họ có đủ điều kiện dành trọn vẹn quãng thời gian xế chiều để hưởng thụ những thành quả của tuổi thanh xuân. Nhưng dường như với những người cao tuổi như bà Liên, ông Dũng, có lẽ hạnh phúc giờ đây với họ không còn là cơm ngon, áo đẹp, mà mục tiêu là đóng góp cho đời, cho xã hội được gì thì sẽ không nề hà, miễn là còn sức khỏe.
Tiềm năng lao động của người cao tuổi rất lớn. Ngoài các kỹ năng nghề nghiệp sẵn có, mỗi người cao tuổi là một kho tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống. Và tiềm năng lao động của người cao tuổi không chỉ dừng lại ở đó, còn rất nhiều sở trường, thế mạnh khác của lao động cao tuổi có thể phát huy, phù hợp với một nền kinh tế đang dịch chuyển theo hướng xanh hóa, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với một xã hội đang bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc sống chậm lại, sau những cái giá phải trả cho sự gấp gáp, vội vàng.
Nhiều người cao tuổi trên thế giới cũng quay trở lại làm việc
Không chỉ ở Việt Nam mà tại Mỹ, những người về hưu cũng liên tục tái gia nhập lực lượng lao động. Theo một nghiên cứu gần đây của công ty quản lý đầu tư toàn cầu T. Rowe Price, khoảng 20% người Mỹ đã nghỉ hưu quay lại làm các công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian.
Người Mỹ đang làm việc lâu hơn một chút so với trước đây. Theo nghiên cứu của Gallup, tuổi nghỉ hưu trung bình đã tăng lên khoảng 61 và trung bình những người đã nghỉ hưu và quay lại làm việc sẽ nghỉ hưu ở tuổi 66, tăng từ mức 60 vào năm 1995. Sự bất ổn về kinh tế trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh xu hướng người về hưu quay lại làm việc, với 1,5 triệu người về hưu tái gia nhập lực lượng lao động vào tháng 3 năm 2022.
Ông Charles, từng là nhân viên chính phủ về mảng an ninh, hiện đang làm nhân viên bán hàng tại một cửa hàng thực phẩm cho biết, việc đi làm trở lại khiến ông cảm thấy sống có mục đích hơn cũng như vẫn giữ tương tác với xã hội.
Việc đi làm sau khi về hưu cũng giúp tôi được nhiều thứ, tôi có thể thanh toán hóa đơn, trả tiền nhà, và con gái tôi cũng cần có tiền để học đại học nữa - ông Charles cho hay. Ông cũng cho biết thêm, kể cả khi không thể đi làm tại đây, ông cũng sẽ tiếp tục làm những việc liên quan đến hoạt động từ thiện và xã hội.
Sự biến động của thị trường chứng khoán gần đây đã tác động tiêu cực đến tài khoản hưu trí và khoản tiết kiệm khi về hưu. Tiếp tục làm việc hoặc quay trở lại lao động có thể giúp bù đắp một số tổn thất tài chính. Ngoài ra, các công ty còn cung cấp các phúc lợi về sức khoẻ và nếu người cao tuổi làm việc cho họ.
Việc quay trở lại thị trường lao động cũng có những lợi ích về mặt xã hội và sức khỏe tinh thần. Một số người sau khi về hưu nhớ những tương tác xã hội và ý thức về mục đích mà họ có được khi làm việc. Sau khi niềm vui ban đầu của việc nghỉ hưu tan biến, một số người nhận thấy họ muốn có thêm mục đích và gắn kết về mặt tinh thần với người khác và công việc sẽ mang lại điều đó. Với những người cao tuổi ở xa các trung tâm việc làm, các chuyên gia nghỉ hưu có thể làm việc tại nhà một cách linh hoạt, giúp việc quay trở lại làm việc càng dễ dàng hơn.
Việc những người cao tuổi quay trở lại làm việc cũng có những tác động tốt đối với nền kinh tế.
Anh Judith Ward, Phó Chủ tịch T. Rowe Price cho biết: “Nhiều người về hưu chọn làm việc hoặc cần làm việc khi đã về hưu. Quyết định này có thể có nhiều tác động tích cực mạnh mẽ, trong đó ít nhất là cũng đem lại sự ổn định tài chính.”
Khoảng 48% số người về hưu quay lại làm việc được hỏi cho biết họ cảm thấy họ làm việc vì lý do tài chính. Trong một nghiên cứu riêng biệt của Bankrate, khoảng 40% số người được hỏi cho biết không cảm thấy an toàn về mặt tài chính. Một tỷ lệ tương tự (45%) trong cuộc thăm dò của T. Rowe Price đã quay trở lại lực lượng lao động vì những lợi ích về mặt cảm xúc và cá nhân.
Nhìn chung, 57% người về hưu mong muốn tiếp tục làm việc ở một mức độ nào đó, trong khi 43% cho biết họ sẽ ngừng làm việc hoàn toàn.
Nojima, một công ty lớn của Nhật Bản, đã chính thức cho phép công nhân của mình tiếp tục làm việc cho đến khi họ bước sang tuổi 80. Nhờ có chính sách đó mà tại cửa hàng bán hàng của nhà bán lẻ điện tử Nhật Bản Nojima ở Fujisawa, phía Nam Tokyo, ông Tadashi Sato, 72 tuổi, vẫn đang làm việc bên cạnh những người trẻ 20-30 tuổi, điều đó có thể sớm trở nên phổ biến ở một quốc gia có dân số đang già đi nhanh chóng.
Ông Sato thường xuyên di chuyển, phục vụ khách hàng, chất thêm hàng lên kệ và trò chuyện với các đồng nghiệp thường ở độ tuổi 20 và 30.
Tôi từng tưởng tượng một người 72 tuổi thì già lắm. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy như mình đã ở độ tuổi năm mươi và đang làm việc chăm chỉ để không bị tụt hậu so với những người trẻ - ông Sato vui vẻ cho biết.
Theo kế hoạch này, 3.000 nhân viên của Nojima có thể tiếp tục làm việc cho đến 80 tuổi. Sau khi nhân viên đến tuổi 65, hợp đồng làm việc được gia hạn hàng năm. Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, Nhật Bản là xã hội già hóa nhất thế giới, với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 28% dân số, tiếp theo là Italia với 23%. Yoshiyuki Tanaka, Giám đốc điều hành của Nojima, cho biết việc sử dụng lao động cao tuổi là điều đương nhiên và coi chính sách mới này cũng có lợi cho khách hàng của mình. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi được một người ngang tuổi mình phục vụ.
Rõ ràng là thị trường lao động cao tuổi vẫn đang vận động tự nhiên, nhưng để phát huy được tiềm năng lao động của người cao tuổi, cần sự đáp ứng từ chính sách. Việc làm cho người cao tuổi cần trở thành một bộ phận của chính sách lao động và việc làm, với cách tiếp cận tích cực, trách nhiệm và sáng tạo của những người thực thi.
Ai rồi cũng sẽ già. Chăm lo để người cao tuổi sống tốt không chỉ là đạo lý. Trước hết, nó là nhu cầu của mỗi người, vì hiện tại và tương lai của chính mình. Việc đảm bảo cho người già sống tốt, cũng chính là thước đo sự trưởng thành của một cộng đồng xã hội.
TIN LIÊN QUAN
Người cao tuổi tham gia đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội | Chuyện tuổi già | 07/04/2024
Người cao tuổi mê hip hop
Người cao tuổi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ | Chuyện tuổi già | 24/03/2024
Đảm bảo 100% người cao tuổi có thẻ Bảo hiểm y tế
Người cao tuổi học tiếng Anh | Nhịp sống Hà Nội | 23/03/2024
Ý KIẾN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, sự cố sập nhà trên đường Quang Trung (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) đã được lường trước và đã di chuyển người và tài sản.
Giá vé đi tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP. HCM theo lượt có mức thấp nhất 7.000 đồng, cao nhất là 20.000 đồng.
Đổi mới công tác quản lý các Tạp chí Khoa học là một trong những nội dung nổi bật tại Hội thảo sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định 362 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng nay (5/11).
Sáng 5/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Toạ đàm "Báo chí với Ngày pháp luật Việt Nam", nhằm lan toả tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội và nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả của báo chí trong công tác truyền thông pháp luật.
Cô bé Mông Hoàng Thảo Ngọc, nạn nhân cuối cùng của trận lũ quét sau siêu bão Yagi tại Làng Nủ, Lào Cai đã xuất viện sau 50 ngày chiến đấu với tử thần tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngọc đã trở về Làng Nủ tiếp tục đến trường học, nhảy dây, chơi chuyền cùng bạn bè.
Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã chủ động chuẩn bị sớm kế hoạch sản xuất hàng Tết. Sản lượng hàng sẽ tăng khoảng 10-20%.
Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.
Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Trong chuỗi chương trình "Hành trình 20+", Hồ Ngọc Hà đã đến thăm và trao học bổng cho một bé trai mồ côi cha ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cô xúc động bật khóc khi lắng nghe về những khó khăn mà gia đình bé trai phải đối mặt.
Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có thông tin về vụ sập nhà xảy ra trên địa bàn. Theo đó, nhiều người dân đã kịp chạy thoát nên không gây thiệt hại về người.
Hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ, xây dựng được phương án chi tiêu thông minh, giúp trẻ học cách suy nghĩ cẩn thận, biết trân trọng giá trị đồng tiền và sức lao động, từ đó hình thành thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đối với các hành động của mình, góp phần xây dựng tính cách tự lập trong tương lai.
Hơn một năm sau khi ra mắt “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã có hàng nghìn mô hình được thành lập.
Tại Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy” vừa được tổ chức tại Hà Nội, những thách thức và nhiều bài học kinh nghiệm trong vấn đề an toàn giao thông xe máy tại các quốc gia trên thế giới đã được chia sẻ.
Trong tháng 11 này sẽ có hai trận mưa sao băng phát ra từ phía chòm sao Kim Ngưu (tên Latin là Taurids). Và chúng đều là "mưa cầu lửa" chứ không phải mưa sao băng bình thường.
Hôm nay (04/11/2024), tại ga Hà Nội và ga Huế, tiếp viên đường sắt đã bàn giao tài sản để trả lại cho 2 khách nước ngoài để quên trên tàu.
5 năm qua, thành phố Hà Nội đã bố trí trên 5.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư 265 chương trình, dự án cho vùng dân tộc thiểu số. Khoảng cách chênh lệnh về đời sống vật chất và tinh thần giữa nhân dân khu vực nông thôn ngoại thành và nhân dân khu vực miền núi đã được rút ngắn.
Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.
Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.
Dự án khu phức hợp Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội có vị trí “vàng” khi trải dài 1,8 km ven sông Sài Gòn. Mặt tiền còn lại của dự án nằm trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành (Quận 4), TP. HCM.
“Sống ảo” thực ra là một đặc điểm tính cách của chúng ta và có cơ hội phát triển trong môi trường đô thị, nơi mà các mối quan hệ xã giao phát triển mạnh mẽ. Vậy “sống ảo” có phải là một trào lưu hiện nay?
Sau gần 6 tháng thí điểm, Quận 1, TP. HCM quyết định mở rộng việc cho thuê vỉa hè thêm 41 tuyến đường nhằm cải thiện trật tự đô thị và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho người dân.
Cục Điện ảnh cho biết thông tin đạo diễn Trương Nghệ Mưu cùng một số ngôi sao Hàn Quốc tới Hà Nội tham dự Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 là sai sự thật và không phải do Cục Điện ảnh đưa ra.
Sáng nay (04/11), gần 250 đại biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội lần thứ tư năm 2024 đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn và dâng hương, tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Ngày 4/11, Đồn Biên phòng Triệu Vân (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan cứu hộ thành công ngư dân gặp nạn trên biển.
Trong trận bão số 6 vừa qua, mưa lớn ở thượng nguồn cùng với mực nước sông lên nhanh đã gây ra lũ quét tại nhiều nơi, nhiều trang trại chăn nuôi tại Quảng Bình, dù nằm ở vị trí cao, nhưng vẫn trở tay không kịp.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn có thể kéo dài trong những ngày tới, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các công điện chỉ đạo, tiếp tục ứng phó và tập trung khắc phục hậu quả bão số 6, mưa lũ.
Những mô hình kinh doanh cho những người khuyết tật, đặc biệt là người câm điếc, như quán cà phê Flow-ee, đã góp phần giúp đỡ người câm điếc xóa bỏ mặc cảm và hòa nhập hơn với cộng đồng.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ 4/11, miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có mưa, mưa rào, ngày trời lạnh. Nền nhiệt phổ biến từ 21 - 23 độ C, đêm trời chuyển rét với nhiệt độ xuống dưới 20 độ C.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 19 về việc lập, thẩm định, giao, đánh giá dự án đầu tư công trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công.
Đoàn công tác Ủy ban kinh tế của Quốc hội đã khảo sát hiện trường vị trí đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Long Thành, thuộc dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại công trường sân bay Long Thành đang triển khai thi công.
Theo đánh giá của Công an quận Hà Đông, trong những năm gần đây, số đối tượng phạm tội có xu hướng trẻ hóa, các hình thức phạm tội ngày càng đa dạng, manh động và nguy hiểm hơn như giết người, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.
Với thiết kế bắt mắt, hình thức quảng bá hấp dẫn khiến cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng dễ dẫn dắt thế hệ người sử dụng nicotine mới, đặc biệt là thanh thiếu niên và nữ giới.
Từ ngày 1/11, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt có trợ giá. Việc tăng giá xe buýt được cho là phù hợp với điều kiện hiện nay. Người dân Hà Nội kỳ vọng rằng, sau khi tăng giá vé, các tuyến xe buýt sẽ được nâng cấp, giảm thiểu tình trạng xe cũ kĩ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến trải nghiệm của hành khách.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1324/QĐ-TTg về việc thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang có người gác.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2019-2023, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp mắc tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Tiếp nối thành công từ 3 mùa lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ người Việt nói chung và người dân Thủ đô đã xây đắp, tạo dựng.
Sau nhiều năm liền liên tục thua lỗ gây thất thoát lãng phí rất lớn về vật tư máy móc, nguồn lực con người, thì đến tận quý I năm nay, một dự án Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) mới thực sự kinh doanh có lãi.
Đường Võ Nguyên Giáp là tuyến cao tốc huyết mạch nối Hà Nội với sân bay Nội Bài, nơi các phương tiện được phép di chuyển với tốc độ cao. Tuy nhiên, tình trạng người đi xe đạp vào tuyến đường này ngày càng nhiều, đặc biệt là vào sáng sớm.
Từ khi có tuyến buýt số 87 kết nối bến xe Mỹ Đình đến thị trấn Xuân Mai, rất nhiều người sinh sống dọc tuyến buýt này đã bỏ phương tiện cá nhân để sử dụng xe buýt.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, thời gian tới sẽ có thêm xe điện bốn bánh gom khách từ khu dân cư ra hai tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - ga Hà Nội.
Cục Cảnh sát giao thông đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định xử phạt hành chính, dự kiến điều chỉnh tăng mức phạt với một số nhóm hành vi vi phạm luật giao thông.
0