Khó khăn trong xử lý hành vi ném đất, đá lên tàu

Theo thống kê của ngành Đường sắt, trong nửa đầu năm 2024 đã xảy ra 75 vụ ném đất đá lên tàu. Đây là hành vi gây mất an toàn đường sắt và vi phạm pháp luật, song vẫn còn thiếu những biện pháp để xử lý triệt để hành vi này.

Vào ngày 10/7 vừa qua khi, hành vi ném đá đã khiến một lái tàu bị chấn thương nặng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng và làm mất an toàn đường sắt, làm hư hỏng tài sản của nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những biện pháp để xử lý triệt để hành vi này.

Hành vi ném đất, ném đá hoặc chất bẩn lên các chuyến tàu không phải quá mới lạ, nhưng đây luôn là vấn đề nhức nhối, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó rất khó để nhanh chóng giải quyết triệt để.

Một lái tàu đã bị chấn thương nặng vùng đầu do hành vi ném đá lên tàu.

"Việc truy tìm các đối tượng này cũng rất khó khăn, bởi người ta không ném trực diện mà ném ngang đoàn tàu hoặc nấp không để cho camera nhìn thấy. Những đoàn tàu chạy đêm thì việc xác định thời điểm ném cũng rất khó khăn." - Ông Trần Cao Thắng – Trưởng ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói.

Trước tình hình thực tế, đường sắt Việt Nam cũng đã làm việc với Ban An toàn giao thông và các cơ quan chức năng có liên quan, phối hợp với chính quyền, công an địa phương đến từng hộ dân đề nghị ký cam kết để gia đình nhắc con cái không ném đất, đá lên tàu.

Nói về việc phối hợp với các địa phương tuyên truyền và nhắc nhở các hộ dân về hành vi ném đất, đá lên đoàn tàu, ông Trần Cao Thắng – Trưởng ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết:"Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã thực hiện các phóng sự về luật cũng như tác hại để người dân hiểu biết. Nếu chỉ có nỗ lực của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thì cũng rất khó. Mong sự vào cuộc của chính quyền địa phương và của các gia đình để không xảy ra sự việc như vậy."

Người ném đất đá lên tàu sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Biện pháp tuyên truyền đến người dân đã được xây dựng từ lâu, luật cũng đã có quy định, người ném đất đá lên tàu sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện Ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đối tượng ném đất dá lên tàu đa số là các em học sinh hoặc thanh thiếu niên chưa đủ tuổi thành niên. Do vậy, việc xử lý chế tài mạnh cũng rất khó.

"Đối tượng thường là các cháu nhỏ hiếu kì, thách đố nhau để ném cho vui chứ cũng không hiểu tác hại. Tiếp đó là đối tượng lớn hơn một chút. Họ nhậu nhẹt, chơi bời gần đường sắt và không cố ý ném, nhưng họ vẫn chưa hiểu tác hại của việc ném đất đá đó. Nguy hiểm nhất là ném trúng đầu máy làm bị thương lái tàu hoặc hỏng đầu máy thì sẽ không chạy được và đoàn tàu sẽ phải ngừng." - Ông Trần Cao Thắng – Trưởng ban An ninh, an toàn – Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói.

6 tháng đầu năm 2024, trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 75 vụ ném đất, đá lên tàu.

Hành vi ném đất, đá lên tàu không những vi phạm pháp luật, đe dọa trực tiếp đến an toàn tàu chạy mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý và tiến trình di chuyển của hành khách đi tàu.

Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2024, trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 75 vụ ném đất, đá lên tàu, gây thiệt hại vỡ 79 kính đầu máy, toa xe. Trong đó, hành vi này xảy ra nhiều ở các địa phương: Khánh Hòa: 18 vụ; Đồng Nai: 15 vụ; Bình Định 08 vụ; Quảng Nam: 08 vụ; Bình Thuận và Thừa Thiên Huế: mỗi địa phương 05 vụ; Quảng Trị, Quảng Ngãi và Ninh Thuận: mỗi địa phương 04 vụ.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty Đường sắt Việt Nam, thiệt hại ước tính gần một trăm triệu đồng trong việc thay kính mới cho các toa tàu. Bên cạnh đó, có những ảnh hưởng từ việc ném đất, đá lên tàu hỏa không tính được bằng con số, như mất thời gian sửa chữa khiến tàu không thể hoạt động và ảnh hưởng đến tinh thần, sự thoải mái của hành khách trên mỗi chuyến đi.

User
Ý KIẾN

Bão Trami đổ bộ vào miền Trung đã gây ảnh hưởng đến giao thông đường sắt. Hiện ngành đường sắt cũng đang khẩn trương khắc phục sự cố đoạn đường sắt qua Vĩnh Linh (Quảng Trị) bị nước gây hư hỏng do lũ sau bão để sớm thông tuyến trở lại.

Hàng trăm hành khách tuyến đường sắt Bắc - Nam phải trung chuyển bằng ô tô khi nước ngập sâu.

Hà Nội đang có kế hoạch phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), trong đó hệ thống đường sắt đô thị sẽ là trọng điểm. Mô hình được xem như chiến lược để đổi mới trong cách quy hoạch, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Toàn bộ bốn người trên một chiếc máy bay, trong đó có một trẻ em, đã thiệt mạng khi chiếc trực thăng đâm vào một tháp viễn thông đêm 20/10 tại Houston, thành phố lớn nhất bang Texas của Mỹ.

Quảng Ninh vừa qua đón những đoàn khách du lịch rất lớn thông qua những chuyến tàu biển, trong đó Viking Orion là một trong số tàu lớn và sang trọng nhất thế giới.

Những chuyến bay đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) được tra nạp tại Việt Nam đã cất cánh hôm nay, 18/10, từ sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh.

Cùng lúc 5 siêu tàu bay Gulfstream sang trọng và đắt đỏ bậc nhất thế giới xuất hiện ở sân bay Đà Nẵng. Dòng máy bay sang trọng này chuyên chở những người giàu nhất hành tinh.

Một chuyến bay của hãng hàng không Air Canada đã gặp phải sự cố đáng sợ khi bất ngờ rơi tự do hơn 1.800m do vùng nhiễu động mạnh, khiến hành khách hoảng loạn, đồ đạc văng tứ tung.

Con tàu Europa Clipper vừa được Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) phóng tới Europa - mặt trăng của Sao Mộc - để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Bamboo Airways sẽ khôi phục đường bay thẳng từ TP.HCM đến sân bay Don Mueang (Bangkok, Thái Lan) bắt đầu từ ngày 26/11.

Tàu CINOVA H2 chạy bằng hydro của Trung Quốc ra đời đã đánh dấu bước phát triển của ngành giao thông nước này trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải carbon và góp phần bảo vệ môi trường.

Vietnam Airlines vừa tổ chức diễn tập thành công quy trình thoát hiểm khẩn cấp trên mặt đất với máy bay Airbus A320, tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Đây là buổi diễn tập có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy thêm tàu Hà Nội - Lào Cai, đáp ứng nhu cầu khách du lịch tăng cao.

Trong đợt bão Yagi vừa qua, lực lượng trực thăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thể hiện hiệu quả cao bởi tính cơ động trong hoạt động cứu hộ, cứu nạn, vận chuyển hàng cứu trợ kịp thời đến những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề. Và trong đó không thể không kể đến chiếc trực thăng EC 155 - B1, một trong những chiếc trực thăng đã tham gia công tác bay tiếp tế cho nhân dân vùng lũ Cao Bằng.

Sáng 6/10, ngành đường sắt mở bán vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 trực tiếp tại ga Sài Gòn và các điểm bán vé và qua mạng.

Vietnam Airlines vừa khai trương đường bay thẳng đến thành phố Munich (Đức), tạo cơ hội mới cho du khách Việt khám phá châu Âu.

Tàu cao tốc ra đời đã làm thay đổi hoàn toàn ngành đường sắt, đặc biệt có đoàn tàu có thể chạy tốc độ đến 420 km/h.

Ngày 1/10 là tròn 60 năm tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản đi vào hoạt động. Điều đặc biệt nhất về con tàu là kể từ khi đi vào hoạt động, nó không gây ra bất kỳ một tai nạn nào và thời gian chậm chuyến trung bình chưa đến 5 phút.

Ngành đường sắt thông báo đến nay vẫn còn hơn 4000 khách hàng chưa hoàn tất thủ tục để nhận tiền trả vé tàu bảo lưu trong giai đoạn Covid-19, số tiền tương đương gần 2,2 tỷ đồng.

Nhằm tạo thuận lợi cho tất cả khách hàng đều có cơ hội mua vé tàu Tết, ngành đường sắt đã cập nhật một số chính sách mới cùng với nhiều ưu đãi, giảm giá.

Triển lãm vận tải đường sắt lớn nhất thế giới đã được khai mạc tại Berlin (Đức). Tâm điểm chú ý tại triển lãm năm nay là trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiên liệu sạch.

Ông Robert Tymofichuk, một giáo viên ở Alberta, Canada, đã dành gần 1.800 giờ để chế tạo một chiếc thủy phi cơ có thể chạy trên mặt đất hoặc lướt trên mặt nước. Điều thú vị là vật liệu chế tạo thủy phi cơ là những phế thải như cao su, sợi thuỷ tinh, giấy bồi, các bộ phận của ô tô cũ và khung thuyền bị bỏ hoang.

Hôm nay 23/9, đường sắt tổ chức chạy lại hàng ngày đôi tàu khách SP3/SP4 tuyến Hà Nội - Lào Cai để phục vụ người dân đi lại trên tuyến và khách du lịch Sapa mùa lúa chín.

Tối 20/9, chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam vượt qua hậu quả của cơn bão số 3 (YAGI) đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Để hành khách chủ động kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025, Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé trong giai đoạn từ 15/1 đến 12/2/2025 (tức 16 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Một chiếc thuyền cánh ngầm chạy bằng điện đã thực hiện thành công hải trình dài tới 777 km trong 24 giờ, từ thủ đô Stockholm của Thụy Điển tới đảo Aland thuộc vùng biển Baltic.

Tối 18/9, trong quá trình vận hành, đoàn tàu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị lỗi kỹ thuật phải dừng lại. Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, Tổng Giám đốc Hanoi Metro Vũ Hồng Trường cho biết đây là một trong 62 kịch bản tình huống sự cố xảy ra trên tuyến, không ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.

Để chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành tổ chức trực 24/24h, thực hiện nghiêm quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới.

Vietnam Airlines cho biết, sẽ chính thức mở đường bay thẳng từ Hà Nội đến thành phố Milan, nước Ý từ ngày 1/7/2025. Đây là đường bay Việt Nam đầu tiên và duy nhất bay thẳng đến Ý.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ kéo dài, trên các tỉnh phía Bắc, các tuyến bị hư hỏng nặng hạ tầng, thông tin tín hiệu, phải dừng chạy tàu để khắc phục.

Sáng nay (15/9), Tổng công ty Đường sắt VN đã khắc phục xong điểm bùn ngập kéo dài, thông toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, sau thời gian phải tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của bão số 3.

Trong tương lai, tuyến đường sắt đô thị số 3 sẽ được kéo dài, tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo và xuống phía Nam của TP Hà Nội tới quận Hoàng Mai, thêm 8 km ngầm.

Với hơn 45 điểm sạt lở nền đường do mưa lũ gây ra, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hiện vẫn chưa thể khai thác.

Sáng 13/9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tiến hành kiểm tra, thử tải trên cầu Đuống và cầu Long Biên. Nếu an toàn, tuyến đường sắt qua hai cây cầu này sẽ hoạt động lại vào chiều cùng ngày.

Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện di chuyển trên sông, từ tối qua 11/9, tất cả tàu thuyền đang hoạt động trên một số tuyến đường thủy nội địa đều phải dừng hoạt động đến khi nước rút. Đây là thông báo của Sở Giao thông Vân tải Hà Nội trước diễn biến phức tạp của mưa lũ khiến mực nước tại các sông trên địa bàn thành phố dâng cao.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ hỗ trợ vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ đồng bào các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3.

Ngay sau khi cơn bão đi qua, cả đêm 7/9, nhiều đơn vị ứng trực bão của ngành đường sắt đã làm việc xuyên đêm để khắc phục thiệt hại. Vào gần 5h sáng nay, ngày 8/9, tuyến tàu Bắc - Nam đã thông trở lại.

Đối với lĩnh vực hàng không, mặc dù không gây ảnh hưởng về người, nhưng bão Yagi gây thiệt hại về cơ sở vật chất tại một số sân bay. Theo Cục Hàng không Việt Nam, ước tính sơ bộ, có khoảng 145 chuyến bay cả nội địa và quốc tế bị huỷ do ảnh hưởng của bão. Riêng Nội Bài có 60 chuyến bay phải hoãn, hủy.

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi là rất lớn nên ngoài 4 sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân đã phải tạm đóng cửa theo khung giờ, các chuyến bay đi/đến sân bay Điện Biên, Vinh, Đồng Hới cũng có thể bị hủy.

Đại diện Hanoi Metro cho biết đã tạm dừng vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và đoạn trên cao Nhổn – ga Hà Nội để tránh bão số 3 (bão Yagi).

Chiều 6/9, Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại sân bay Nội Bài thêm 2 tiếng, từ 10h-21h ngày 7/9, thay vì từ 10h-19h như quyết định trước đó

Theo quyết định của Cục Hàng không Việt Nam, 4 sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân sẽ tạm dừng khai thác tàu bay trong một số khung giờ ngày 7/9.

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát công điện khẩn gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không yêu cầu khẩn trương ứng phó với bão số 3.

Nhà máy bảo dưỡng, sửa chữa tên lửa lớn nhất Việt Nam là nhà máy A31 trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.

Một chiếc máy bay hạng nhẹ đang bay trong cuộc thi lấy bằng bất ngờ gặp trục trặc động cơ, đã rơi trên đường cao tốc thuộc thành phố Đại Liên, Trung Quốc.

Các hãng hàng không đã tăng cường khai thác và cung cấp hàng trăm nghìn ghế, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp lễ 2/9.