Không để Thủ đô bị động trước “siêu pháo đài bay” B.52

Trong chiến thắng lịch sử “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, bằng ý chí “vạch nhiễu tìm thù”, đơn vị ra-đa của quân đội ta đã phát hiện hàng loạt máy bay B.52, từ đó báo động sớm giúp bộ đội Phòng không - Không quân tiêu diệt kẻ thù.

Cách đây 50 năm, trong suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972, không quân Mỹ đã sử dụng tới hàng chục ngàn tấn bom rải thảm nhằm “đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá”. Đây là chiến dịch ném bom dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích bằng đường không có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới. Thế nhưng, với tinh thần mưu trí, dũng cảm tuyệt vời, quân và dân ta đã làm nên kỳ tích bắn rơi các pháo đài bay B.52, bảo vệ bình yên bầu trời Hà Nội.

Để làm nên chiến thắng lịch sử "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" năm 1972, theo Đại tá Nghiêm Đình Tích - Anh hùng LLVTND (nguyên Đài trưởng Ra-đa P35, Đại đội 45, Trung đoàn 291),  ý chí “vạch nhiễu tìm thù” là một trong những yếu tố quyết định. Trong chiến dịch Phòng không bảo vệ Hà Nội, Đại tá Nghiêm Đình Tích đã cùng đơn vị kịp thời xác định và thông báo các tốp B.52 ở phía Tây Nam Đồi Si, Đô Lương, Nghệ An ở cự ly hơn 200km, báo động sớm cho Hà Nội 35 phút, để cho nhân dân sơ tán và các lực lượng Phòng không – Không quân chuẩn bị đối phó với “pháo đài bay” B.52, góp phần cùng quân và dân ta làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Anh hùng LLVTND - Đại tá Nghiêm Đình Tích

 

Theo Đại tá Nghiêm Đình Tích, trong các trận đánh khác, với máy móc thiết bị có hạn, việc phát hiện mục tiêu là các máy bay bình thường đã khó, trong trận đánh này để phát hiện được B.52 - loại máy bay tối tân nhất của Mỹ lúc bấy giờ lại càng khó khăn gấp bội. Bởi mỗi lần xuất trận, B.52 của Mỹ không bay một mình mà có hơn chục chiếc máy bay khác bay xung quanh, mục đích là bảo vệ và gây nhiễu để ra-đa của ta không phát hiện được.

 

 Với quyết tâm bằng mọi giá không để bị tập kích bất ngờ, kinh nghiệm đúc rút qua các trận đánh, kinh nghiệm chống nhiễu, đánh máy bay địch từ năm 1967 và nghiên cứu chống nhiễu mới từ năm 1969, Đại tá Nghiêm Đình Tích cùng đồng đội đã xây dựng ra quy trình xử trí, phát hiện B.52 mang tên “Độc đáo, sáng tạo và có một không hai”. Chính quy trình này đã giúp quân đội ta chuẩn bị các phương án, phát hiện và hiệp đồng trong chiến dịch, sẵn sàng đánh B.52.

 

“Lúc đó chúng tôi có 6 máy thu sóng, nhưng khi B.52 bay trên bầu trời, tất cả sóng máy thu của ta đều bị nhiễu. Bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo, chúng tôi chỉ sử dụng 1 máy thu, sử dụng 2 ăng ten trên và dưới hợp lý để chế áp nhiễu. Lúc này, trên màn hình chỉ còn dải nhiễu B.52 rất nhẹ, nổi lên 3 điểm sáng bằng đầu tăm. Tức là chúng tôi đã phát hiện ra B.52. Chúng tôi đã báo chính xác về Hà Nội là B.52 đang kéo vào đánh phá miền Bắc để cho các đơn vị kịp thời chuẩn bị và sẵn sàng ứng chiến”, Đại tá Nghiêm Đình Tích kể lại.

 

Xác "Pháo đài bay" B.52 tại Bảo tàng chiến thắng B.52. 

 

Trong đêm đầu tiên của chiến dịch, ngày 18/12/1972, lực lượng ra-đa đã phát hiện và báo động sớm cho Hà Nội trước 35 phút, tạo điều kiện cho Sở Chỉ huy chiến dịch phán đoán nắm chắc tình hình, sử dụng lực lượng chiến đấu. Các đêm sau đó do đã có kinh nghiệm, việc xác nhận có B.52 vào Hà Nội được chúng tôi cảnh báo sớm hơn, từ 35-50 phút. Vì vậy các cấp chỉ huy có điều kiện chủ động, chỉ huy đánh địch quyết liệt ngay từ những phút giây đầu tiên khi máy bay địch xâm phạm bầu trời Hà Nội.

Trong chiến dịch này, bộ đội Phòng không-Không quân, trước hết là bộ đội ra đa đã không để Tổ quốc bị bất ngờ trước chiến dịch tập kích đường không của địch, tạo điều kiện cho các binh chủng hoả lực đánh thắng B.52, đặc biệt là bộ đội tên lửa. Trong 34 chiếc B.52 bị bắn rơi, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 29 chiếc.

Theo Đại tá Nghiêm Đình Tích, chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đã mang về thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn, từ chỗ Mỹ định sử dụng B.52 đánh để biến Hà Nội, Hải Phòng trở về thời kỳ đồ đá, gây hoang mang khủng khiếp cho nhân dân và ép Chính phủ ta phải ký Hiệp định Paris theo điều kiện của Mỹ, thì với thất bại này khiến Mỹ không thể tiếp tục, buộc phải ngừng chiến dịch và phải ký Hiệp định Paris theo điều kiện của ta. Chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với Cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, trong Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca chiến thắng", từ điểm cầu Cột cờ Hà Nội, Đại tá Nghiêm Đình Tích - Anh hùng LLVTND sẽ có những chia sẻ về ký ức những tháng ngày lịch sử hào hùng của dân tộc.

Chương trình còn có sự tham gia của những nhân chứng lịch sử: Trung tướng, AHLLVT Phạm Tuân, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Trợ lý tên lửa, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Di Niên, Đại tá AHLLVTND Nguyễn Đình Kiên.

Chương trình chính luận “Bản hùng ca chiến thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, H2; đồng thời trực tuyến trên các nền tảng số của Đài PT-TH Hà Nội vào lúc 20 giờ ngày 17/12/2022. 

User
Ý KIẾN

Quận Đống Đa dự kiến đề xuất Thành phố thu hồi 4.200 m2 bán đảo hồ Đống Đa để tạo không gian để tạo không gian mở và điểm nhấn kiến trúc.

Vào 20h tối nay (28/9), Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII. Đây là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhằm tôn vinh những đóng góp của giới báo chí trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.

Phong trào xây dựng “tuyến đường hoa” đang được nhiều huyện ngoại thành triển khai và nhân rộng. Sự chung tay của các tổ chức đoàn thể và người dân đã xây dựng những miền quê đáng sống với cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

Thông tin chính thức về dự án xây dựng cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, hiện còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và chưa có kế hoạch khởi công công trình này.

Các lực lượng diễn tập khắc phục hệ thống mạng máy tính, Internet bị đối tượng khủng bố tấn công; đánh bắt đối tượng khủng bố, giải cứu con tin; di chuyển đối tượng cảnh vệ, bảo vệ hội nghị quốc tế và giải quyết tình huống gây rối trật tự, bạo loạn.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”, với mong muốn chia sẻ những hình đẹp của Hà Nội qua những năm tháng mang đậm dấu ấn của thời gian.

Sáng 28/09, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận Cầu Giấy. Tới dự có Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà và Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ban, ngành thuộc thành phố.

Dấu ấn Hàng Đào xưa và nay mới đây đã được tái hiện tại không gian trưng bày ảnh cùng tên do Đảng Ủy - UBND - Uỷ ban MTTQ phường Hàng Đào tổ chức, nhằm hướng đến lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô.

Hội đồng đánh giá, phân thứ hạng sản phẩm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức chấm các tác phẩm tham dự Hội thi sản phẩm làng nghề Thành phố Hà Nội năm 2024 vào sáng ngày 26/9.

Sáng 28/9, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội tổ chức diễn tập thực binh phòng thủ dân sự thành phố Hà Nội năm 2024.

Sáng 28/9, quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển công trình cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đối với dự án xây dựng Trường Tiểu học Trần Phú và dự án xây dựng Trường Mầm non Trần Phú.

Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã khai mạc tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm vào tối 27/9.

Gần 133 nghìn đoàn viên, thanh niên Hà Nội đã tham gia các hoạt động tình nguyện, thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên với tổng giá trị gần 62 tỷ đồng.

30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước tham gia Hội sách Hà Nội năm 2024 mang đến không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

Tối ngày 28/9, Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra. Đây cũng là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sở Văn hóa - Thể thao, Đài PT-TH Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan hiện đang hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng cho lễ trao giải.

Tối 27/9, tại Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra buổi tổng duyệt Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024.

Đầm Hồng là một không gian trong lành, “lá phổi xanh” của người dân sinh sống tại khu vực các phường thuộc quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, đường dạo ven hồ lại đang bị chiếm dụng bừa bãi. Một hộ kinh doanh đã ngang nhiên bày bàn ghế để bán bia và đồ ăn.

Hơn 2 tuần sau bão số 3, người dân vùng ngập lụt ở ngoài đê sông Hồng đã dần trở lại nhịp sống hàng ngày. Dự kiến phải hơn một tuần nữa, khu vực phường Phúc Xá mới trở lại sạch sẽ.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, hàng nghìn cây xanh bị nghiêng, đổ sau bão số 3 đã được dựng và trồng lại. Với sự chăm sóc đúng quy trình, nhiều cây cổ thụ, cây quý hiếm đã hồi sinh mạnh mẽ trở lại.

Năm 2024, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy. Công tác tổ chức Giải được thực hiện bài bản, khoa học và hiệu quả, thu hút được sự tham gia hưởng ứng của nhiều phóng viên, cơ quan báo chí tham gia.

Chiều 27/9, Đoàn công tác của lãnh đạo TP. Hà Nội do đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cựu quân nhân, cựu chiến binh, gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Liên quan đến việc tạm lấp 6.500m2 trong quá trình cải tạo hồ Đống Đa, UBND Thành phố có văn bản yêu cầu quận Đống Đa cùng các bên có liên quan làm rõ và báo cáo kết quả trước ngày 30/9. Lãnh đạo UBND quận Đống Đa đã giải trình chi tiết, trong đó khẳng định đây là phương án tối ưu nhất sau khi cân nhắc và tham khảo ý kiến phản biện của các chuyên gia cùng đơn vị quản lý.

Sau 10 năm hoàn thiện, chợ Phúc Lý thuộc phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm vẫn trong tình trạng “cửa đóng then cài”.

Sáng 27/9, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã tới thăm, tặng quà người có công tiêu biểu tại hai huyện Sóc Sơn, Mê Linh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chiều 27/9, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban với MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Quý III năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị.

Từ đầu năm đến nay, hệ thống xe buýt, metro của thành phố đã vận chuyển khoảng 300 triệu lượt khách (tăng 8,4%) so với cùng kỳ năm 2023.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 26/9, Ngày hội văn hóa vì hòa bình quận Bắc Từ Liêm đã chính thức khai mạc.

Tính đến hết tháng 8 năm 2024, toàn thành phố đã có 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 49,2% tổng số xã của Hà Nội.

Tối 26/9, tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội khai mạc "Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024".

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Kế hoạch số 276 về việc tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân năm 2024.

Báo Lao động Thủ đô vừa tổ chức tọa đàm trực tuyến nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.

Chiều 26/9, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề ngành thêu ren - lụa - áo dài - túi vải, giới thiệu trên 400 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo và độc đáo.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 277 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia, ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024, với chủ đề "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động".

Hai khu du lịch mới được UBND thành phố Hà Nội công nhận khu du lịch cấp thành phố là Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) và khu du lịch Hồng Vân.

Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, chiều 26/9, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã trao giải thưởng và ra mắt ấn phẩm cuộc thi sáng tác ca khúc "Thanh âm Hà Nội" năm 2024. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thị Thu Hà dự và trao giải thưởng.

Ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, vùng bãi sông Hồng bị ngập sâu khiến làng đào Nhật Tân và quất Tứ Liên quận Tây Hồ bị thiệt hại nghiêm trọng.

Đại lộ Thăng Long có chiều dài khoảng 30km từng được coi là tuyến đường đẹp và thuận tiện nhất của Thủ đô. Vậy mà đã nhiều năm nay, hai bên đường gom và một số hầm chui của Đại lộ này thường xuyên bị ngập úng sâu mỗi khi mưa lớn.

Trong ngày 26/9, các đồng chí Thường trực Thành uỷ, Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ đã tới thăm hỏi, tặng quà, ghi nhớ công ơn to lớn, tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu quân nhân, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, gia đình chính sách tiêu biểu trực tiếp tham gia Giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp trên địa bàn nhiều quận, huyện.

Thống kê từ Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội, toàn TP Hà Nội hiện đang có 11 đơn vị vận tải tham gia hoạt động buýt với hơn 2.100 phương tiện.

Chiều 26/9, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đi thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách tiêu biểu tại quận Bắc Từ Liêm.

Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quận năm 2024, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu, trong đó có đông đảo đại diện người dân của các phường.

Sáng nay (26/9), Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã đến thăm và tặng quà người có công tiêu biểu tại huyện Hoài Đức, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Trong bối cảnh cả nước đang tập trung hỗ trợ đồng bào chịu thiệt hại do bão lũ gây ra, Hà Nội quyết định dừng bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội về quyết định này.

Quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt các quy định của Luật Thủ đô năm 2024 tới cán bộ chủ chốt của quận, phường, báo cáo viên pháp luật quận và cán bộ cơ sở của 18 phường thuộc quận.

Nhằm chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của người dân vùng thiên tai cũng như dành nguồn lực để khắc phục các thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Hà Nội sẽ giảm số lượng, quy mô các chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Chiều 25/9, Quận ủy Thanh Xuân đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tại nơi cư trú đối với Thiếu tướng, Giáo sư Bùi Phan Kỳ - đảng viên Chi bộ 7, Đảng bộ phường Thanh Xuân Bắc.