Kiểm soát bệnh dại bằng cách nào? | 29/03/2024

Chưa đầy 3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 27 người chết vì bệnh dại tại 16 tỉnh thành phố (tăng 15 ca so cùng kỳ 2023). Làm thế nào để bệnh dại không vượt tầm kiểm soát? Ông Nguyễn Đình Đảng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thủy sản và Thú y Hà Nội, bàn về vấn đề này trong chương trình hôm nay.

User
Ý KIẾN

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GT-VT đã đề nghị phạt nguội với người điều khiển xe máy nhằm cải thiện hành vi, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Vấn đề này sẽ được TS Khương Kim Tạo – Nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cùng bàn luận trong chương trình hôm nay.

Học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đang phải chạy đua với thời gian khi kỳ thi vào lớp 10 sắp diễn ra. Con cái áp lực, bố mẹ cũng đau đầu vì muôn nỗi lo. Những băn khoăn được đặt ra: Chọn trường top theo mong muốn của cha mẹ hay trường bình thường phù hợp năng lực của con?

Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã công bố 3 phiên đấu thầu vàng, tuy nhiên có tới 2 phiên bị hủy. 'Vì sao các phiên đấu thầu vàng chưa hiệu quả?' là chủ đề mà chương trình hôm nay bàn luận, với khách mời là Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia tài chính kinh tế.

Trưa ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng của quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Kể từ đây, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, đánh dấu một kỷ nguyên mới của đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình và phát triển. Trong chương trình hôm nay, GS.TS. NGND Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ cùng bàn luận xoay quanh chủ đề "Nhân lên sức mạnh dân tộc từ Ngày chiến thắng 30/4".

Nhắc đến Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến hệ thống cây xanh và không gian xanh đô thị. Hệ thống này có vai trò quan trọng giúp cải tạo khí hậu môi trường sống đô thị và là một bộ phận không thể thiếu trong hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người sẽ không biết các loại cây đang được trồng là cây gì, được chăm sóc bảo vệ ra sao? Vấn đề này sẽ được kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Thành phố Hà Nội cùng bàn luận trong chương trình hôm nay.

Việc triển khai thí điểm ứng dụng trông giữ xe không dùng tiền mặt được nhiều người dân ủng hộ. Tuy nhiên cũng có những băn khoăn về việc thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt được thực hiện như thế nào và minh bạch ra sao? Vấn đề này sẽ được ông Nguyễn Đức Vinh – PGĐ Công ty TNHH MTV khai thác điểm đỗ xe Hà Nội giải thích trong chương trình hôm nay.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử là sự gia tăng không ngừng của rác thải nhựa sinh hoạt. Đây thực sự là thách thức trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề này sẽ được ông Trần Văn Trọng – Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam bàn luận trong chương trình hôm nay.

Thực trạng tấn công mạng đang ngày càng trở nên phức tạp với những diễn biến khó lường, nên việc quản trị rủi ro và có biện pháp ứng phó sự cố là điều tối quan trọng trong thời đại công nghệ. Vấn đề này sẽ được chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc kỹ thuật Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam,Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế. Trong chương trình hôm nay, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng sẽ cùng phân tích những diễn biến của thị trường và những giải pháp được nêu trong Thông báo số 160 của Văn phòng Chính phủ.

Các loại vật liệu xây dựng như: cát xây dựng, đá xây dựng, đất san lấp hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng do nguồn cung phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp. Mặt khác, đây cũng là loại vật liệu chủ yếu phục vụ cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cát xây dựng đang là trở ngại khiến nhiều công trình bị ngưng trệ, có khả năng không đạt tiến độ đề ra. Vấn đề này sẽ được ông Phạm Văn Bắc – Phó Chủ tịch Hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng cùng bàn luận trong chương trình hôm nay.

Thuốc lá điện tử hiện nay chưa được cấp phép tại Việt Nam, nhưng dù bất cứ ai, ở độ tuổi nào cũng dễ dàng có thể mua được ở các cửa hàng hoặc trên mạng. Đáng lo ngại là tình trạng giới trẻ có xu hướng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới mới gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng lại đang có xu hướng gia tăng. Vậy làm thế nào để có thể quản lý hiệu quả thuốc lá điện tử? Vấn đề này sẽ được GS Nguyễn Anh Trí – Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội sẽ cùng bàn luận trong chương trình hôm nay.

Vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật hiện nay còn nhiều khó khăn. Vì sao người khuyết tật ít có cơ hội tham gia vào thị trường lao động, khó tìm cho mình một công việc phù hợp để tự tin vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng và góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội? Vấn đề này sẽ được ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Từ những vụ động đất vừa xảy ra gần đây, chúng ta đặt ra câu hỏi liệu những trận động đất có cường độ mạnh có khả năng xảy ra ở nước ta hay không? Việt Nam đã có kịch bản ứng phó với động đất hay chưa và cần làm gì để nâng cao kiến thức ứng phó với thảm họa động đất cho người dân. Vấn đề này sẽ được PGS.TS Nguyễn Hồng Phương – chuyên gia địa chấn, Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần, Viện Vật lý địa cầu Việt Nam bàn luận trong chương trình hôm nay.

Các trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh, trong đó sẽ tăng chỉ tiêu xét kết quả kỳ thi riêng. Nhiều chuyên gia giáo dục lo ngại việc có các kỳ thi riêng sẽ tạo áp lực với thí sinh tham dự xét tuyển đại học. TS Lê Đình Nam – Phó Trưởng ban Tuyển sinh Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, bàn về vấn đề này trong chương trình hôm nay.

Trong quý I/2024, tốc độ tăng tổng sản phẩm CRDP trên địa bàn Hà Nội tăng 5,5%. Ba tháng đầu năm nay, Hà Nội thu hút khoảng 953,2 triệu đô la Mỹ vốn FDI, tăng 500% so với cùng kỳ năm 2023. Trong bối cảnh năm 2024, nền kinh tế tiếp tục vận hành trong sự không thuận của kinh tế trong và ngoài nước, các nguồn lực của doanh nghiệp chưa dc khơi thông hiệu quả, rủi ro pháp lý vẫn còn tiềm ẩn. Vậy những trợ lực nào cần được triển khai để kinh tế Hà Nội tăng tốc mạnh mẽ? Vấn đề này sẽ được PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế cao cấp chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Thời gian qua, vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế tại một số cơ sở y tế công lập đã được phản ánh. Dù đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ, tuy nhiên, đến nay một số bệnh viện vẫn chờ thêm các hướng dẫn cụ thể về đấu thầu thuốc và vật tư y tế, khiến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn diễn ra tại một số bệnh viện công lập. Vấn đề này sẽ được Luật sư Nguyễn Ngọc Lan – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Chưa đầy 3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 27 người chết vì bệnh dại tại 16 tỉnh thành phố (tăng 15 ca so cùng kỳ 2023). Làm thế nào để bệnh dại không vượt tầm kiểm soát? Ông Nguyễn Đình Đảng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thủy sản và Thú y Hà Nội, bàn về vấn đề này trong chương trình hôm nay.

Năm nay nguy cơ ùn tắc đăng kiểm lại có thể xảy ra khi trong cả nước có 70 trung tâm ở 24 địa phương buộc phải tạm dừng hoạt động. Trước thực tế này, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã kiến nghị lùi thời hạn chứng chỉ đăng kiểm viên hưởng án treo, không bị nghiêm cấm hành nghề tiếp tục làm việc. Các trung tâm đăng kiểm được tiếp tục hoạt động phục vụ cho người dân đến hết ngày 31/12/2025. Vấn đề này sẽ được Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc NXB Giao thông, chuyên gia giao thông chia sẻ và bàn luận trong chương trình hôm nay.

Sau khi sáp nhập, nhiều làng xã mất đi cái tên đã tồn tại lâu đời. Nhà sử học Dương Trung Quốc bàn luận về ý nghĩa của các địa danh với văn hóa và tâm hồn người Việt trong chương trình hôm nay.

Luật đất đai (sửa đổi) đã được thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, được kỳ vọng sẽ làm tăng tính thị trường, góp phần hài hòa lợi ích và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai - GS.TS Nguyễn Quang Tuyến, trường Đại học Luật Hà Nội, bàn luận trong chương trình hôm nay.

Vào những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều dự án chung cư tại Hà Nội ghi nhận biến động giá thứ cấp tăng mạnh. Có những dự án tăng từ 15% đến 20% sau vài tháng, thậm chí có dự án còn tăng gần 40%. Vậy giá chung cư Hà Nội liệu có đang cao ảo? Vấn đề này sẽ được chuyên gia bất động sản Đỗ Qúy Duy – Giám đốc điều hành quỹ đầu tư bất động sản NAC chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Một khách hàng ở Quảng Ninh vay tín dụng tiêu dùng từ một chi nhánh ngân hàng Eximbank với số tiền ban đầu 8,5 triệu đồng, sau gần 11 năm số nợ phải trả là hơn 8,8 tỉ đồng đang là đề tài gây xôn xao trong dư luận xã hội. Vụ việc này hiện chưa có hồi kết và tạo ra một cú sốc trong mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Vấn đề này sẽ được TS Nguyễn Chí Hiếu – chuyên gia Tài chính – Ngân hàng sẽ chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, trên nhiều tuyến phố của Hà Nội đã xuất hiện những điểm giải cứu trứng gà với giá rất rẻ. Vậy nguyên nhân do đâu? Vấn đề này sẽ được ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, Nguyên Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Trên các diễn đàn mạng, rất nhiều ý kiến cho rằng giá vé máy bay hiện đang quá cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Vì sao giá vé máy bay tăng cao? Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lý giải nguyên nhân.

Hà Nội có khoảng 1.500 chung cư cũ, gắn với cuộc sống của gần 250.000 người. Hầu hết trong số này đều đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng không còn đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của người dân. Song sau hơn hai năm, việc triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội vẫn chậm và còn nhiều vướng mắc. Vậy Hà Nội cần giải quyết vấn đề này như thế nào để đảm bảo tiến độ và xử lý được những vướng mắc tồn tại trong việc cải tạo chung cư cũ? Vấn đề này sẽ được GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Song hành phát triển y học hiện đại, kết hợp với nền y học cổ truyền sẽ giúp phát triển hài hòa, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Bởi vậy, việc phát triển y học cổ truyền, nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc, điều trị cho người dân đối với mạng lưới y tế cơ sở đang là chủ trương, định hướng mà ngành y tế quan tâm. Vấn đề này sẽ được GS.TS Trương Việt Bình – Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, Nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 sẽ xây dựng hình ảnh thủ đô là thành phố di sản có văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang bản sắc thủ đô ngàn năm văn hiến và được bảo tồn, phát huy, nâng tầm bằng công nghệ số. Làm thế nào để trong quá trình tái thiết đô thị, thành phố có thể bảo tồn được các giá trị văn hóa cũ hài hòa với hiện đại? Vấn đề này sẽ được TS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Theo tiêu chí về diện tích và dân số, TP Hà Nội có 173 xã phường, thị trấn và một đơn vị hành chính cấp quận là Q. Hoàn Kiếm thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025. Từ thực tiễn cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết triệt để, thấu đáo để việc sắp xếp đơn vị hành chính đạt được sự đồng thuận cao của nhân dân, mang tính ổn định và hiệu quả cao hơn. Vấn đề này sẽ được ông Nguyễn Chí Đoàn – Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Mỗi mùa tuyển sinh, hàng ngàn thí sinh bước vào cuộc đua để giành một suất vào trường chuyên với tỉ lệ chọi rất cao và rất nhiều áp lực. Có phải cứ vào được trường chuyên mới là tốt nhất cho học sinh? Góc nhìn của thầy Đặng Minh Tuấn, Giảng viên khoa Sư phạm, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Thị trường vàng đang chứng kiến những diễn biến chưa từng có khi giá vàng trong nước đổ xô các mức kỷ lục chỉ trong thời gian ngắn. Theo giới phân tích cả do yếu tố trong nước và thế giới đang hỗ trợ giá vàng trong nước lập đỉnh những ngày qua. Cùng tìm hiểu và phẫn tích về những diễn biến của thị trường vàng trong chương trình hôm nay là TS Kinh tế Nguyễn Minh Phong – Nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội.

Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, kể từ ngày 1/7/2024 bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương tồn tại từ năm 2004 đến nay. Thay vào đó là chế độ tiền lương mới trả theo vị trí việc làm, theo chức danh lãnh đạo, quản lý… Vấn đề này sẽ được ông Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Thời gian gần đây, một điều đáng buồn là có nhiều hành vi phát ngôn lệch chuẩn trên mạng xã hội lại đến từ người nổi tiếng, là thần tượng của giới trẻ. Và điều này ảnh hưởng lớn tới tâm sinh lý và sự phát triển nhận thức của họ. Vấn đề này sẽ được ông Nguyễn Văn Thanh – PGĐ Trung tâm kỹ năng văn hóa Việt chia sẻ trong chương trình hôm nay

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân về dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia, dự thảo này nới lỏng một số điều kiện để người mua nhà dễ tiếp cận hơn với loại hình nhà ở này. Những điểm mới trong dự thảo luật này là gì và liệu có gỡ khó cho người dân trong việc tiếp cận nhà ở xã hội hay không? Vấn đề này sẽ được ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động tiếp tục theo đà phục hồi, sự khởi sắc đầu năm thể hiện tại các thị trường lớn trong cả nước. Tại Hà Nội và các địa phương, nhiều doanh nghiệp đang tích cực tập trung tuyển dụng lao động ngay từ thời điểm đầu năm để bổ sung nguồn lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đây là cơ hội cho người lao động nhất là sinh viên, học viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm cũng như người lao động thay đổi việc làm phù hợp. Vấn đề này sẽ được ông Vũ Quang Thành – PGĐ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chính là để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô, cũng như để người Hà Nội trở thành những tấm gương sáng, đẹp đẽ nhất đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Phải làm thế nào để mỗi công dân Thủ đô là một đại sứ văn hóa? Vấn đề này sẽ được PGS.TS Bùi Xuân Đính – Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam chia sẻ trong chương trình hôm nay

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vậy quy định này liệu có cần thiết hay không? Vấn đề này sẽ được TS. Khương Kim Tạo – nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 30 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Với mục đích phát triển toàn diện con người, giữ gìn và phát huy giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Vấn đề này sẽ được TS. Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng bàn luận trong chương trình hôm nay.

Một trong những không gian thể hiện rõ nét đẹp văn hóa chính là thông qua các lễ hội. Người Hà Nội có văn minh, thanh lịch hay không phần nào đó thể hiện ở cách mà họ ứng xử với văn hóa dân gian truyền thống. Với hơn 1.100 lễ hội truyền thống, Hà Nội là địa phương dẫn đầu về số lượng lễ hội trên cả nước. Vậy cách người Hà Nội ứng xử với lễ hội như thế nào? Chủ đề này sẽ được bàn luận cùng PGS.TS Phạm Lan Oanh – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

Mỗi dịp tháng 3 hàng năm, Tuần lễ áo dài lại được tổ chức nhằm tôn vinh và lan tỏa vẻ đẹp của tà áo dài. Áo dài giờ đây không chỉ là của riêng người Việt mà được rất đông du khách nước ngoài rất yêu thích. Và áo dài cũng trở thành đại sứ du lịch thu hút khách đến Thủ đô Hà Nội. Trong chương trình hôm nay bà Nguyễn Thị Hảo – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội sẽ cùng bàn luận về chủ đề này.

Năm 2023 là năm doanh nghiệp BĐS phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, những điểm sáng đã xuất hiện tạo bước đệm cho thị trường BĐS, cùng với đó là các nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đang mở ra những triển vọng mới năm 2024, nhất là khi các luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua như Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS, Luật các tổ chức tín dụng sắp có hiệu lực, những vấn đề pháp lý sẽ được khơi thông. Vậy đâu là những cơ hội và thách thức của thị trường BĐS nước ta trong năm 2024? Vấn đề này sẽ được cùng bàn luận với chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh trong chương trình hôm nay.

Trong thời buổi công nghệ số như hiện nay, những hoạt động mê tín, dị đoan trên môi trường mạng ngày càng trở nên phổ biến, khó kiểm soát và ảnh hưởng xấu tới hoạt động tâm linh của người dân. ‘Cảnh giác với hoạt động mê tín dị đoan trên không gian mạng’ sẽ là chủ đề mà chương trình hôm nay sẽ cùng bàn luận với nhà báo Hà Tùng Long, Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, Báo Điện tử Dân Việt.

Với lý do để hình thành thói quen không uống rượu bia khi lái xe, Bộ Công An cho rằng cần thiết duy trì quy định nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe. Những ngày qua đã có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh nội dung này lại cho rằng, cần tham khảo thêm quy định các nước trên thế giới để đưa quy định sao cho hài hòa, phù hợp với bối cảnh thực tế tại Việt Nam. Và vấn đề này sẽ được GS.TS. Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí - Thành viên Ủy ban xã hội của Quốc hội sẽ chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Hạnh phúc trong cuộc đời là nhận được món quà yêu thương, nhưng chúng ta sẽ hạnh phúc gấp đôi khi chính bạn là người trao yêu thương đó. Nhưng trao yêu thương như thế nào để trọn vẹn ý nghĩa, làm từ thiện thế nào cho hiệu quả? Vấn đề này sẽ được ThS. BS Nguyễn Thế Lương – PGĐ Bệnh viện Thận Hà Nội, Trưởng nhóm dự án tình nguyện 'Theo dấu chân bác sĩ' chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đến thời điểm này đã qua quá nửa chặng đường. Trong suốt gần 20 tháng triển khai, mỗi công đoạn đều ghi dấu ấn bởi cách thực hiện khoa học, khẩn trương, bảo đảm công phu và kỹ lưỡng. GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội sẽ phân tích, bàn luận vấn đề này trong chương trình ngày hôm nay.

Những ngày đầu xuân mới sẽ có rất nhiều lễ hội diễn ra tại khắp các địa phương, tỉnh thành trên cả nước. Thông qua các lễ hội, chúng ta nhận ra một phần lịch sử và bản sắc văn hóa của cha ông được tái hiện và có sức sống tươi mới trong bối cảnh xã hội hiện đại. Lễ hội cũng là cơ hội để gia tăng sức mạnh đoàn kết, chia sẻ, tri ân và cùng hướng tới phát triển vì an lành, hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội. Trong chương trình hôm nay, PGS.TS Phạm Lan Oanh – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Bộ VHTT&DL) sẽ chia sẻ về vấn đề này.

Ngành du lịch Thủ đô đã chủ động thu hút du khách với rất nhiều sự kiện lớn và đồng bộ, triển khai các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng. Song hành với đó là những chương trình kích cầu, những gói sản phẩm mới khiến du lịch Hà Nội trở thành một điểm điến hấp dẫn . Với mục tiêu thu hút 27 triệu lượt khách, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế, Hà Nội vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hiện thực hóa mục tiêu này. Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội sẽ chia sẻ về vấn đề này trong chương trình hôm nay.