Kỷ nguyên của Pháp tại Niger đang kết thúc

Quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Niger theo đúng kế hoạch. Động thái này được cho là không thể tránh khỏi của quân đội Pháp trước sức ép của chính quyền quân sự Niger cùng làn sóng biểu tình kéo dài nhiều ngày qua của người dân Niger phản đối sự hiện diện của quân đội Pháp tại nước này.

Sau khi Pháp không thừa nhận chính quyền quân sự tại Niger sau cuộc đảo chính, quan hệ giữa Pháp và chính quyền quân sự Niger trở nên căng thẳng. Nhiều cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện của quân đội Pháp đã nổ ra trước căn cứ quân sự và đại sứ quán Pháp tại Niger. 

Cuối tháng 9 vừa qua,  Niger đã tuyên bố trục xuất đại sứ Pháp Sylvain Itte. Đại sứ Pháp Sylvain Itte ban đầu từ chối thực hiện lệnh của giới chức quân sự Niger, song đã về nước hôm 24/9 sau tuyên bố của Tổng thống Pháp.

"Pháp đã quyết định triệu hồi đại sứ của mình. Đại sứ của chúng tôi cùng một số nhà ngoại giao sẽ trở lại Pháp và chúng tôi sẽ chấm dứt hợp tác quân sự với chính quyền hiện nay của Niger vì họ không còn muốn chống khủng bố nữa", Tổng tháp E.Macron nói.

Theo tuyên bố của nhóm chính quyền quân sự tại Niger, trong đợt rút quân đầu tiên ngày 08/10, Pháp rút 400 binh sĩ đồn trú tại căn cứ Ouallam. Hội đồng Bảo vệ Tổ quốc Niger (CNSP) cho rằng đây là "bước tiến mới về chủ quyền" đối với Niger.

Việc Pháp buộc phải rút quân khỏi Niger trong hoàn cảnh hiện nay là điều không có gì phải bàn cãi, tuy nhiên vấn đề được các giới chức quân sự Pháp quan tâm nhiều nhất lúc này là làm sao lên kế hoạch để trong thời hạn khoảng 3 tháng rút toàn bộ quân và trang thiết bị quân sự một cách an toàn ra khỏi Niger. Việc chuyển các binh sĩ có vẻ dễ dàng, chỉ cần tập trung về một căn cứ không quân của Pháp tại Niamey, rồi đưa về nước bằng đường hàng không. Nhưng việc rút các trang thiết bị hạng nặng thì rất phức tạp. Đó là hàng trăm xe bọc thép chiến đấu, trực thăng, các kho khí tài, hệ thống máy tính, thiết bị hậu cần cho quân đội... Để vận chuyển khối thiết bị quân sự lớn đó, cần phải tổ chức các đoàn xe vận tải bằng đường bộ để tới các cảng Cotonou của Benin hay Abidjan của Bờ Biển Ngà, trước khi đưa lên tàu thủy chuyển về Pháp.

Ông Fahiraman Rodrigue Koné, giám đốc dự án Sahel thuộc Viện Nghiên cứu An ninh, Nam Phi, cho biết: "Người Pháp đã không rút đi đúng thời điểm mà vẫn muốn đóng vai trò dẫn dắt, trong bối cảnh môi trường xã hội ở Niger đã thay đổi rất lớn. Khi phải rút quân trong ba tháng tới, họ sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn về hậu cần, ở nơi họ từng là bên kiểm soát".

Hồi năm 2022, 4.500 binh sĩ Pháp đã rút khỏi Mali an toàn, nhưng phải mất tới 6 tháng, với những thách thức về hậu cần và bảo đảm an toàn trên đường chuyển quân khi đó không hề nhỏ. Nhất là lần này, sự hiện diện quân sự của Pháp đã mỏng hơn rất nhiều. Trong vùng Sahel hiện nay, Pháp chỉ còn duy nhất căn cứ ở Cộng hòa Chad. Các đồng minh cũng khó có thể hỗ trợ gì được Pháp trong nhiệm vụ này. Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp kêu gọi chính quyền Niger phải kiềm chế mọi hình thức khiêu khích và đảm bảo an toàn cho hoạt động rút quân của Pháp.

Ngay sau thông báo rút quân của tổng thống Pháp, chính quyền quân sự tại Niger cho biết họ muốn thiết lập một lịch trình trong khuôn khổ thương lượng và theo thỏa thuận chung để có hiệu quả tốt hơn cho việc rút quân Pháp.

Mối quan hệ giữa Pháp và các quốc gia châu Phi vốn là thuộc địa cũ đã chững lại trong những năm gần đây với việc Paris ngày càng mất dần ảnh hưởng ở khu vực. Sau 9 năm Pháp chiến đấu chống chủ nghĩa thánh chiến ở Sehel, tháng 2 năm ngoái, Mali đã trục xuất quân đội Pháp và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp, do những bất đồng giữa Pháp với chính quyền quân sự nước này sau cuộc đảo chính vào tháng 5 năm 2021. Quốc gia này cũng đã thay đổi ngôn ngữ chính thức từ tiếng Pháp sang ngôn ngữ quốc gia Mali. 

Trong khi đó tại Niger, sau khi Pháp từ chối công nhận chính quyền quân sự mới tại Niger, tâm lý giận dữ vốn đã âm ỉ trước đó vì việc Paris thường xuyên can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Niamey, lập tức bùng lên dữ dội. Căn cứ quân sự của Pháp ở thủ đô Niamey của Niger trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình chống Pháp tại nước này. Nhiều người Niger cho rằng, Pháp đã hưởng quá nhiều đặc quyền trong khai thác tài nguyên và nền chính trị của đất nước này quá lâu. Họ coi cuộc đảo chính là cơ hội để Niger xây dựng một nền tảng chính trị mới trong sạch hơn, giành lại chủ quyền và thoát khỏi ảnh hưởng từ Paris.

Sau Niger, vụ đảo chính tại Gabon đã trở thành một thách thức mới nhất đối với Pháp. Chỉ trong 3 năm, 8 thuộc địa cũ của Pháp ở Tây và Trung Phi đã nằm trong tay của phe quân sự. Mỗi một vụ đảo chính diễn ra, sức ảnh hưởng của Pháp lại bị suy yếu dần. 

Ông Chris Ogomodede, nhà phân tích đối ngoại sống ở Senegal cho rằng: “Chính sách của Pháp không được ưa chuộng. Tất cả các cuộc biểu tình và mọi người đang tấn công các doanh nghiệp Pháp vì họ cho rằng những doanh nghiệp đó đại diện cho chủ nghĩa thực dân mới của Pháp.”

Sự thay đổi trong nhận thức chính trị của người châu Phi phần lớn xuất phát từ lực lượng dân số trẻ của lục địa này đang nhanh chóng hình thành quan điểm chống Pháp và tìm đến các đối tác mới ngoài Pháp. 

14 quốc gia ở Tây và Trung Phi, bao gồm cả Niger và Gabon, sử dụng Đồng franc CFA, bao gồm cả Niger và Gabon, được bảo lãnh bởi kho bạc Pháp. Các quốc gia sử dụng franc CFA được yêu cầu lưu trữ 50% dự trữ tiền tệ của họ tại Ngân hàng Trung ương Pháp và đồng tiền này gắn liền với đồng Euro. Trong khi Paris khẳng định hệ thống này thúc đẩy sự ổn định kinh tế, thì có ý kiến cho rằng nó cho phép Pháp kiểm soát nền kinh tế của các quốc gia châu Phi.

Tuy nhiên, một nguyên nhân sâu xa được các chuyên gia nhận định là, người dân một số quốc gia châu Phi vẫn mang tâm lý chống Pháp từ thời kỳ thực dân trước đây. Thậm chí ở một số quốc gia, Pháp còn bị xem như là một nhân tố cản trở tiến trình dân chủ ở quốc gia đó khi luôn duy trì liên hệ mật thiết với các chính quyền nắm giữ quyền lực lâu năm hay các lực lượng quân sự.

Việc rút quân khỏi Niger được coi là dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân mới tại lục địa đen. Những di sản mà Pháp tạo ra, như mạng lưới Pháp – châu Phi  để duy trì sự ảnh hưởng kinh tế và quân sự khắp châu Phi sẽ sớm lụi tàn. 

Việc rút quân của Pháp sẽ để lại một lỗ hổng trong nỗ lực của phương Tây nhằm chống lại cuộc nổi dậy của quân thánh chiến trong khu vực và giáng một đòn mạnh vào ảnh hưởng của Pháp tại châu Phi. Cho đến khi xảy ra cuộc đảo chính, Niger là đồng minh chủ chốt cuối cùng của phương Tây ở khu vực trung tâm Sahel, phía nam sa mạc Sahara.

Idrissa Waziri, cựu phát ngôn viên cho Tổng thống Niger bị lật đổ Mohamed Bazoum, nêu quan điểm: "Trong cuộc chiến chống khủng bố, Pháp là đối tác quan trọng cung cấp hầu hết thông tin tình báo giúp chúng tôi đánh bại kẻ thù. Cuộc rút quân vội vã của người Pháp đã khiến tình hình an ninh ở Mali và Burkina Faso trở nên tồi tệ hơn. Pháp giờ đây trở thành lý do để người dân xuống đường, bị đổ lỗi về mọi vấn đề Niger phải đối mặt".

Từ một góc độ khác, Fahiraman Rodrigue Koné, giám đốc dự án Sahel thuộc Viện Nghiên cứu An ninh, trụ sở ở Nam Phi cho rằng còn quá sớm để nói liệu sự ra đi của Pháp có dẫn đến tình trạng bất ổn lớn hơn tại Niger và vùng Sahel nói chung hay không. Vì sau lời cảnh báo của khối cộng đồng kinh tế Tây Phi ECOWAS về khả năng can thiệp vào Niger nếu Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum không được khôi phục quyền lực, Mali, Burkina Faso và Niger đã thành lập liên minh an ninh Sahel, nhằm giúp đỡ nhau chống lại các cuộc nổi dậy vũ trang và hành vi can thiệp từ bên ngoài. Ông Koné cho rằng, việc thành lập liên minh sẽ giúp Niger chia sẻ những kinh nghiệm tác chiến tốt nhất của mình cho hai nước còn lại. Đây có thể là yếu tố giúp thay đổi cuộc chơi.

Fahiraman Rodrigue Koné, giám đốc dự án Sahel thuộc Viện Nghiên cứu An ninh, trụ sở ở Nam Phi nói: "Tình trạng thiếu hợp tác giữa ba nước là một trong những lý do khiến các nhóm khủng bố có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các vùng biên giới. Ba nước giờ đây đã tiến hành một số hoạt động quân sự chung, điều sẽ gây áp lực thực sự với phiến quân".

Dù liên minh an ninh Sahel được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò tích cực chống lại phiến quân, nhưng vẫn có những ý kiến lo ngại tình hình phiến quân nổi loạn sẽ gia tăng ở khu vực Tây Phi, vì thực tế tại Mali và Burkina Faso cho thấy tình hình an ninh tồi tệ hơn và số người thiệt mạng trong các cuộc nổi dậy của phiến quân đã tăng lên sau khi Pháp rút quân khỏi các nước này.

User
Ý KIẾN

Ngày 30/6 tới đây, nước Pháp sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử được đánh giá là có ý nghĩa sống còn, khi các đảng cực hữu được dự báo sẽ giành chiến thắng và gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ trong Quốc hội.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump, hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ đối đầu trong tuần này trong cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11.

Giáo hoàng Francis cho rằng AI đã mang lại sự thay đổi mang tính thời đại trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các quốc gia cần giám sát sự phát triển của AI để bảo vệ tính mạng và phẩm giá con người.

Chủ đề của Hội nghị thường niên lần thứ 15 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) còn được gọi là Diễn đàn Davos mùa hè lần này là “Những chân trời tăng trưởng mới”.

Chiến thuật của Nga được điều chỉnh một cách linh hoạt, cùng với việc tăng quân số và cải tiến vũ khí đang khiến Ukraine gặp khó trong việc giành bất kỳ chiến thắng quyết định nào và có nguy cơ biến xung đột thành một trận chiến tiêu hao kéo dài.

Căng thẳng thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang có dấu hiệu leo thang, khi hai bên những ngày qua liên tiếp mở các cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào các sản phẩm của nhau.

Là Chủ tịch BRICS năm nay, Nga sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại, đầu tư, công nghệ đổi mới và các vấn đề xã hội.

Nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Sau khi GDP đạt mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2023, cao hơn đáng kể so với dự báo, quý I năm nay, tăng trưởng GDP của Nga tiếp tục đạt mức cao, 5,4%.

Trong suốt gần 1/4 thế kỷ lãnh đạo đất nước trên cả hai cương vị tổng thống và thủ tướng, ông Putin đã có công lớn mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa quốc gia này từ vị thế đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở thành một trong những cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Các cuộc tấn công qua lại giữa Israel và Hezbollah cho thấy hai bên sẵn sàng mở rộng đối đầu quân sự, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ Israel tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực vào miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột tại dải Gaza đã kéo dài 8 tháng qua.

Từ trước khi Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine diễn ra tại Thuỵ Sĩ, các nhà phân tích đã dự đoán rằng hội nghị này dường như không đạt được các mục tiêu đã nêu, cả về mặt đại diện tham dự và việc phát triển chương trình nghị sự thống nhất mà Kiev muốn thúc đẩy, khi không có sự tham gia của Nga.

Sau gần 25 năm cầm quyền, Tổng thống Vladimir Putin đã cho thấy tài năng của một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất lịch sử nước Nga. Ông đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa đất nước từ chỗ đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở lại thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo nhiều khả năng năm 2024 sẽ là một năm nắng nóng kỷ lục tiếp theo, phá vỡ kỷ lục về nắng nóng của năm 2023.

Tình trạng đầu cơ bất động sản đã và đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường mà còn khiến người thu nhập thấp không thể mua nổi nhà.

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine tổ chức tại Thụy Sỹ đang có nguy cơ thất bại khi không có sự tham gia của nguyên thủ một số nước quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Sau khi thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm, gây choáng váng cho cả chính trường Pháp và châu Âu.

Ngành vận tải hàng không toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, dự báo doanh thu toàn ngành đạt gần 1.000 tỷ USD năm 2024.

Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu gây sốc khi một loạt đảng cầm quyền ở các quốc gia chủ chốt của EU gặp thất bại chưa từng có, nhất là ở những quốc gia được phân bổ số ghế lớn như Pháp, Đức.

Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg 2024, nước Nga đã vạch rõ chiến lược phát triển kinh tế là tăng cường quan hệ kinh tế với các nước thân thiện, hiện chiếm 3/4 kim ngạch thương mại của Nga.

Hơn 50 năm sau khi con người đặt chân lên Mặt Trăng, vệ tinh duy nhất của Trái đất lại trở thành tâm điểm của một cuộc chạy đua không gian mới giữa các cường quốc.

Ngày 8/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba, đi vào lịch sử khi trở thành thủ tướng thứ hai ở Ấn Độ giành được ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 6, hơn 400 triệu cử tri châu Âu ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bầu 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới. Các nhà phân tích cho rằng cuộc bầu cử này có thể là một cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của châu Âu.

Campuchia đang chuẩn bị khởi công dự án kênh Funan Techo nối sông Mê Kông với biển với tổng kinh phí đầu tư 1,7 tỷ USD. Kênh đào trị giá tỷ đô này dự kiến sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế lớn cho Campuchia. Tuy nhiên, dự án cũng vấp phải những nghi ngại về tác động đối với hệ sinh thái và nguồn nước sông Mê Kông.

Nam Á là nơi sinh sống của khoảng 1/5 dân số thế giới. Khu vực này đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của thời tiết khắc nghiệt .

Khi Israel kiên quyết với mục tiêu phải tiêu diệt Hamas, còn Hamas muốn Israel lập tức rút quân khỏi Gaza, kế hoạch hoà bình mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đề ra là điều xa vời.

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, nhưng đà tăng trưởng đang bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực bất động sản khiến đất nước tỷ dân liên tục đưa ra nhiều biện pháp giải cứu.

Công ty phân tích dữ liệu GlobalData khẳng định thị trường xe điện thương mại và xe điện chở khách sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 15,9% giai đoạn 2023-2035, .

Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và xin cấp phép thương mại, Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa taxi bay vào kinh doanh thương mại vào năm 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu nếu các nước NATO để Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Việc Thủ tướng Anh Rishi Sunak quyết định tổ chức tổng tuyển cử sớm đã khiến cả xứ sở sương mù bất ngờ, bởi các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Đảng Bảo thủ cầm quyền nhiều khả năng chịu thất bại nặng nề trước Công đảng đối lập.

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đang đến gần, làm sóng bạo lực nhằm vào các chính khách gia tăng cho thấy những chia rẽ chính trị sâu sắc trong lòng châu Âu.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.

Việc Ukraine không tổ chức bầu cử khi nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc vào ngày 20/5 đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai chính trị của Ukraine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với 88 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án. Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng.

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành cải tổ nội các. Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu.

Trong bối cảnh máy bay không người lái (UAV) xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến trên chiến trường, nhiều quốc gia đã đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí chuyên dụng để khắc chế UAV. Hệ thống Leonidas của Mỹ là một trong số đó. Leonidas được xem là khắc tinh của UAV, bởi hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đợt tấn công quy mô lớn của các UAV cỡ nhỏ.

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.