Kỳ vọng du lịch Thủ đô trong năm 2024
Hà Nội - 'trái tim' của cả nước, luôn mang trong mình sức hấp dẫn lạ kỳ đối với du khách nhờ nguồn lực nội tại được tạo nên từ bề dày truyền thống văn hóa - lịch sử, thiên nhiên phong phú, con người thân thiện và nền ẩm thực đa dạng. Những nguồn lực ấy đã định hình một Hà Nội - điểm đến hàng đầu châu Á vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa thâm trầm cổ kính vừa sôi động và phát triển.
Tour âm nhạc trên xe bus hai tầng
Chắc hẳn những người dân thủ đô Hà Nội đã từ lâu rất quen thuộc với những chiếc xe bus hai tầng màu đỏ chạy xung quanh những điểm di tích, khu du lịch nổi tiếng. Ban đầu những chuyến xe bus này được khai thác chủ yếu phục vụ khách du lịch vào ban ngày, sau đó có thêm tour du lịch đêm. Thời gian gần đây, những chiếc xe được cải tiến, đổi mới với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như Tour âm nhạc, thơ ca. Đó cũng chính là một trong sản phẩm mới của du lịch Hà Nội trong dịp đầu năm mới nhằm thu hút và đem đến những trải nghiệm mới cho du khách trong nước và quốc tế khi đến với Thủ đô.
Du khách Thủ đô từ lâu đã không còn xa lạ với hình ảnh những chiếc xe bus đỏ hai tầng chạy xung quanh các điểm di tích, khu du lịch nổi tiếng. Nhưng có lẽ tour âm nhạc mộc mạc Acostic diễn ra mỗi tháng một lần sẽ là một điểm mới lạ thu hút nhiều du khách Việt Nam và quốc tế trong thời gian gần đây. Họ sẽ có những trải nghiệm khác biệt khi ngắm cảnh thành phố Hà Nội từ trên cao vào buổi tối, trong không gian âm nhạc theo chủ đề.
Tour âm nhạc đặc biệt hàng tháng là một điểm sáng giúp du khách thấy thêm yêu Hà Nội qua các tác phẩm âm nhạc, biểu diễn trong một sân khấu đặc biệt, với diện tích khiêm tốn, không ánh đèn lung linh như những sân khâu khác, nhưng lại mang đến cho người nghe cảm giác rất riêng và gần gũi.
Đây là một trong 15 tour du lịch đêm đặc sắc của Thủ Đô Hà Nội, tạo điểm nhấn rất riêng biệt, khiến du khách say mê không chỉ vẻ đẹp của Hà Nội về đêm, mà còn đắm chìm trong thơ ca, âm nhạc và những câu chuyện về Hà Nội.
Nhiều sản phẩm mới thu hút du khách
Đầu năm mới 2024, ngành du lịch Thủ đô đã khởi sắc khi đón hơn 400 nghìn lượt khách chọn Hà Nội làm điểm đến vui chơi đón năm mới. Để làm được điều đó, du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch. Nhằm thu hút và tạo sức hấp với du khách trong nước và nước ngoài trong kỳ nghỉ Tết, Hà Nội đã tung ra nhiều sản phẩm du lịch với địa điểm với trải nghiệm mới, hấp dẫn như tour đêm tại Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích nhà tù Hỏa Lò, đạp xe đêm...
Từ tết Dương lịch đến nay, Khu di tích cổ loa Huyện Đông Anh đón hàng chục nghìn lượng du khách về đây. Khu di tích này thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên và các bạn trẻ, bởi cách làm mới mẻ và có nhiều không gian đẹp, giúp các bạn trẻ vừa tìm hiểu lịch sử, vừa có thể lưu giữ cho mình những khoảnh khắc đẹp
Là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước, bên cạnh các hoạt động truyền thống thì dịp tết cổ truyền năm nay, tại đây còn có các hoạt động: thăm quan, triển lãm, bắn nỏ, bắn cung… thu hút du khách thập phương và cả du khách nước ngoài
Việc ngành du lịch Thủ đô tổ chức nhiều tour du lịch và sự kiện chào đón năm mới 2024 đã thu hút một lượng lớn khách du lịch. Riêng ba ngày Tết Dương: ngành du lịch Thủ đô đã đón 402.000 lượt khách, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 72.000 lượt khách, tăng 2,1 lần. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều điểm di tích cũng thu hút lượng lớn du khách. Khu du lịch hồ Hoàn Kiếm – phụ cận và khu vực phố cổ Hà Nội đón khoảng gần 150.000 lượt khách, Vườn thú Hà Nội đón 24.653 lượt khách, di tích Nhà Tù Hỏa Lò đón 6.090 lượt khách, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón 15.500 lượt khách.
Tại Hoàng Thành Thăng Long đón 9.098 lượt khách. Phố đi bộ thị xã Sơn Tây, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm và Quốc Oai đón từ 4000-10.000 lượt khách/điểm.
Những điểm vui chơi dịp tết Nguyên đán
Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim lại háo hức đón chờ - Tết Nguyên đán từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá Việt. Tết đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, là dịp để hướng về cội nguồn, mang giá trị tâm linh cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt. Được biết đến là mảnh đất với nguồn tài nguyên di sản văn hoá, nơi lưu giữ hồn cốt, tinh hoa, những nét vàng son suốt dặm dài lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Tại Thủ đô, có rất nhiều điểm đến để khám phá, tìm hiểu, trong đó phải kể đến Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - nơi sẽ diễn ra những lễ hội ngày xuân linh thiêng, rạng rỡ của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Chương trình "Happy Tết" vào dịp tết Nguyên đán các năm vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Tiếp nối thành công đó, "Happy Tết 2024" dự kiến diễn ra từ ngày từ ngày 24 - 28/01/2024 (tức từ ngày 14 - 18 tháng Chạp năm Quý Mão) tại Hoàng Thành Thăng Long là sự kết hợp độc đáo của nét truyền thống Tết cung đình xưa với văn hoá Tết nay tạo nên không gian lan toả, linh thiêng và sống động. Với quy mô 3.000 - 3.500m2, được thiết kế, trang trí hoành tráng, công phu và đầy sáng tạo đã giới thiệu ngày Tết truyền thống, điểm đến du lịch, giá trị văn hóa, di sản... các vùng miền trên cả nước. Chương trình "Happy Tết 2024" cũng là điểm đến xúc tiến và quảng bá du lịch dịp Tết và về quê ăn Tết của bà con kiều bào nước ngoài, du khách quốc tế đến với Thủ đô, là nơi kết nối giao thương của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư tại Hà Nội, cũng là nơi để quảng bá các giá trị văn hóa, di sản, trưng bày sản phẩm, hàng tiêu dùng chất lượng cao phục vụ người dân trong dịp Tết.
Chuỗi hoạt động "Chợ phiên - Chào năm mới 2024" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu tới du khách những nét văn hóa đầu xuân mới qua văn hóa ẩm thực cùng các nghi lễ, phong tục tập quán của các dân tộc. Điểm nhấn của chuỗi hoạt động là phiên chợ vùng cao ngày Tết, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao đón chào năm mới 2024. Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, ẩm thực.
Còn tại Công viên Thống Nhất sẽ tổ chức lễ hội "Miền hoa" với nhiều loại hoa độc đáo khoe sắc; Trình diễn thời trang áo dài tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Những ngày trước Tết Âm lịch, Hà Nội cũng tổ chức 83 điểm chợ hoa Xuân để người dân có thể thưởng ngoạn và mua sắm. Sản phẩm trưng bày tại các chợ hoa gồm các loại hoa, cây, quả cảnh, đồ thủ công mỹ nghệ... và các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Ngoài ra sẽ có các Hội chợ xúc tiến quảng bá sản phẩm nông sản OCOP gắn với quảng bá du lịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sơn Tây.
Còn tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Số 2 phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội), từ ngày 26/1 đến hết 1/2 sẽ diễn ra Hội Xuân Giáp Thìn 2024. Hội xuân nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, đồng thời là địa chỉ mua sắm, vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân Thủ đô trong dịp Tết. Trong khuôn khổ Hội xuân sẽ diễn ra triển lãm "Vũ điệu Bách Long", trưng bày 100 tác phẩm độc bản thể hiện linh vật rồng.
Đặc biệt, trong đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 quận, huyện với 31 vị trí. Trong đó, mỗi quận/huyện sẽ bắn pháo hoa tại một vị trí, riêng quận Hoàn Kiếm 2 vị trí; có 9 vị trí bắn pháo hoa tầm cao với 600 quả tại 1 vị trí và 22 vị trí bắn pháo hoa tầm thấp. Như vậy, người dân Thủ đô ở tất cả các quận, huyện đều có cơ hội chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa rực rỡ để chào đón năm mới.
Kỳ vọng du lịch Hà Nội 2024
Với lợi thế gần 6000 di tích lịch sử, hơn 1350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch tham quan, trải nghiệm di tích - làng nghề, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch golf.
Xác định du lịch Thủ đô còn gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn vị lữ hành, lưu trú chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19, ngành Du lịch đặt ra chương trình hành động quyết liệt hơn.
Năm 2024, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với năm 2023. Trong đó, có 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 25% so với năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2023. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60%, tăng 2 điểm % so năm 2023.
Để đạt mục tiêu đề ra, Hà Nội đang ưu tiên xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản - di tích, làng nghề theo tuyến: từ Trung tâm Hà Nội đi các huyện Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên; từ Hà Nội đi các huyện: Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, tuyến Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì. Ngoài ra, Hà Nội chủ trương phát triển các sản phẩm du lịch là thế mạnh như: Du lịch ẩm thực, du lịch kết hợp hội nghị - hội thảo - sự kiện - khen thưởng, du lịch chăm sóc sức khỏe…
Sự nỗ lực trong việc đổi mới, xây dựng sản phẩm dựa trên nền tảng truyền thống và những tiềm năng sẵn có đã giúp ngành du lịch Thủ đô thu hút lượng lớn du khách ngay trong những ngày đầu năm. Đặc biệt, với một loạt danh hiệu mà ngành du lịch Thủ đô đạt được trong năm 2023, như: Hà Nội là Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới, Điểm đến Thành phố Golf tốt nhất thế giới; 108/103 nhà hàng được Michelin Guide tuyển chọn; trong đó có ba nhà hàng đạt 1 sao Michelin. Đó là những kết quả đáng kích lệ để năm 2024, thủ đô Hà Nội tiếp tục khởi sắc và bứt phá, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.
Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.
Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.
Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.
Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.
Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.
Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.
Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.
Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.
Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.
Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.
Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.
Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.
Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.
Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.
Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.
Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.
Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.
Tối ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".
Tròn 1 năm thành lập, CLB văn hóa áo dài Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 38 nhà thiết kế áo dài từ mọi miền Tổ quốc đã dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".
Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.
Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.
Tại Bảo tàng Hà Nội, vào tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại Bảo tàng Hà Nội và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Nhiều cổ vật được tìm thấy ở Huế được đưa đến TP. HCM và trưng bày triển lãm tại Bảo tàng thành phố.
Sáng 9/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo khoa học: “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn dự.
0