Kỳ vọng 'hồi sinh' các dòng sông nội đô | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội quyết “giải cứu” các dòng sông bị ô nhiễm; Chợ Mai Động có bất ngờ đóng cửa? tiểu thương sẽ về đâu?... là những nội dung chính sẽ có trong chương trình hôm nay.

Kỳ vọng hồi sinh những dòng sông đang bị ô nhiễm 

Hà Nội có 5 con sông cũng là kênh tiêu thoát nước chính của khu vực nội đô gồm: Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và sông Nhuệ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các con sông này đều trong tình trạng ô nhiễm, nước đen đặc, bốc mùi hôi thối. Khi tỷ lệ nước thải được xử lý tại Hà Nội chưa đến 30%, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được kỳ vọng sau khi đi vào vận hành sẽ giải quyết được 50% tổng lượng nước thải của thành phố, góp phần hồi sinh những dòng sông đang bị ô nhiễm.

Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ, đưa nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vào vận hành trong năm nay là mục tiêu Hà Nội đặt ra.

Sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm nặng nề do mỗi ngày dòng sông này phải nhận trực tiếp hơn 160.000 m3 nước thải sinh hoạt của hàng triệu cư dân thành phố.

Trước đó, tại buổi kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Dự án không chỉ có ý nghĩa đối với việc đạt chỉ tiêu xử lý nước thải, phục vụ gần một triệu dân của 6 quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì, mà còn góp phần làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như Tô Lịch, Lừ, Sét.

Bí thư Hà Nội Hà Nội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Ban Quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp là chủ đầu tư phối hợp cùng các sở, ngành chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3, sớm đấu thầu lựa chọn nhà thầu ngay trong năm nay; đẩy nhanh tiến độ thi công gói thầu số 4.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra công trường Gói thầu số 2 thi công khoan kích ngầm, Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (ngày 28/02/2024).

Dọc tuyến đê sông Nhuệ qua địa bàn huyện Thường Tín những đoạn chưa được xây kè và nạo vét, nhiều vị trí nền đường bằng đất đi lại rất khó khăn. Các vị trí đã được Nhà nước và nhân dân xây dựng bằng bê tông qua hàng chục năm đã bị xuống cấp, hư hỏng… Mới đây, Dự án cải tạo nâng cấp đê sông Nhuệ qua 5 xã của huyện Thường Tín đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, có tổng mức đầu tư hơn 107 tỷ đồng triển khai trong giai đoạn 2023 - 2025. Dự án là niềm mong mỏi bấy lâu của người dân.

Quy mô đầu tư xây dựng đường đê có tổng chiều dài 4,931km, gồm cải tạo, nâng cấp bờ hữu sông Nhuệ thuộc xã Khánh Hà, Tân Minh, Nghiêm Xuyên dài 2,61km và bờ tả sông Nhuệ thuộc xã Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang dài 2,321km. Gia cố kè chống sạt lở bờ sông đoạn qua khu dân cư thôn Liễu Nội với chiều dài 558m và từ cống tiêu xóm Đầm Hai đến cầu Đen thuộc địa phận xã Khánh Hà dài 107m.

Cùng với đó, nạo vét khơi thông dòng chảy đoạn từ trạm bơm Liễu Nội 1 đến cầu Đen, xã Khánh Hà dài 685m. Gia cố kè chống sạt lở chân đê phía đông các đoạn qua ao, vị trí thấp trũng bảo đảm an toàn công trình, hạn chế phát sinh GPMB tránh ảnh hưởng đến khu dân cư. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cống tưới tiêu và hệ thống rãnh thoát nước đoạn qua khu dân cư bị xuống cấp…

Dự án hoàn thành bảo đảm kết nối đồng bộ với các đoạn được đầu tư trên toàn tuyến, phục vụ công tác quản lý hệ thống công trình thủy lợi, góp phần bảo đảm hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân…

nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được kỳ vọng sau khi đi vào vận hành sẽ giải quyết được 50% tổng lượng nước thải của thành phố.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Những dòng sông trong thành phố Hà Nội từng được coi là “long mạch”, là con đường giao thương, cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho Thủ đô. Thể hiện quyết tâm cải tạo các dòng sông, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề án "Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét" …

Vấn đề ô nhiễm các dòng sông là vấn đề chung của nhiều đô thị trên nước ta. Ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho rằng: Muốn xử lý tận gốc ô nhiễm môi trường tại các con sông, thì trước hết phải gia tăng xử lý nước thải cùng với việc xây dựng nhà máy nước thải. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đồng bộ nhiều hệ thống khác đi kèm. Với dự án đang triển khai đã có thiết kế hạ tầng trạm xử lý, nhà máy, cơ quan quản lý cần đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng quy định thì mới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài, bền vững cũng cần tăng cường chế tài đối với các hành vi vô trách nhiệm, gây ô nhiễm nguồn nước.

PGS.TS Bùi Thị An  - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng thì cho rằng, Hà Nội cần quan tâm hơn đối với khâu quy hoạch, tránh sự chồng chéo. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Cũng cần xem xét phương án cải tạo hệ thống sông, hồ điều hòa nhằm tạo ra sự kết nối với hệ thống thoát nước đô thị.

Chợ Mai Đông sẽ đóng cửa để bàn giao mặt bằng sạch cho dự án xây dựng đường Tam Trinh

Chợ Mai Động có bất ngờ đóng cửa? tiểu thương sẽ về đâu?...

Chợ Mai Động tại quận Hoàng Mai, Hà Nội có bất ngờ đóng cửa, khiến tiểu thương không còn chỗ kinh doanh đang là câu hỏi đang được dư luận quan tâm.

Chợ Mai Động là một trong những khu chợ dân sinh lâu đời và sầm uất bậc nhất khu vực quận Hoàng Mai. Với gần 300 ki-ốt hoạt động, thế nhưng thời điểm hiện tại, các ki-ốt bán hàng trong chợ đã di dời gần hết. Tại đây chỉ còn lác đác vài hàng bán rau quả và một số tiểu thương còn nấn ná do đã nhập quá nhiều hàng chưa thể bán hết, họ mong muốn có thêm thời gian giải quyết số hàng tồn đọng, thu chút vốn liếng.  Việc mấy chục năm gắn bó với khu chợ và đã có một lượng khách hàng quen không nhỏ, song lại phải rời đi là điều không dễ dàng với các tiểu thương.

Theo UBND phường Mai Động, việc đóng cửa chợ để giao mặt bằng sạch cho dự án xây dựng đường Tam Trinh được thực hiện theo các thông báo từ UBND quận Hoàng Mai. Quận đã xây dựng chính sách cho 300 tiểu thương kinh doanh tại chợ Mai Động. Theo đó là các mức áp giá hỗ trợ cho từng tiểu thương sẽ khác nhau, ưu tiên cho các hộ có đăng ký kinh doanh, nộp thuế môn bài với mức hỗ trợ cho mỗi hộ bằng mức lương tối thiểu nhưng không quá 6 tháng. Đối với việc đầu tư thêm tại các ki-ốt, hiện đang thống kê, kiểm đếm để có thêm mức hỗ trợ. Đồng thời hướng dẫn các tiểu thương đăng ký tái kinh doanh ở các điểm chợ mới khi có nhu cầu.

Ngày 22/2/2024, Ban Quản lý chợ ban hành thông báo về việc đóng các cửa ngách, cửa phụ ra vào chợ Mai Động và đóng cửa chợ từ ngày 29/2/2024. Sau ngày 29/02, một số hộ kinh doanh chưa hoàn thành việc chuyển hàng hóa đi, Ban quản lý chợ quận Hoàng Mai tiếp tục phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện để các hộ kinh doanh có thời gian sắp xếp, di chuyển hàng hóa đến địa điểm kinh doanh mới.

Thời điểm hiện tại, các ki-ốt bán hàng trong chợ đã di dời gần hết, tại đây chỉ còn lác đác vài hàng bán rau quả.

Một chợ dân sinh có thể hoạt động ổn định cần rất nhiều yếu tố từ cơ quan quản lý đến sự phối hợp người dân và chính các tiểu thương. Do đó, để hỗ trợ cho các tiểu thương khi chuyển về chợ Lĩnh Nam, UBND phường Lĩnh Nam, cho biết, ban quản lý chợ và chính quyền đã có thư ngỏ đến 32 hộ tại chợ Mai Động. Theo đó, trong vòng 3 năm sẽ không thu phí, đồng thời giải phóng mặt bằng đường giao thông Lĩnh Nam, cải tạo hệ thống chợ, đảm bảo hạ tầng tốt nhất để bà con có thể hoạt động kinh doanh lâu dài. Công tác, giải phóng mặt bằng đối với chợ Mai Động cũng đã được UBND quận Hoàng Mai thực hiện đúng quy định. Quận đã chủ động đề xuất báo cáo UBND thành phố chấp thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ tiểu thương; có phương án bố trí địa điểm để các hộ có nhu cầu tái kinh doanh. Trên tinh thần là cùng với việc tiếp tục vận động, thuyết phục người dân, quận tập trung mọi nguồn lực, triển khai đúng lộ trình, đúng quy định của pháp luật, để bảo đảm công tác, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án xây dựng đường Tam Trinh đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàng Mai.

Khi chợ đã giải tỏa, việc buôn bán kinh doanh của các hộ dân sẽ không còn ý nghĩa. Do đó, người dân cần đồng thuận với chủ trương và sớm di dời, để quận Hoàng Mai có thể sớm triển khai đường Tam Trinh, một dự án trọng điểm - tuyến đường chính trong một phần của quy hoạch tổng thể giao thông trên địa bàn quận Hoàng Mai, có nhiệm vụ kết nối đường Vành đai 2 với đường Vành đai 3.

User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ có thêm hai quận mới; Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông lãi tăng vọt nhờ đâu?; Hà Nội hỗ trợ tới 100% phí phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất; Hà Nội nỗ lực khôi phục vùng sen bách diệp; Cụ bà 6 lần chuyển 18 tỷ cho 'công an rởm'… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ thông tin cá nhân; Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; Xuất khẩu nông sản đã mang về cho ngành Nông nghiệp Thủ đô hơn 1,35 tỷ USD... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc đang thu hút lượng lớn du khách; Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra đột xuất việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay; Liên tiếp bắt giữ các vụ thực phẩm bẩn tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lập Tổ công tác đôn đốc triển khai đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM; Cầu vượt thép Mai Dịch sẽ được thông xe vào ngày 6/5; Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước. Đây là yêu cầu của Chính phủ tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Đang giữa cái nắng nóng 39-40 độ C, hai hôm nay thời tiết Hà Nội bỗng mưa dông, sấm chớp và se lạnh khiến nhiều người không khỏi băn khoăn về những dị thường của thời tiết trong thời gian gần đây.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; 5 ngày nghỉ lễ, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; Từ 2/5, thí sinh đăng ký thi tốt THPT năm 2024... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục; Từ 2/5, sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Kỳ nghỉ lễ năm nay, lượng du khách không tăng đột biến... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Việt Nam thu hút thêm gần 9,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong 4 tháng đầu năm, trong đó Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD; Nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu dịp nghỉ lễ đang diễn ra tại Hà Nội; Người dân cần cảnh giác chiêu trò lừa đảo dịp lễ là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Có nên phạt nguội đối với người đi xe máy vi phạm luật?; Hệ lụy của tình trạng "chặt chém" khách du lịch; Giá chung cư Hà Nội tăng kỷ lục trong vòng 5 năm qua;... là những nội dung sẽ có trong chương trình hôm nay.

Ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội sẽ đóng góp khoảng 5% GRDP; 95% giao dịch thu phí gửi xe không dùng tiền mặt thành công; Chuẩn bị phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn;… là những nội dung sẽ có trong chương trình hôm nay.

Sở Nội vụ Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở; UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024 với 215 chỉ tiêu.

Nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam; liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm khi kỳ nghỉ hè của học sinh còn chưa bắt đầu; Quốc tế đánh giá cao thành tựu phát triển con người của Việt Nam… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới; Đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5; Hanoi On, giải pháp mới ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” với nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 28/4; hai phóng viên của báo điện tử VnExpress và Thời báo VTV khi đang tiến hành tác nghiệp gần khu vực xảy ra vụ cháy ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) bị một nhóm người hành hung gây thương tích... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu được nhận trợ cấp hưu trí; Hà Nội sắp khởi công cây cầu hơn 16.000 tỷ đồng nối hai bờ sông Hồng; Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 diễn ra từ 25 đến 28/4… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID; Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đêm; Hơn 50% học sinh cấp tiểu học ở Hà Nội bị chứng béo phì... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Những tín hiệu tích cực về văn hóa đọc của người Hà Nội; Hà Nội kiểm tra đột xuất lĩnh vực an toàn thực phẩm; Mưa đá, giông sét xảy ra ở nhiều quận huyện tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Quảng bá du lịch Thủ đô Hà Nội qua MV của Kenny G; Hà Nội tăng cường hơn 700 xe phục vụ dịp 30/4 - 1/5; Hà Nội có thêm hai điểm cấp đổi giấy phép lái xe từ tháng 5 tới... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Quảng cáo sính ngoại và nỗi buồn tiếng Việt; Mỗi năm, Hà Nội giảm hơn 4000 trẻ sơ sinh; WHO cảnh báo nguy cơ nhiễm cúm gia cầm sang nhiều loài mới... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành về Chỉ số cải cách hành chính; Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc thổi giá chung cư; Đền Hùng đón khoảng 500.000 khách trong ngày Giỗ Tổ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Khởi công 1-2 dự án cải tạo chung cư cũ trong năm 2025; Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị; Hà Nội sẽ tích hợp hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về ATTP... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Nền nhiệt Hà Nội mùa hè năm nay lên đến 45 độ C; Hà Nội thiếu hàng chục nghìn mét khối nước vào mùa hè năm nay; Biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc sắc tại phố đi bộ Hồ Gươm... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai mô hình 'Kiểm soát an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh trường học' với mục tiêu ngăn chặn thực phẩm “bẩn” len lỏi vào học đường; Hà Nội là điểm đến an toàn của du khách quốc tế; Dự báo mùa hè năm nay sẽ có các đợt nóng gay gắt và có thể xuất hiện giá trị nhiệt độ cao kỷ lục… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hơn ba triệu hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực, ai chịu trách nhiệm?; Kế hoạch nhỏ vì mục tiêu lớn; Hà Nội sẽ có tuyến du lịch di sản và làng nghề... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội cấm tuyệt đối báo trước kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm; Công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quý I, lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp có xu hướng giảm… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay

Đến năm 2035 Hà Nội sẽ có 400 km đường sắt đô thị; Quảng cáo ngoài trời cần được quy hoạch để phát triển; Hà Nội quyết tâm khắc phục ô nhiễm không khí... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ; Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt; Giả mạo cán bộ thuế để lừa đảo người nộp thuế… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng trong quy hoạch chung Thủ đô; Giải phóng mặt bằng dự án đường trục phía Nam Hà Nội; Huyện Quốc Oai sẽ trình diễn máy bay không người lái và tổ chức nhiều hoạt động hấp tại lễ hội chùa Thầy năm 2024.. là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội bổ sung hơn 2.600 biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024; Gần 38% học sinh tiểu học thừa cân, béo phì, Hà Nội triển khai mô hình can thiệp; Hơn 1,6 triệu người sở hữu từ 4 - 9 SIM di động... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội xây, sửa nhà ở cho 725 hộ nghèo, cận nghèo; Cách tính lương cho người lao động đi làm xuyên kỳ nghỉ lễ; Cảnh giác trước chiêu trò thuê xe tự lái để cầm cố… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hiến máu không còn là phong trào, mà trở thành hoạt động thường xuyên; Quảng bá du lịch Hà Nội qua Lễ hội 'Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ'; Hà Nội yêu cầu kịp thời thông tin các cơ sở nguy cơ mất an toàn thực phẩm... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, người lao động cả nước có thể sẽ được nghỉ dài 5 ngày liên tiếp; Dự báo thiếu hơn 55.000 biên chế giáo viên mầm non; Trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít nước ngọt mỗi tuần… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích phải hoàn thành vào cuối năm 2024; Hà Nội yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan thực hiện thí điểm hoạt động trông giữ xe không dùng tiền mặt để thanh toán ngay trong tháng tư; Rủi ro đằng sau những hợp đồng góp vốn hứa hẹn lãi suất “khủng”… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội thay mới rào chắn đường dành riêng cho xe đạp; Học sinh phải thi để dùng kết quả xét tuyển vào lớp 10 trường tư thục; Phụ huynh băn khoăn khi trường THCS Giảng Võ tách thành hai trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Dừng tuyển sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; Chỉ số PAPI của Hà Nội cao nhất 5 thành phố trực thuộc Trung ương; Ngày 10/10, Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Năm 2025 vận tải công cộng Thủ đô đáp ứng 30-35% nhu cầu; Đề xuất tuyển người có trình độ cao đẳng để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (2/4)... là những tin chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để không lặp lại tình trạng thiếu điện mùa nắng nóng; Lần đầu tiên Việt Nam chính thức bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon rừng và thu về 51,5 triệu USD, tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng; Hơn 1.600 trường hợp học sinh tại Hà Nội vi phạm luật giao thông chỉ trong ba tháng đầu năm 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ làm xanh lại hình các dòng sông; Trường phổ thông tại Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ; Doanh thu du lịch quý I của Hà Nội ước đạt trên 25 nghìn tỷ đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay